Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 5, 2016

Ông Huyện Sỹ - Người giàu nhất Đông Dương một thuở

Cuối thế kỷ 19, dân gian truyền nhau câu nói về “tứ đại phú hộ” giàu nhất Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương lúc bấy giờ bao gồm nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Tuy nhiên, người thứ tư có nhiều thay đổi, có lúc là tứ Hỏa (tức chú Hỏa - Hui Bon Hoa), có lúc là tứ Bưởi (ông Bạch Thái Bưởi). Riêng người đứng đầu là ông Huyện Sỹ không bao giờ thay đổi.

Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ, sinh năm 1841, vốn quê quán ở Long An và là một gia đình theo đạo Công giáo, ông có tên thánh là Philippe. Thấy ông thông minh, lanh lợi nên các cha người Pháp đưa ông sang học ở Malaysia, nơi ông học thêm nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh chữ quốc ngữ. Do thầy dạy cũng có tên Sỹ nên theo truyền thống Nho giáo tôn trọng “quân, sư, phụ”, ông được đổi tên là Lê Phát Đạt, cái tên mong muốn cuộc đời được phát đạt và không ngờ ứng với cuộc đời ông sau này. Khi về nước, do giỏi tiếng Pháp nên ông được gọi làm thông ngôn và tới năm 1880 được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm hội đồng quản hạt Nam Kỳ.

Mặc dù đã đổi tên là Lê Phát Đạt nhưng dân gian vẫn gọi ông theo tên cũ là Huyện Sỹ.

Hội đồng Trạch - nhiều đất nhất Đông Dương

Ông Trần Trinh Trạch, hay Hội đồng Trạch, vốn được biết như một đại điền chủ nhiều ruộng đất nhất Nam Bộ. Giàu có nhưng ông lại là người chí thú làm ăn, không ăn chơi gì nhiều trừ vài chuyện liên quan đến Công tử Bạc Liêu.

“Khi tôi sinh ra thì ông nội đã mất ba năm rồi, tôi chỉ biết cha tôi. Chứ mẹ cũng mất sớm” - ông Trần Trinh Đức, cháu nội của ông Trần Trinh Trạch, con ruột của ông Trần Trinh Huy, tức “Công tử Bạc Liêu” với giai thoại nổi tiếng đốt tiền cho người đẹp kiếm kẹp tóc trong rạp hát…, kể lại.

Gặp người cháu nội của ông hội đồng

Nhìn người đàn ông đầu ngả bạc, từng phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống từ bán đồ điện tử ở chợ Huỳnh Thúc Kháng, qua Campuchia bán giày dép cũ, rồi chạy xe ôm, đến cuối đời mới về lại quê nhà Bạc Liêu và được tỉnh giao cho công việc hướng dẫn viên du lịch tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, cũng chính là cơ ngơi cũ của gia tộc Trần Trinh khét tiếng thuở nào, không thể tin được sự xuống dốc của dòng họ đã từng sở hữu số ruộng đất “cò bay mỏi cánh” nhiều nhất Đông Dương một thuở và những giai thoại “đốt tiền” đúng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ông Trần Trinh Đức kể: “Ngày nhỏ ở với các mẹ kế (do Công tử Bạc Liêu có tới bốn vợ), năm bảy tuổi cha tôi cho lên Sóc Trăng học nội trú ở trường Tây, cuối tuần mới đón về chơi. Nhờ học tiếng Anh, sau này bị bắt khi đi quân dịch tôi được cho làm phiên dịch, công việc nhẹ nhàng, không phải ra trận. Nhưng tính mê chơi, ham nhảy đầm nên tôi trốn lính, sống cuộc đời rày đây mai đó miễn được tự do làm điều mình muốn…”.

8 thg 5, 2016

Một làng có 3 cụ cây gần 300 năm tuổi

Cả ba cây cổ thụ có tuổi đời gần ba thế kỷ rất xanh tốt và đều ở thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Theo hồ sơ khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa (lưu giữ tại chùa Thiên Bửu) và qua những tài liệu lịch sử đã thu thập được cho thấy ngôi chùa Thiên Bửu, tọa lạc tại thôn Điềm Tịnh hiện có diện tích khoảng 4.000 m2, do cố Hòa thượng Tế Hiển, pháp danh Bửu Dương là người phát tâm xây dựng chùa vào những năm trước 1763 và được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013. 

Bảo tháp và gốc cây gạo.

19 thg 4, 2016

Kiến trúc Công giáo trong hồn đô thị

Xây dựng đô thị cần có nhiều bản sắc khác nhau, trong đó bản sắc quy hoạch kiến trúc của từng cộng đồng hợp lại sẽ tạo nên sự gắn kết tạo thành bản sắc đô thị.

Điểm nhấn của toàn khu vực

Nhìn vào kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, bên cạnh nhà thờ thì có chùa nhưng bố cục và ý nghĩa của chùa Phật giáo khác nhà thờ Công giáo. Cuộc sống sinh hoạt của người dân trong cộng đồng Công giáo hướng ngoại nhiều hơn, vì vậy nhà thờ với kiến trúc cao trở thành điểm nhấn của toàn khu vực và thường gắn kết với không gian trường học, chợ, nhà ở của người dân bao quanh. Chùa không như vậy mà thường tách ra với đời, tránh xa sự náo nhiệt, gần hơn với thiên nhiên và cảnh quan, tạo ra không gian thư giãn.

Trong không gian đô thị, nhà thờ là một kiến trúc rất cao do nhu cầu cần một không gian lớn thật thông thoáng để chứa một số lượng người khá lớn cùng lúc. Sau này khi đô thị ngày càng phát triển, xu hướng cao tầng hóa bùng nổ, nhà thờ không còn là công trình cao nhất. Một số nhà thờ bị lọt thỏm trong nhà cao tầng xung quanh khiến tỉ lệ nhà thờ nhỏ đi, mất đi ảnh hưởng không gian kiến trúc, như không gian xung quanh nhà thờ Đức Bà, nhà thờ khá lâu đời không những của Sài Gòn mà của cả nước. Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ không chỉ giá trị di sản của các nhà thờ cổ mà còn cả bản sắc của khu vực xung quanh, trong đó chiều cao của các công trình sẽ xây dựng gần đó phải được khống chế phù hợp để giữ gìn giá trị không gian kiến trúc cảnh quan. 

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang bị các công trình xung quanh lấn át chiều cao, làm mất sự hài hòa tổng thể kiến trúc. Ảnh: NINH DOÃN HIẾU

Bửu Long - ngôi chùa có bảo tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Bửu Long (tên gọi chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long), tạo lạc ở số 81, Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9 (TP.HCM) với bảo tháp Gotama Cetiya có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của trụ trì là Hòa thượng, Thích Viên Minh. Sau khi hoàn thành, nhìn từ xa chùa Bửu Long trông giống như tòa lâu đài uy nghiêm trên một đỉnh đồi.

18 thg 4, 2016

Tuyệt kỹ dát một chỉ vàng thành một ngàn miếng

Từ một chỉ vàng nguyên chất, trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mẩn và bàn tay tài hoa, họ có thể dát thành 1000 lá vàng mỏng như lá lúa, trải rộng trên diện tích hơn 1 m2

Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) là ngôi làng luyện quỳ vàng, quỳ bạc lớn nhất nhì miền Bắc. Với gần 400 năm tuổi, Kiêu Kỵ là cái tên người ta nghĩ đến đầu tiên khi nói về nghề “cả ngày cầm vàng” này.

Luyện quỳ đòi hỏi cao ở sự cầu kì và kiên nhẫn. Để làm ra một quỳ vàng hay quỳ bạc, người thợ phải trải qua tất cả 40 công đoạn.

Kiêu Kỵ là một trong những ngôi làng luyện quỳ lớn nhất miền Bắc

13 thg 4, 2016

Phục hồi vẻ đẹp nguyên sơ nhà thờ Đức Bà

Trước vẻ thâm u, trầm mặc xen lẫn sự lộng lẫy của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, người ta mải chiêm ngưỡng. Ít ai biết với sự tàn phá của thời gian và rất nhiều “căn bệnh” đã khiến “sức khỏe” công trình bị suy giảm, cần phải được “chẩn đoán” và “chữa trị” đúng cách mới có thể trả lại vẻ đẹp nguyên sơ.

Sau khi hoàn thành việc phục dựng ngôi nhà nguyện trong tòa tổng giám mục, cha chính Ignaxiô Hồ Văn Xuân được giao tiếp việc tu sửa nhà thờ Đức Bà. Càng tìm hiểu, cha càng thấy khối lượng công việc quá sức tưởng tượng.

Đi qua Pháp tìm vật liệu thay thế cũng vô vọng!

Cha Xuân đã đi qua Pháp và một số nước châu Âu để tìm kiếm vật liệu sửa chữa, thay thế nhưng thật vô vọng. Những công ty làm loại gạch thẻ như của nhà thờ Đức Bà đến nay đã không còn nữa. Người ta gợi ý có thể cung cấp những viên gạch tương tự như thế nhưng là gạch cũ, tháo dỡ từ các công trình cổ… Cha đành từ chối vì thay gạch cũ bằng những viên gạch cũ khác thì không thể đảm bảo chất lượng. Ai có thể đi kiểm định từng viên gạch cũ đó nổi. Ngay cả giải pháp dùng hóa chất tẩy xóa những nét bút bôi bẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng gạch cũng chưa tìm được cách làm tối ưu.

4 thg 4, 2016

Ngôi nhà nguyện theo kiểu nhà rường hơn 200 năm

Ẩn khuất dưới những hàng cây cao tỏa bóng mát, người đi đường dễ bị thu hút bởi tòa nhà kiến trúc Pháp cổ to lớn trong khuôn viên của tòa Tổng Giám mục Sài Gòn - ngôi biệt thự đầu tiên của Sài Gòn.
Bên trong đó có một ngôi nhà nguyện nhỏ bằng gỗ và mái ngói mà ít người biết. Đã hơn 200 năm dõi bóng thời gian, ngôi nhà nguyện đó chính là ngôi nhà cổ nhất của đất Sài Gòn - Gia Định.

Một lần đến thăm nhà nguyện tòa Tổng Giám mục, khách tham quan dễ nhận thấy dù đây là một công trình tôn giáo nhưng nhà nguyện hướng về phía nam theo phong cách dân dã “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Nhà làm theo kiểu ba gian, hai chái nhưng gian giữa để thờ cúng bao giờ cũng có diện tích lớn nhất.

3 thg 4, 2016

Ngôi nhà thờ nằm trên ‘đất vàng’

Nhà thờ Ngã Sáu như nằm trong cả một quần thể đường phố giao nhau và mảng cây xanh phủ dày vây quanh, khiến nơi đây trở thành nhà thờ có địa thế đẹp nhất vùng Chợ Lớn-Sài Gòn. Nhưng ít ai biết trước kia vị trí này là... đồng mả.

Giai đoạn cuối thế kỷ 19, cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đã phát triển rất mạnh, họ có hội quán riêng, bệnh viện riêng như BV Phúc Kiến, BV Triều Châu, nghĩa địa riêng… Ở vùng này, ngoài nhà thờ Cha Tam dành cho người Hoa còn có một ngôi nhà thờ khác dành cho người Việt. Đó là nhà thờ Tổng Lãnh Thiên thần Micae. Năm 1919, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng về làm cha sở tại nhà thờ Micae. Sau 50 năm xây dựng, nhà thờ đã xuống cấp và hư hỏng rất nhiều, mặt khác lúc này lượng giáo dân người Việt trong khu vực Chợ Lớn đã tăng nhanh. Cha Hướng quyết định xây một ngôi nhà thờ mới to lớn hơn ở một vị trí khác.

22 thg 3, 2016

Nhà chùa giúp tiền xây... nhà thờ cha Tam

Người Hoa có cộng đồng khá đông ở vùng Chợ Lớn tại Sài Gòn. Đã có những nhà thờ từng được dựng lên để phục vụ cho cộng đồng Công giáo người Hoa tại Sài Gòn mà chúng tôi muốn giới thiệu, đó là nhà thờ Cha Tam (25 Học Lạc, quận 5) và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình (26A Nguyễn Thái Bình, quận 1).

Xung quanh cuộc sống sôi động của Sài Gòn, ẩn nấp trong những con phố cổ kính là ngôi nhà thờ của cộng đồng người Hoa. Kiến trúc những ngôi nhà thờ này mang một nét riêng biệt, là sự giao thoa giữa kiến trúc Công giáo với người Hoa và Việt Nam.

Giúp cha Tam xây nhà thờ

Năm 1866, thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Đô đốc Lagrandière khi đi qua ngôi nhà thờ đầu tiên của người Hoa ở Chợ Lớn thấy quá nhỏ và cũ kỹ do cải tạo từ nhà bình thường nên đã lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng ngân quỹ Sài Gòn xây một nhà thờ mới lớn hơn gần đó ở đường Cây Mai (nay là trụ sở báo SGGP).

Trong mấy chục năm phát triển, số giáo dân Hoa và Việt ở đây luôn biến động. Thông thường khi lễ bằng tiếng Latinh xong, giáo dân người Hoa đọc kinh tiếng Hoa ở nhà thờ, giáo dân Việt đọc kinh tiếng Việt ở nhà hội, rồi đến lúc giáo dân Việt đông hơn nên vào đọc kinh trong nhà thờ, giáo dân Hoa ra đọc kinh ở nhà hội.

15 thg 3, 2016

Đình cổ Sài Gòn xập xệ chờ 'chết'

Xập xệ, xiêu vẹo, hoang tàn và mục nát trong những dấu vết tấn công của mối mọt cùng vết tích thời gian là tất cả mọi thứ để nói về ngôi đình được liệt vào dạng cổ xưa bậc nhất đất Nam bộ. Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông hơn 300 năm tuổi thì ngôi đình già cũng ngót nghét thời gian bằng nhường ấy năm.

Tìm về quá khứ

Theo sách sử cổ ghi lại thì Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679. Hai mươi năm sau đó, năm 1698 được chọn là năm thành lập Sài Gòn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Từ đó Nam bộ nhập vào cương vực Việt Nam. Đình Thông Tây Hội là mốc son của năm tháng xa xưa đó, may mắn còn lại tới hôm nay.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây với kiến trúc cực hiếm

Con đường Quang Trung, Gò Vấp đi ngang nhà thờ Hạnh Thông Tây xưa vắng tanh nay đã thành con đường huyết mạch đông đúc. Mỗi khi dừng đèn đỏ, người đi đường không thể không ngoái nhìn vào nhà thờ, nơi một khoảng không gian thanh bình, xanh mát với kiến trúc đẹp lạ nổi bật.

Xứ đạo Hạnh Thông Tây có từ năm 1861 do Giám mục Puginier gầy dựng. Lúc ấy nơi đây là khu vực ngoại thành khá xa TP, dân cư thưa thớt, gần với nghĩa địa nên rất vắng vẻ, giáo dân thưa thớt, phần đông là người nghèo. Vì vậy trải qua mấy chục năm mà nhà thờ chỉ được xây đơn giản, nhỏ hẹp vì không có kinh phí.

Chợ Quán - thánh đường cổ xưa nhất Sài Gòn

Từ những năm 1670, rất nhiều người di dân từ các miền đổ về khu vực Đồng Nai, một số lớn đã quy tụ về khu vực quận 5 của Sài Gòn lập ra một xóm gọi là xóm Bột bên cạnh tên hành chính là thôn Nhơn Giang.

Do ngày càng đông người đến, bà con đã dựng chợ với nhiều lều, quán sầm uất, chợ búa diễn ra suốt cả ba buổi trong ngày nên cái tên Chợ Quán ra đời thay thế cho những tên gọi trước đó. Nhà thờ Chợ Quán cũng song hành cùng lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn - Gia Định hơn 300 năm qua và trở thành nhà thờ cổ nhất của Sài Gòn…

Nhiều tin đồn lưu truyền cho rằng nhà thờ được xây dựng từ năm 1672 nhưng không có tư liệu cụ thể nào cả, chỉ có thể xác nhận chính thức từ năm 1720 bởi lúc đó họ đạo Chợ Quán mời cha Quintaon từ Đồng Nai lên giúp và ngôi nhà thờ đầu tiên đã được dựng lên.

14 thg 3, 2016

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Thưởng thức kim chi tại chợ Hàn

Chợ Hàn nằm trên con đường khá ngắn và chỉ đi một vòng vài phút là hết. Chợ tọa lạc trên đường Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình (song song bên phải chợ Phạm Văn Hai) nhưng nó lại đánh dấu một đặc trưng văn hóa ẩm thực rất riêng của xứ sở kim chi.

Chua, cay đủ vị xứ Hàn

Chợ Hàn giống như chợ Nhật ở TP.HCM, tất cả đều khiêm tốn về diện tích, mỗi chợ “xí” cho mình một vị trí rất gọn nhưng lại thể hiện được cho người mua biết đây là văn hóa nước nào.

Nằm ngay cạnh chợ Phạm Văn Hai, chợ Hàn khuất sau những cửa hàng hải sản tươi ngon của các tiểu thương Việt trên đường Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình với phong phú đủ loại nào ớt khô Hàn quốc làm kim chi, ớt bột, rong biển làm cơm cuộn. Nơi đây được người dân Hàn Quốc đang định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam thích ăn đồ ăn Hàn xem như một địa điểm tin cậy để mua những thực phẩm chế biến cho mình một bữa cơm ngon đúng chất. Tại chợ Hàn có cả ngàn mặt hàng với đủ chủng loại từ ớt bột, tokbokki, các loại mì cucsu, chachang, củ sâm tươi, rượu soju...

Rượu soju, rong biển cùng nhiều đặc sản được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc bày bán tại chợ Hàn ở Sài Gòn

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Đến chợ Nhật ăn đặc sản

Không mang dáng dấp của những khu chợ sầm uất, nhộn nhịp khác nhưng chợ Nhật chủ yếu tập trung ở những đoạn đường khá ngắn và chỉ đi một vòng vài phút là hết. Sản phẩm được buôn bán ở chợ này cũng không nhiều, không đa dạng như chợ Nga, chợ Campuchia nhưng nó lại đánh dấu một đặc trưng văn hóa ẩm thực rất riêng của xứ sở mặt trời mọc.

Siêu thị mini Akuruhi

Đối với người Nhật đang sinh sống ở Việt Nam dường như quen với siêu thị mini Akuruhi mà mọi người thường hay gọi là chợ Nhật, mặt hàng được bán chủ yếu ở đây là thực phẩm. Siêu thị Akuruhi bán đủ loại thực phẩm khá lạ của Nhật như bột cá, rượu Shochu, cá Ayu, củ cải muối chua, mì Zauo Soba, cá bào, dưa leo chua,... Bạn có thể tận mắt xem đầu bếp chế biến Shushi và thưởng thức khoảng 20 món sushi tại đây.

Siêu thị bán thực phẩm Nhật tại Sài Gòn.

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Chợ Nga với búp bê và rượu

Xuyên suốt đại lộ Võ Văn Kiệt, một bên là dòng kênh với những ngôi nhà san sát nhau, còn bên kia là nhà hàng sang trọng, bắt mắt. Ít ai biết đến chợ Nga, khu chợ bình dị với nhiều món hàng thân thuộc của đất nước và con người xứ sở Bạch Dương, nằm tại cao ốc Central Garden (328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1).

Đến chợ như đang ở quê hương


Bước vào từ cổng, bạn đã cảm nhận được một không khí khá Tây Âu và Liên Xô cũ khi nhìn thấy những cô gái mặc những bộ quần áo truyền thống của Nga. Bên cạnh đó là lối kiến trúc chóp nhọn mang đậm phong cách phương Tây.

Chợ Nga có quy mô ba tầng, gồm gần 200 gian hàng nhưng chủ yếu chỉ kinh doanh ở tầng 1 và tầng 2 với nhiều mặc hàng phù hợp với con người Nga và bất kể những ai mang lòng yêu văn hóa đất nước xứ sở Bạch Dương này.

Tầng hai của ngôi chợ Nga. Ảnh HÀ PHƯỢNG

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Chợ Campuchia thứ gì cũng có

Hơn nửa thế kỷ tồn tại giữa lòng phố nhộn nhịp của quận 10, chợ Campuchia như trở thành một phần bản sắc văn hóa đất nước Campuchia. Chợ Camphuchia của người Việt nằm trong con hẻm 374/51, Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) với nhiều gian hàng bán thức ăn, đặc sản Campuchia cực kỳ phong phú.

“Cá khô thôi mà thèm mãi”

Chợ Campuchia nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà còn nổi tiếng với nhiều người dân xa xứ “lỡ mê mẫn” đặc sản nhà láng giềng gần. Đi dọc vào chợ, những hàng khô cá treo thành dây nhỏ đập ngay vào mắt người đi chợ một thứ gì đó rất Cam. Tại đây các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô..., bỏ ra chừng 50.000-80.000 đồng chúng ta đã dễ dàng bỏ vào giỏ những mùi vị đặc biệt của nước bạn.

Các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

1 thg 3, 2016

Độc đáo chùa Quan Âm có lịch sử gần 300 năm

Giữa lòng TP.HCM phồn hoa náo nhiệt, ngôi chùa Quan Âm còn được gọi là Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, (TP.HCM) như một nốt trầm lắng đọng nối liền nhịp sống sôi động với miền tâm linh yên ả của con người. Tính đến nay ngôi chùa này đã gần 300 năm tuổi.

Kiến trúc độc đáo của người Hoa

Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa lâu đời do người Hoa xây dựng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Sài Gòn - Gia Định. Cuối thế kỷ 17, một số thương nhân người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn Chợ Lớn. 

Hội Quán Ôn Lăng tọa lạc tại đường Lão Tử, quận 5, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

6 thg 12, 2015

Ngôi trường trăm tuổi của con nhà giàu

Trường THPT Marie Curie là một trong những kiến trúc cổ trên dưới trăm tuổi còn lại và vẫn hoạt động tốt đến ngày nay ở Sài Gòn.

Đây cũng là ngôi trường đang phải đối mặt với “thách thức thời gian” nhiều nhất. Một phần diện tích của ngôi trường bị nghiêng lún không sử dụng được, một phần khác thì đang có kế hoạch xây dựng lại.

Bảo tồn hay phá bỏ, trùng tu hay cải tạo... luôn là vấn đề đau đầu khi phải cân nhắc về các di tích, đặc biệt khi di tích đó là một ngôi trường, được sử dụng hằng ngày, hằng giờ học với phấn trắng - bảng đen cho vài ngàn học sinh thời xưa đến công suất hàng chục ngàn học sinh thời nay với đủ kiểu máy móc thiết bị hiện đại.

“Cổ” từ cái tên đến diện tích được giữ nguyên

Trường được thành lập năm 1918, mang tên Lycée Marie Curie, dành riêng cho nữ sinh con nhà giàu. Sau năm 1970 thì nhận thêm nam sinh.

Ngôi trường được xây dựng trên diện tích rộng, bao quanh bởi bốn con đường ngày nay mang tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ngô Thời Nhiệm - Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ và duy trì diện tích đến nay.

Bót Catinat đẫm hồn đau thương

Bót Catinat là nơi trứ danh mà bất kỳ người Sài Gòn nào cũng từng ít nhất một lần được nghe nhắc tới: “…Cách nhau một bức tường thành/ Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương/ Catinat, một khám đường/ Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu”.

Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. Do người Pháp xây vào thế kỷ 19, đường từng mang tên đường số 16, Catinat, Tự Do và giờ là Đồng Khởi. Trong phạm vi chỉ 630 thước, chạy thẳng từ sông Sài Gòn lên đến nhà thờ Đức Bà, thời Pháp thuộc gọi là “rue Catinat” in đầy dấu chân các tướng tá, chính trị gia, thương nhân, ngôi sao điện ảnh, văn sĩ, nhà báo.

Bót Catinat - tiền thân của 164 Đồng Khởi chiếm gần 
10.000 m2 ngày nay vốn là 164 Catinat, là Sở Thu thuế, nằm ngay góc ngã tư với đường Taberd (Nguyễn Du). Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là “Recette locale” (thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906 và “Receveur spécial” (thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (ngân khố, kho bạc). Đến năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi cơ quan này là “bót Catinat”.