Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn La. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 9, 2022

Hang Táu - ngôi làng nguyên sơ ở Mộc Châu

Nằm cạnh bìa rừng, Hang Táu không điện, không Internet, không sóng điện thoại, chỉ có tiếng gia súc và trẻ con chơi đùa.

Trở về sau chuyến khám phá Hang Táu (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu), Nguyễn Hồng Dương (24 tuổi, Hà Nội) quyết định giữ lại những bức ảnh nguyên bản nhất, không chỉnh sửa, bởi quá ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.

17 thg 9, 2022

Thác Dải Yếm - Sơn La

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ khiến du khách ghé thăm dòng thác này đắm chìm trong cảm giác sảng khoái khó tả...

Cách đây ít ngày, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành bộ tem “Thác nước Việt Nam” nhằm góp phần quảng bá vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Bộ tem tái hiện hình ảnh 4 thác nước nổi tiếng ở các vùng miền Việt Nam, trong đó có thác Dải Yếm ở Sơn La (phía trên, bên trái)

6 thg 9, 2022

Sơn La vào mùa táo mèo

Mùa thu về cũng là lúc những quả táo mèo chín trĩu cành ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La níu chân du khách.


Trần Thương (Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin có niềm đam mê nhiếp ảnh và du lịch. Anh cho biết thu là mùa đẹp nhất và cũng là mùa thu hoạch của các loại cây trồng trong năm. Mùa thu đến vùng cao ở bản Nậm Nghiệp (Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La), bạn sẽ thích thú khi những quả táo mèo (còn gọi quả sơn tra) chín trĩu cành.

14 thg 8, 2022

Hồ Suối Chiếu – Điểm đến hấp dẫn trên mảnh đất Phù Hoa

Suối nước trong veo, mặt hồ xanh biếc, mái nhà sàn thấp thoáng đôi bờ... Vẻ đẹp yên bình, nên thơ của hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) làm nao lòng bất cứ ai khi có dịp ghé thăm.

Hồ Suối Chiếu là công trình thủy lợi có quy mô hơn 50 ha, với dung tích trên 4 triệu m³ nước, từ hai con suối chính là suối Chiếu và suối Lạt.

11 thg 8, 2022

Nét đẹp say lòng du khách tại vùng đất cửa ngõ Sơn La

Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... Bức tranh sơn thủy hữu tình ấy đã làm say lòng du khách khi có dịp đến Vân Hồ - huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La.

Đúng hẹn, cứ mỗi thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) lại nhộn nhịp phiên chợ mang đậm bản sắc vùng cao. Các gian hàng tại đây được dựng nên từ những chiếc lán nhỏ làm bằng tre, nứa, mộc mạc giữa vườn mận nên thơ.

Ngoài 42 gian hàng với đa dạng sản vật đặc trưng của bà con đồng bào Mông, như thịt trâu gác bếp, măng muối chua, măng sấy khô, các loại rau, củ, quả, công cụ sản xuất, sản phẩm thổ cẩm và trang phục dân tộc... Chợ phiên Chiềng Đi 2 còn thu hút du khách bởi tiếng chày giã bánh rộn ràng, những trò chơi dân gian cùng tiếng khèn Mông gọi bạn vang vọng núi rừng.

Chợ phiên Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) thu hút du khách bởi sự mộc mạc, đậm nét truyền thống.

10 thg 8, 2022

Những món đặc sản Mộc Châu nhất định phải thử

Ẩm thực Mộc Châu luôn rất đa dạng và mỗi loại ẩm thực đều có hương vị cũng như sức hút riêng.

Nhắc đến Mộc Châu vùng đất cao nguyên ngoài những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách còn thưởng thức những món ăn đậm chất vùng đất Tây Bắc, cũng có nhiều du khách thắc mắc không biết Mộc Châu có đặc sản gì? Vậy hãy khám phá và tìm hiểu xem khi ghé tham đến địa điểm du lịch này du khách sẽ được thưởng thức những món ăn hấp dẫn nào nhé!

1. Mận Mộc Châu

16 thg 7, 2022

Tết nhảy của người Dao Tiền

Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.

Người Dao tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.

Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.

28 thg 6, 2022

Chợ phiên - điểm chơi đêm mới ở Mộc Châu

Khi mặt trời lặn, du khách nghe bà con dân tộc biểu diễn văn nghệ, thưởng thức đồ nướng ngay tại chỗ, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao...

Nhắc tới du lịch Mộc Châu, du khách sẽ nghĩ tới những thung lũng mận trải dài ngút tầm mắt, những đồi chè xanh hay trang trại bò sữa, vườn dâu. Tuy nhiên, các điểm này chỉ có thể tham quan buổi sáng. Khi mặt trời bắt đầu lặn, Mộc Châu có ít trải nghiệm. Chợ phiên đêm Chiềng Đi tại Bản Art_Stay ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, cách trung tâm thị trấn khoảng 8 km là một gợi ý cho du khách đến Mộc Châu mùa này.

Du khách đến chợ phiên từ khi mặt trời bắt đầu lặn, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao.

3 thg 4, 2022

Món ngon từ hoa ban ở Mộc Châu

Đến Tây Bắc tháng 3-4, nhất là Mộc Châu, bạn nên tìm thử món ăn chế biến từ hoa ban, không chỉ đẹp mà còn ngon.

Không chỉ mang vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc, hoa ban còn được các cô gái Thái chế biến thành nhiều món ăn ngon từ xa xưa. Đến nay, các nhà hàng, homestay ở Mộc Châu vẫn duy trì vốn văn hóa ấy với đôi chút biến tấu để đưa vào thực đơn nhà hàng, làm nức lòng các tín đồ ẩm thực.

Hoa ban, nụ ban sẽ được khéo léo bứt khỏi cành, chọn bông lành lặn, không thối, nát đem về chần sơ để ráo. Nhiều người tỉ mỉ bỏ cuống để bớt chát nhưng cũng có người thích ăn cả cuống vì thích vị chát, bùi mà giòn. Thành phẩm hoa ban sẽ tùy theo các món ăn mà chế biến. Dưới đây là một vài món ăn từ hoa ban ở Mộc Châu khách du lịch có thể thưởng thức vào mùa này.

13 thg 3, 2022

Lên bản Mông ngắm hoa sơn tra nở trắng núi rừng

Ngay khi vừa đặt chân đến đầu bản Nậm Nghiệp, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những hàng cây sơn tra cổ thụ đang độ ra hoa đẹp nhất.

Sơn tra bung nở dọc hai bên đường dẫn vào bản - Ảnh: QUANG KIÊN

Sơn tra còn có tên gọi quen thuộc là táo mèo, đây là một loài cây đặc trưng, mang lại giá trị kinh tế cho bà con ở các tỉnh Tây Bắc. Trước đây, cây thường mọc tự nhiên ở rừng, sau được người dân đưa về trồng khắp nơi trong bản.

Cứ mỗi độ tháng 3 về, cả bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm hoa sơn tra nở khắp núi rừng. Hiện, diện tích trồng sơn tra ở Nậm Nghiệp lên đến gần 13.000 ha, cây sơn tra không chỉ giúp người dân ở đây cải thiện kinh tế mà còn giàu tiềm năng du lịch.

29 thg 1, 2022

Lẩu sữa tươi Mộc Châu

Nồi lẩu thơm và thanh vị sữa, phù hợp cho bữa tối giữa mùa đông Mộc Châu.

Nồi lẩu có màu trắng trông đẹp mắt và béo ngậy. Ảnh: Trung Nghĩa

Giữa đêm đông, khi sương mù giăng phủ khắp thị trấn, thực khách mở nắp nồi lẩu. Trong làn hơi nước như hòa vào sương, ta sẽ phát hiện ra sự kết hợp bất ngờ giữa thịt bò, đậu phụ với sữa.

19 thg 12, 2021

Về Sơn La xem điệu xòe Thái

Ở vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, ranh giới giữa người xòe và người xem xòe thường không phân biệt rõ ràng. Những người biểu diễn và người xem luôn hòa đồng, cộng cảm cùng nắm tay nhau để hòa chung vào nhịp xòe…

Vòng xòe ngày hội

Sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc gắn với tín ngưỡng đa thần. Trong các lễ hội, người Thái luôn cầu khấn các vị thần linh, tổ tiên trợ giúp cho cuộc sống con người khoẻ mạnh, sung túc; gia súc, gia cầm sinh sôi nảy nở; mùa màng tươi tốt bội thu. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, mọi người lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành, phát triển và hoàn thiện, mô phỏng những bước đi của cha ông khai phá đất đai, làm nương, trồng lúa, lấy nước.

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

5 thg 8, 2021

Độc đáo cây cô đơn thu hút giới trẻ ở thiên đường mây Tà Xùa

Hình ảnh cây cô đơn đứng sừng sững giữa mây trời Tà Xùa khiến nhiều người thích thú.


Săn mây Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là trong thời điểm săn mây đẹp nhất từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Để đến được Tà Xùa, du khách phải di chuyển từ Hà Nội đến thị trấn Bắc Yên và thuê xe máy lên Tà Xùa khoảng 20km.

Con đường di chuyển đến đỉnh Tà Xùa cực kỳ khó khăn nên đòi hỏi người điều khiển phương tiện phải có tay lái thật chắc chắn. Có những con dốc liên tiếp nhau, trơn trợt và có những đoạn chênh vênh khi một bên là vách núi một bên là vực sâu. Tà Xùa quả nhiên không dành cho những người yếu tim yếu sức.

4 thg 8, 2021

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

3 thg 4, 2021

Lên Tà Xùa ngắm rừng hoa táo mèo giữa lưng chừng trời

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La là một điểm du lịch, dã ngoại nổi tiếng vùng Tây Bắc. Mảnh đất lưng chừng trời này, du khách được thỏa thích thả hồn vào mây trời, săn ngắm phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Hoa táo mèo nở trắng miền sơn cước tháng 3

8 thg 3, 2021

Đậm đà món thịt trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Đồng bào Thái Tây Bắc văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó phải kể đến các món ăn được chế biến từ thịt trâu - ăn một lần là nhớ mãi hương vị thơm ngon đặc trưng, riêng có.

Từ nguyên liệu thịt trâu, đồng bào Thái đã chế biến ra rất nhiều món ăn mang đặc trưng núi rừng Tây Bắc như: Nộm da trâu, lạp trâu, trâu nướng, pịa trâu, hoa ban nấu canh xương trâu, đuôi trâu nấu canh vón vén… Trong đó không thể thiếu món thịt trâu gác bếp. Trâu gác bếp với cách làm không quá cầu kỳ, nhưng lại đòi hỏi người chế biến có đủ nhạy cảm trong việc pha chế gia vị.

Chị Quàng Thị Hiên ở Bản Là, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La cho biết: “Để miếng thịt trâu gác bếp ngon ta phải thái dọc thớ con trâu rồi đem ướp ớt, gừng, tỏi, muối và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén. Sau khi miếng thịt ngấm gia vị, thì bắt đầu xâu thịt vào xiên và gác lên bếp lửa hong khô. Món thịt trâu gác bếp rất có ý nghĩa với bản sắc dân tộc Thái Đen. Trong mâm cơm ngày Tết của dân tộc Thái thì không thể thiếu món thịt trâu gác bếp này”.

Các món ăn chế biến từ thịt trâu trong mâm cơm Tết của đồng bào Thái.

3 thg 3, 2021

Gạo nếp tan Mường Và thơm ngon nức tiếng

Mường Và là xã trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, với diện tích hơn 200ha. Hạt gạo nếp tan Mường Và to, tròn, trắng, khi xôi lên có độ dẻo thơm rất đặc trưng. Vì thế, giống nếp này đã trở thành giống lúa đặc sản nổi tiếng của huyện Sốp Cộp.

Bà Lò Thị Pâng, người cao tuổi ở bản Mường Và, xã Mường Và cho biết, không biết gạo nếp tan Mường Và có từ bao giờ, từ thời cha ông đã có giống nếp này, rồi cứ vậy, thế hệ này để lại cho thế hệ sau, bà con gọi là khảu tan nhe ( Nếp tan).

Nếp tan Mường Và có loại tan Hin, tan Nhe, tan Đỏ. Đây là những giống lúa địa phương được các thế hệ người Thái, người Lào ở đây gìn giữ, để lại cho con cháu đến bây giờ. Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với giống lúa đã tạo nên hạt gạo nếp tan có tiếng thơm ngon, cho năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha. Với diện tích gieo cấy hơn 200ha, sản lượng thóc nếp của xã đạt trên 900 tấn thóc một năm. Đặc biệt, nếp tan Mường Và có hạt to tròn, mẩy, khi đồ xôi, hoặc nấu cơm nếp rất thơm dẻo để một, hai hôm không cứng.

Lúa nếp tan Mường Và vào vụ chín.

Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La

Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.

Từ xa xưa người Dao Tiền đã làm món thịt chua để ăn Tết, nếu ngày Tết thiếu món thịt lợn muối chua thì không có hương vị của năm mới.

Chia sẻ về món thịt lợn muối chua của đồng bào Dao Tiền, bà Bàn Thị Vinh (bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết, bà được ông bà, bố mẹ truyền lại nên năm nào gia đình cũng chuẩn bị món thịt lợn muối chua từ rất sớm. Tuy là món ăn khá đơn giản được chế biến từ thịt lợn, muối tinh và cơm tẻ nhưng bà con người Dao ở đây đều quan niệm rằng: Trong mâm cơm tiếp khách đến chơi nhà, món thịt chua không chỉ là một ẩm thực độc đáo của người Dao, mà còn tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Thịt chua sau khi ướp, bảo quản trong chum 6 tháng.

2 thg 3, 2021

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Con trâu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc, không chỉ giúp bà con sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người lọt qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian. Cho nên, đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình.