Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 3, 2017

Làng nghề bánh mè xát Tân An

Làng nghề bánh mè xát Tân An ở huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) ra đời vào khoảng những năm 1900. Đây là làng nghề chuyên sản xuất loại bánh mè- một loại bánh biến thể khéo léo từ chiếc bánh tráng, thường gọi là bánh đa. Bánh có mặt từ thuở khai canh, lập làng, bởi một ông tổ nghề người Hà Tĩnh mang theo cả vợ con, người thân vào làng Tân An để sinh sống, lập nghiệp.

Người Tân An ban đầu chế biến bánh mè xát với mục đích khoe khéo tay nghề, xa hơn nữa là nhằm trao đổi cho xóm giềng các loại lương thực, thực phẩm mà bản thân họ tự tay làm ra được. Dần dà, đặc tính thơm giòn cộng với vẻ ngoài chân chất của bánh mè xát Tân An đã được nhân dân khắp vùng Bắc, Nam Quảng Trạch biết đến qua lời giới thiệu của người thân, hay qua những chồng bánh làm quà biếu thân tình. Nắm bắt được thị trường, người làm bánh mè xát bằng vốn liếng sẵn có là sự khéo tay cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật làm bánh thành thạo được người thân truyền nghề, đã từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm để giới thiệu ra thị trường.

Công đoạn tráng bánh. 

11 thg 10, 2016

Ăn bánh mì bột lọc độc đáo ở Quảng Bình

Ở xứ sở bánh bột lọc, nguyên liệu không thể thiếu làm nên ổ bánh mì bình dân chính là những chiếc bánh bột lọc, để rồi cái tên bánh mì bột lọc đã trở thành thực đơn quen thuộc với bao người. 

Quầy bánh mì bột lọc trông thật hấp dẫn - Ảnh: Hải Ninh 

Được du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, bánh mì là một món ăn hết sức bình dị, gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có một cách chế biến, thành phần nguyên liệu đặc trưng riêng.

1 thg 8, 2016

Quán ốc chiên hơn 10 năm ở thành phố Đồng Hới

Được chế biến cầu kỳ, từng con ốc ngấm gia vị đậm đà, thêm vị chua ngọt dễ chịu của dứa, béo bùi của cùi dừa khiến thực khách không khỏi xuýt xoa.

Ốc chiên rô ti là cách chế biến lạ lẫm ngay cả với những người thích ăn ốc. Đến thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bạn không nên bỏ qua món ăn vặt độc đáo này. Địa chỉ gợi ý là quán ốc chiên Dì Thái, nơi đầu tiên sáng tạo ra công thức nổi tiếng mà sau này một số quán cũng đưa vào thực đơn.

Quán nằm sâu trong ngõ nhỏ ở phía sau Đại học Quảng Bình, không có địa chỉ cụ thể nhưng người dân xung quanh đều tận tình chỉ dẫn. Không gian chỉ là một phòng đơn giản kê vài bộ bàn ghế gỗ dài. Chiều chiều, nhiều bạn trẻ lại hẹn nhau ở đây để cùng ăn vài tô ốc chiên hấp dẫn. 

Hương vị độc đáo của món ốc chiên đến từ sự kết hợp của rất nhiều nguyên liệu. Ảnh: Phiêu Linh 

5 thg 7, 2016

Lộng lẫy hang Tiên Phong Nha - Kẻ Bàng

Hang Tiên 2 được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh phát hiện và khảo sát trong đợt tìm kiếm hang động mới ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đầu năm 2016. 

Vòm đá và nền thạch nhũ trong hang Tiên 

Hang Tiên 1 và 2 là hai hang nằm cuối cùng trong hệ thống hang động Tú Làn, thuộc địa bàn xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa) và xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa).

Trước đó năm 2014, hang Tiên 1 được phát hiện, khảo sát và đánh giá mức độ khai thác du lịch.

Ông Nguyễn Châu Á - tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Oxalis (Chua Me Đất) - cho biết theo đánh giá của ông Howard Limbert, chuyên gia hang động Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, đây là hang đẹp, có sức quyến rũ riêng dù không lớn như các hang động khác và khai thác du lịch tốt.

24 thg 6, 2016

Rủ nhau đi… ngủ biển

Hè đến, người dân ở các làng dọc bờ biển miền Trung kéo nhau ra biển ngủ qua đêm.

Trời nắng Nam, gió Lào thổi ràn rạt, làng biển Thanh Bình (Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình) kéo nhau ra bờ biển ngủ giải nóng. Mùa hè năm nào cũng vậy, người dân ra biển ngủ ban đêm như một lệ tục đảm bảo tinh thần được sảng khoái. Năm nay, họ ra biển ngủ với một lòng thương nhớ.

Nghi thức xa xưa

Ông Phạm Văn Đồng đã gần 70 tuổi, cuộc đời của ông sinh ra và lớn lên gắn chặt với nghề biển. Bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ đến hè lại được ông rủ ra biển ngủ. Làng ông gọi biển là bể và ngủ được gọi là ngáy. Thường chiều muộn, người ở đây vẫn gọi nhau: “Ra bể ngáy ò” (ra biển ngủ nhé).

Ông Đồng kể: “Ngủ biển sáng dậy sức khỏe sảng khoái vì không khí trong lành. Mùa nóng mà không ra biển là chịu không được. Mỗi ngày đều phải ra biển để đi làm nghề, tối ra biển để ngủ cho lại sức, cho mát mẻ là ai cũng ưng”.

13 thg 6, 2016

Khám phá bên trong động Phong Nha Kẻ Bàng

Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng 300 hang động lớn nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: động Phong Nha, hang Vòm và hang Rục Mòn.

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite...

2 thg 6, 2016

Chơi vơi câu mực đêm trên biển Vũng Áng

Đầu tháng 5, chúng tôi có dịp được lên tàu của ông Nguyễn Văn Thiến, tham gia câu mực đêm biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nếm trải những cay đắng ngọt bùi cùng nghề “vớt lộc trời” của ngư dân trong thời điểm “biển không lành”. 

Ông Nguyễn Văn Thiến, 46 tuổi, quê thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), gắn bó với nghề biển từ lúc 15 – 16 tuổi. Hiện nay ông là thuyền trưởng tàu QB98162TS, công suất 135 CV. Tuy là thuyền trưởng nhưng ông vẫn tham gia câu mực, đánh cá cùng thuyền viên. 

8 thg 5, 2016

Vị tướng của Chúa Nguyễn được trâu cứu mạng

Từ đường họ Nguyễn Cửu ở xã Vân Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Gia tộc Nguyễn Cửu. 

Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, tướng Nguyễn Cửu Kiều vì được trâu cứu khỏi sự truy đuổi của quân Trịnh mà sau này đã quyết định không bao giờ ăn thịt trâu để tri ơn loài vật đã cứu mạng. 

Theo sách “Đại Nam liệt truyện tiền biên” thì Nguyễn Cửu Kiều người huyện Tống Sơn (nay là Hà Trung, sử nhà Nguyễn gọi là “quý huyện”, do đây cũng là quê hương của các chúa Nguyễn), tỉnh Thanh Hóa. Cha của ông tên là Quảng, làm quan nhà Lê đến chức Điện tiền Đô kiểm điểm Quận công. Dòng dõi Nguyễn Cửu Kiều vốn được ban họ chúa (quốc tính) là Nguyễn Phúc, đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), để tưởng thưởng công trạng của công thần, vua ban “cho con cháu công thần quốc sơ là Nguyễn Phúc Kiều làm họ Nguyễn Cửu” (gọi là Công tính). 

Ngon ngọt cháo hàu xứ Quảng Bình

Từ con hàu người ta có thể nấu thành nhiều món ngon khác nhau như nấu cháo gạo, xào với hành kẹp bánh tráng, nấu canh chua, canh rau hoặc nướng tùy theo sở thích của mỗi người. Đặc biệt, cháo hàu là món được nhiều người dân địa phương và khách thập phương yêu thích nhất. 

Cháo hàu. 

Có dịp đến Quảng Bình, ghé qua thị trấn Quán Hàu cách trung tâm Thành phố Đồng Hới chừng 7km về phía Nam dọc theo Quốc lộ 1A, ai cũng có thể thưởng thức các món hàu thơm béo, ngọt mát và bổ dưỡng. Hàu ở đây được lấy từ sông Nhật Lệ chảy qua địa bàn.

7 thg 4, 2016

Xôi chiên trứng nửa đêm Đồng Hới

Bây giờ nhớ Đồng Hới, tôi không thèm bánh xèo, khoai dẻo, cháo canh hay lẩu cá, mà cứ mong ngóng một ngày trở lại chỉ để nhâm nhi món xôi chiên giòn rụm, thơm lừng lúc nửa đêm. 

Xôi chiên trứng Đồng Hới - Ảnh: Thủy OCG 

Chúng tôi chạy một mạch từ Hà Nội vào Quảng Bình, về đến khách sạn đã sắp nửa đêm. Bạn giục tắm giặt thay đồ ù lên, có đồng bọn người thổ địa hẹn dắt đi ăn đêm, có món xôi chiên ăn “quên sầu”.

27 thg 2, 2016

Bức tường khổng lồ trong hang Sơn Đoòng

Nằm ở cuối hang Sơn Đoòng, bức tường Việt Nam (The Great Wall of Viet Nam) là phần thưởng xứng đáng cho hành trình chinh phục gian nan của du khách.

The Great Wall of Viet Nam là bức tường cao gần 100 m nằm ở đoạn cuối của hang Sơn Đoòng, nối với hang chính bởi một hồ nước dài 500 m. 

16 thg 2, 2016

Phong tục độc đáo trên bàn ăn của đồng bào Ma Coong

Đến bây giờ, đồng bào vẫn còn kháo nhau câu chuyện có anh con rể và bố vợ ở bản Cờ Đỏ vì ăn chung thịt một con rắn mà vợ chồng người con rể… bỏ nhau.

Không chỉ có lễ hội đập trống mà chuyện kiêng cữ trong ăn uống giữa con dâu, con rể với gia đình bên nội, ngoại của đồng bào Ma Coong ở xã Thượng Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) cũng là phong tục “độc nhất vô nhị”.

Khấn “Ma mót” khi khách đến chơi nhà

Theo tiếng của đồng bào Ma Coong thì tổ tiên, ông bà mình được gọi là “ma mót”. Cũng như các tộc người khác tồn tại trên thế giới, người Ma Coong rất kính trọng tổ tiên của mình. Bất kể việc lớn, việc nhỏ nào có liên quan đến gia đình, họ cũng báo cáo với tổ tiên trước khi thực hiện.

Một góc bản 51, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, nơi đồng bào Ma Coong sinh sống

11 thg 2, 2016

Tham quan chùa cổ Hoằng Phúc

Trong những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, hàng ngàn lượt người đã đến thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình du xuân, vãn cảnh chùa Hoằng Phúc và cầu lộc cầu an.

Một góc chùa mới phục dựng 

Theo sử cũ, Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung; chùa được tạo dựng cách đây trên 700 năm. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành. Lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.

6 thg 12, 2015

Sông Son yên bình

Ít có dòng sông nào ở vùng quê mà gây cảm xúc lạ cho tôi như sông Son ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên nhiên nơi đây yên ả, mềm mại và trong trẻo đến lạ.


Có ít nhất 2 truyền thuyết về sông Son - dòng sông chảy thẳng từ trong động Phong Nha ra. Một là câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau, vì không môn đăng hộ đối, họ tìm đến cái chết trên dòng sông này để kết thúc cuộc đời, như một lời phản kháng trước các hủ tục. Thương cho mối tình của đôi trai gái này, dân làng đã đặt tên cho dòng sông là sông Son, như nhắc nhớ về một mối tình thủy chung son sắc trọn vẹn.

Truyền thuyết thứ hai gắn với cuộc chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trên dòng sông này, khiến nước sông nhuốm một màu đỏ như son. Tên gọi dòng sông Son ra đời từ đó.

13 thg 9, 2015

Đường tây Trường Sơn thân thuộc mà lạ lẫm

Nhánh phía tây dãy Trường Sơn của đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, khang trang hơn nhưng vẫn heo hút. Khi được cầm lái trên cung đường ghi dấu lịch sử hào hùng đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước này, cảm xúc tự hào bỗng dưng trào dâng. 

Con đường như dải lụa vắt vẻo giữa núi rừng Tây Trường Sơn 

Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được trải bê tông trên toàn tuyến, uốn lượn và nằm sâu giữa rừng miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị. 

3 thg 9, 2015

Bước tới đèo Ngang...

Tôi đỗ xe trên đỉnh đèo Ngang, sau lưng là địa phận Quảng Bình, phía trước là Hà Tĩnh. Điện thoại cho bạn, bắt máy ngay. Mặt trời đứng bóng, chiều chưa kịp xế tà, bước tới đèo Ngang... 

Bước tới đèo Ngang... - Ảnh: Đức Hùng 

Xe chạy bon bon trên con đường đèo quanh co vắng bóng xe cộ. Núi xanh rì, cỏ cây rậm rạp. Nắng gay gắt trong không gian tĩnh lặng. Thoáng cái đã thấy leo lên đến đỉnh đèo, nhấn thêm chút ga là địa phận Quảng Bình đã ở phía sau lưng.

26 thg 8, 2015

Các điểm du lịch tâm linh ở Quảng Bình

Ngoài Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Bình còn nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách như hang Tám Cô, đền thờ Liễu Hạnh công chúa.


Vũng Chùa – Đảo Yến

Nơi đây thuộc thôn Thọ Sơn, Quảng Trạch, cách Đèo Ngang khoảng 7 km về phía nam, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió và Đảo Yến (Hòn Nồm). Vũng Chùa - Đảo Yến hiện lên với cảnh sắc hoang sơ của núi rừng biển đảo. Biển Vũng Chùa có cát trắng mịn, nước biển trong xanh cùng khung cảnh thanh bình. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại khu vực này từng có một ngôi đền rất linh thiêng nhưng đã bị xóa mòn theo gian. Nền móng là di vật còn sót lại của ngôi đền. Ảnh: Hoàng Thương. 

12 thg 8, 2015

Hang Tiên với hệ thống thạch nhũ như ruộng bậc thang

Sở hữu những khối thạch nhũ tầng tầng lớp lớp như ruộng bậc thang, hang Tiên được nhiều người ví như "thiên đường vô danh" ở Quảng Bình.

Thuộc hệ thống hang động Tú Làn, hang Tiên là điểm đến dành cho những người bắt đầu với các tour chinh phục ở Quảng Bình. Hang nằm lọt thỏm giữa những dãy núi lớn và tán cây rậm rạp, do đó trước khi tiến đến cửa hang, du khách sẽ phải băng rừng, vượt suối và trekking qua những lối mòn. 

5 thg 6, 2015

Lạc bước ở Hung Tụng, Quảng Bình

Không chỉ vì tiếng tăm hang Sơn Đoòng, khu rừng nguyên sinh và những con suối hoang sơ, tuyệt đẹp ở Hung Tụng (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) chắc cũng đủ khiến bạn muốn lên đường.

Vẻ đẹp hoang sơ của Hung Tụng - Ảnh: Ngọc Dương 

Từ Phong Nha - Kẻ Bàng, có thể đi theo đường Hồ Chí Minh để đến xã Tân Hóa và bắt đầu một hành trình khám phá bức tranh Hung Tụng đẹp mê hồn.

11 thg 5, 2015

Về Đồng Hới thăm di tích lịch sử

Nằm ngay cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới (Quảng Bình) từng được chúa Nguyễn xây thành lũy để phòng thủ trong thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài gần nửa thế kỷ. Một ngày là quãng thời gian đủ để bạn chạy xe máy lang thang thăm các di tích trên. 

Thành Đồng Hới 

Ở thế kỷ 20, Đồng Hới cũng là nơi hứng chịu nhiều bom đạn tàn phá mà dấu tích ghi lại qua rất nhiều tượng đài và vết tích còn sót lại.

Bắt đầu từ Quảng Bình quan, một trong ba cửa ải của hệ thống lũy Thầy hay lũy Đào Duy Từ (mang tính chất phòng thủ), do nhà chiến lược quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây đắp năm 1631.