Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 10, 2018

Điểm đến độc đáo ở thành phố vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh

Thành phố biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) không chỉ có cửa khẩu quốc tế sôi động hay bãi biển Trà Cổ trải dài ngút mắt, nơi đây còn sở hữu rất nhiều điểm đến độc đáo.

Là đô thị nằm ở điểm cực Đông Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực, thành phố Móng Cái không thiếu những điểm đến du lịch hấp dẫn mang đậm dấu ấn biên cương, hải đảo.

29 thg 9, 2018

Ngắm Đà Lạt thu nhỏ vùng Đông Bắc

Hồ Yên Trung ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng đang trở thành địa điểm thu hút giới trẻ đến chụp ảnh "sống ảo". 

Một góc hồ Yên Trung thơ mộng. Ảnh Lã Nghĩa Hiếu 

Một buổi sáng tháng 9, chúng tôi đến hồ Yên Trung (phường Phương Đông, thành phố Uông Bí). Hồ nằm cách quốc lộ 18 khoảng 7 km và khá gần Khu di tích, danh thắng Yên Tử. Khi đến con đường trải nhựa quanh hồ, đã thấy những đồi thông mã vĩ xanh mướt, xa xa là núi đồi trùng điệp. 

12 thg 9, 2018

Rộn ràng trò chơi “đánh gụ” của phụ nữ Sán Chỉ

Đánh quay (gụ) là trò chơi dân gian có từ lâu đời, một thời là môn chơi độc quyền của giới mày râu. Nhưng những năm gần đây, môn chơi này thu hút nhiều chị em Sán Chỉ tham gia. Đây là nét sinh hoạt thể hiện quan niệm nhân sinh, tượng trưng cho sức khoẻ, sự dẻo dai và tính kiên trì của đồng bào nơi đây.

Khéo léo trò chơi đánh quay


Cứ đến cuối tháng 10 âm lịch mỗi năm, khi mùa gặt hái xong xuôi cũng là lúc các chàng trai, cô gái Sán Chỉ bắt đầu tổ chức thi đấu đánh quay từ thôn đến huyện. Đặc biệt trong dịp Tết thì đánh quay như một món ăn tinh thần không thể thiếu của họ.

Con quay của phụ nữ Sán Chỉ. 

20 thg 8, 2018

Cây cầu “hot” nhất vịnh Bắc Bộ

Là điểm nhấn của màn tỏ tình lãng mạn cực chất của cặp đôi Ngân – Bình trong “Cả một đời ân oán”, cầu Koi đang trở thành điểm check in số 1 của giới trẻ.

Sau màn tỏ tình “hót hòn họt” của cặp đôi Ngân-Bình “cháy sóng” VTV3 trên cây cầu được đánh giá đẹp nhất vịnh Bắc Bộ, Cầu Koi trở thành từ khóa tìm kiếm hot bậc nhất của giới trẻ. Như một hiệu ứng lan truyền, một loạt hình check-in siêu ngọt, siêu chất được giới trẻ “phủ sóng mạng xã hội”. 


Từ sắc màu, kiến trúc đến bối cảnh, Cầu Koi đẹp đến “nức nở”. Nằm trong khu vườn Nhật trên đỉnh Bà Đèo, trong tổ hợp giải trí Sun World Halong Complex cây cầu trở thành điểm nhấn nổi bật nhưng hòa quyện với sắc xanh mượt của cỏ cây, núi rừng và vẻ đẹp kiêu hãnh của kiến trúc Nhật. 

18 thg 7, 2018

Lễ hội đình làng Trà Cổ hấp dẫn du khách gần xa

Cùng với mũi Sa Vĩ, bãi biển Trà Cổ…lễ hội đình Trà Cổ đã trở thành thành điểm đến hấp dẫn của hàng nghìn du khách gần xa...

Đình Trà Cổ, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ lâu vẫn được coi như cột mốc văn hoá nơi biên ải. Đến hẹn lại lên, vào ngày 1/6 âm lịch hàng năm, người dân miền biển nơi địa đầu Đông Bắc lại nô nức trẩy hội đình Trà Cổ.

Nằm giữa làng, ngôi đình gần 600 năm tuổi mang đậm phong cách kiến trúc Việt như cột mốc khẳng định chủ quyền văn hóa, sừng sững nơi biên cương của Tổ quốc. Một ngôi đình cổ kính, trầm mặc ‘trơ gan cùng tuế nguyệt” từng là cảm hứng để Nhạc sĩ Nguyễn Cường viết nên ca khúc nổi tiếng “Mái đình làng biển”.

Lễ hội Đình Trà Cổ được tổ chức thường niên, kéo dài 5 ngày từ ngày 30/5 - 3/6 âm lịch. 

5 thg 7, 2018

Cháo hà lạ miệng cho chuyến khám phá ẩm thực Hạ Long

Cháo hà là món dân dã nên thử nếu bạn có dịp đến thăm vịnh Hạ Long. 

Hà là giống nhuyễn thể sống quanh những hòn đá chìm trong nước mặn. Để bắt được con hà cũng lắm công phu, ngư dân thường phải lội xuống chỗ nước sâu. Chúng bám chằng chịt trên những tảng đá. Muốn lấy được hà, người ta phải dùng búa gõ. Nếu mạnh tay quá hà sẽ vỡ nát, không ngon.

Những con hà béo múp, chứa nhiều chất dinh dưỡng được dùng để nấu cháo là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Hạ Long.


Cháo hà là món ăn phổ biến ở Hạ Long. Ảnh: baoquangninh. 

16 thg 6, 2018

Những 'ninja' săn sá sùng ở Vân Đồn

Ở xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ vác mai đi săn sá sùng. Loại đặc sản quý hiếm này đã nuôi sống biết bao gia đình ở nơi được mệnh danh là "đảo ngọc" này.

Từ sáng sớm, phụ nữ Minh Châu tập trung về các khu vực bãi triều quanh đảo bắt đầu một ngày săn sá sùng - Ảnh: HÀ THANH

Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.

15 thg 6, 2018

Lựng Xanh, điểm đến mới của Quảng Ninh

Các bạn trẻ vui đùa dưới dòng thác Lựng Xanh. Ảnh. Chiến Cơ 

Giới trẻ và du khách gần xa đang háo hức khám phá một điểm đến mới lạ ở Quảng Ninh: Lựng Xanh.

Cái tên Lựng Xanh còn khá xa lạ đối với du khách đến với Quảng Ninh. Tuy vậy, với những ai đã tới đây một lần thì đều muốn được trở lại. 

13 thg 6, 2018

Ngày hội “Kiêng gió” ở Bình Liêu

Trang phục ngày cưới của dân tộc Dao Thanh Phán tại ngày hội "Kiêng gió" Bình Liêu 

Ngày hội “Kiêng gió” tiếng Dao gọi là “mì seèng phẩy hêy dảo”, hay còn gọi là “chợ tình” Đồng Văn diễn ra trong từ mồng 4 - 5.4 âm lịch hàng năm tại huyền miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày hội “Kiêng gió” bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán. Cứ những ngày này hàng năm, không một thành viên nào ở trong nhà vì quan niệm nếu có sự hiện diện của họ thì thần gió sẽ không vào nhà.

7 thg 6, 2018

Về Hạ Long thưởng thức cua rang me

Cùng với món cua hấp thì cua rang me cũng là đặc sản tại các nhà hàng hải sản ở Hạ Long. Cua rang me muốn ngon thì nước xốt me phải đủ vị chua, ngọt, mặn và khi nhai nuốt xong vẫn còn lại dư vị thật thanh.

Nhắc đến cua Hạ Long người ta thường nghĩ tới món cua hấp vì đây là món ăn có trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng biển. Để làm món này người ta phải chuẩn bị rất kĩ từ nguyên liệu, việc chọn được những con cua béo và mẩy phải được ưu tiên hàng đầu. Cua dùng để rang me không hẳn cứ là loại cua to là ngon, cua bể vừa vừa, khoảng 300g đến non nửa ký một con, vì loại cua này cho thịt chắc và thơm ngon chứ không bở như các loại cua to ở các vùng biển khác.

Ba món hải sản nhất định phải thử trên đảo Cô Tô

Du khách nên thử bào ngư, tu hài hoặc hàu, đây đều là những món ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. 

Cô Tô (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bởi nhiều món ngon bên cạnh cảnh sắc hoang sơ, những bãi biển cát trắng mịn.

Bào ngư


Bào ngư là loại hải sản hiếm, thường xuất hiện trong bữa ăn của các bậc vương giả trước đây. Món ăn ngày nay được nhiều người ưa thích không chỉ nhờ vị ngon mà còn đem lại nhiều dinh dưỡng.

Bào ngư là món đặc sản phổ biến trên đảo Cô Tô. Ảnh: halongtourism. 

3 thg 6, 2018

Những bãi biển hoang vắng ở Quảng Ninh

Nếu ngại ngần vì sự đông đúc của Bãi Cháy hay Cô Tô, bạn hãy thử ghé những bãi biển “ít nổi tiếng” hơn nhưng lại đẹp đến bất ngờ sau đây của Quảng Ninh.

Đảo Quan Lạn là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn được ngắm nhìn những bãi biển dài hàng kilomet, sóng vỗ miên man. Cát ở đây là loại cát thạch anh có màu trắng tinh, mịn đều, đẹp mắt

20 thg 2, 2018

Vùng du lịch được mệnh danh “nàng công chúa thức dậy"

Nàng công chúa thức dậy” là tên gọi mà dân yêu thích du lịch đặt cho vùng đất Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vùng đất này còn được mệnh danh là “Sa Pa của Quảng Ninh” vì phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi cao nhưng đầm ấm, mà lòng người thì rộng mở. Chỉ một vòng thoáng qua, chúng tôi nhận thấy lời đồn quả không sai.

Cầu vồng theo bánh xe lăn 

Đoàn chúng tôi xuất phát muộn nên đành phải huỷ bỏ dự tính ngủ đêm ở Bình Liêu để sáng hôm sau đi sớm, chụp ánh bình minh chiếu sáng những đồi lau dọc đoạn đường tuần tra biên giới, từ thị trấn Hoành Mô (Quảng Ninh) đến Đình Lập (Lạng Sơn). Bù lại, trăng đêm rằm vằng vặc soi suốt đoạn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và theo quốc lộ 10 đến tận Hạ Long.

27 thg 1, 2018

Một ngày trên đảo Quan Lạn

Thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đảo Quan Lạn có diện tích hơn 11 km2 với dân số hiện vào khoảng gần 8.000 người. Một ngày trên đảo Quan Lạn, du khách được trải nghiệm những cảm giác thú vị từ phong cảnh thiên nhiên đến các công trình tôn giáo, các món ăn hấp dẫn, đồng thời có dịp tìm hiểu cuộc sống cư dân địa phương. 

Buổi sáng, du khách dậy sớm đón bình minh, thăm các làng chài, bãi cào ngao, săn sá sùng… Chiều đến, du khách thăm viếng các đình chùa trên đảo như đình Quan Lạn, đền Trần Khánh Dư, chùa Linh Quang Tự, và ra các bãi tắm còn hoang sơ để được ngâm mình dưới làn nước trong xanh. 


Đảo Quan Lạn nằm giữa Vịnh Bái Tử Long.

21 thg 12, 2017

Ngắm hoa sở nở trắng rừng nơi vùng biên giới Quảng Ninh

Những ngày này, hoa sở đang nở rộ trắng muốt trên bạt ngàn rừng núi Bình Liêu, Quảng Ninh.

Cây sở còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, thường gặp ở nhiều vùng rừng núi Đông Bắc. Cây sở đi vào trong thi ca với những hình ảnh đẹp “Chiều biên giới, khi mùa đào hoa nở, khi mùa sở ra cây”, “Lối đèo xưa hoa sở trắng bên đồi”,…

25 thg 11, 2017

Mùa thu “trắng xóa” nơi biên giới Đông Bắc

Bông lau phủ trắng xóa những ngọn đồi biên giới, lúa đổ vàng rực trên những triền ruộng bậc thang miền biên viễn Đông Bắc trong những ngày mùa thu này.

Bình Liêu, huyện biên giới vùng cao của tỉnh Quảng Ninh là điểm đến mới nổi nhưng có sức hút đặc biệt bởi khung cảnh miền biên giới hùng vĩ, suối thác mát lành và cuộc sống đầy màu sắc của đồng bào Dao, Tày, Sán Chỉ,..

15 thg 11, 2017

Miếu Vua Bà

Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh thu hút được nhiều du khách đến tham quan nhất trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên).

Di tích miếu Vua Bà. 

Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông. Vào khoảng đầu năm Mậu Tý (năm 1288), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông.

Tìm hiểu nghi lễ then của người Tày ở Bình Liêu

Nghi lễ Then của người Tày (gồm 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang) đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia từ năm 2012 (đợt 1). Tại Quảng Ninh, huyện Bình Liêu là nơi cư trú chủ yếu của người Tày. Tại đây, nghi lễ then từ lâu đời đã là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày . Vậy, nghi lễ then ở Bình Liêu nói riêng, Quảng Ninh nói chung có gì độc đáo?

Một cách hiểu về nghi lễ then

Cũng như người Tày ở nhiều vùng khác, người Tày ở Bình Liêu không theo tôn giáo nào mà chỉ có tín ngưỡng dân gian với tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh, ma quỷ mà người Tày gọi chung là Phi (có Phi lành, Phi dữ). Người Tày có nhiều nghi lễ cúng khấn để xin Phi lành phù hộ, xin những điều tốt đẹp, xua đuổi Phi dữ và những điều xấu. Những lời cúng khấn thực hiện trong các nghi lễ gọi là đường then do các Then thực hiện (nằm trong các nghi lễ cúng khấn còn có hệ thống lời gọi là đường Mo, Tào, Pật mà người thực hiện là các thầy mo, thầy tào, thầy pật – những tên gọi khác nhau của người hành nghề cúng bái). Bởi vậy, nghi lễ then là hệ thống lời hát có làn điệu, kèm với các nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Tày.

14 thg 11, 2017

Lễ cầu mùa của người Sán Chỉ

Gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lễ cầu mùa là nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ, rất cần gìn giữ và phát triển.

Nghệ nhân Lỷ A Tàu, thôn Kéo Cai, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên, sửa soạn trang phục đi lễ. 

Người Sán Chỉ làm lễ cầu mùa để tôn vinh những vị thần có công lập làng, tạo mưa, tạo gió, cho mùa màng bội thu, canh giữ xóm làng. Người Sán Chỉ cũng khấn nguyện các vị thần mang đến cuộc sống tốt đẹp, bình an và mạnh khỏe đến cho người dân.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán

Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.

Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.

Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán.