Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 7, 2022

Coóng phù – món ăn “sưởi ấm” mùa đông Xứ Lạng

Món coóng phù Xứ Lạng

Trong những ngày đông giá lạnh của vùng núi Xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi thưởng thức hương vị cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong sự dẻo, dai của từng viên coóng phù (bánh trôi) – món ăn “sưởi ấm” ngày đông Xứ Lạng.

Dừng chân trên đường Lê Lợi, thành phố Lạng Sơn địa điểm bán coóng phù của chị Nguyễn Thị Huế (sinh năm 1975), thứ đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là mùi thơm nồng ấm của nước đường gừng lẩn khuất trong gió.

Bắc Sơn đẹp long lanh trong mùa nước đổ

Hằng năm, cứ vào tháng 7, Bắc Sơn bước vào vụ lúa mới. Cả thung lũng lấp lánh nước từ những thửa ruộng đang được cày cấy, tạo nên bức tranh đầy màu sắc khiến bất cứ ai ngắm nhìn cũng phải choáng ngợp.

Toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn trong mùa nước đổ

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Nàng Tiên

Núi Nàng Tiên (đồi cỏ Lân Luông) thuộc thôn Lân Luông, xã Thiện Hòa, cách trung tâm huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn khoảng 50 km. Nơi đây có cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, có tiềm năng để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, cắm trại, vui chơi. Trong Đề án “Phát triển du lịch huyện Bình Gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Bình Gia sẽ xây dựng núi Nàng Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các sản phẩm du lịch: cắm trại, sinh thái – nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao mạo hiểm, dã ngoại, trượt cỏ, đua ngựa….

Núi Nàng Tiên là khu vực thuộc loại địa hình đồi núi thấp với những thảm cỏ xanh mướt khoảng 24 ha

14 thg 7, 2022

Điểm du lịch Suối Mỏ Mắm: Thơ mộng và hoang sơ

Điểm du lịch sinh thái Suối Mỏ Mắm, thôn Hoan Trung, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn (được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch sinh thái năm 2018) có nhiều cây cối xanh mát và đặc biệt là nguồn nước trong vắt chảy ra từ hang Keng Tao tạo ra cho nơi đây một phong cảnh hữu tình, thơ mộng và hoang sơ. Đây là điểm du lịch được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến vào dịp cuối tuần với nhiều hoạt động như du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thưởng thức sản vật của địa phương.

Cổng vào điểm du lịch Suối Mỏ Mắm

Ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên đỉnh Mẫu Sơn

Núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận 2 xã: Công Sơn, huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, là một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với độ cao trung bình từ 800 – 1.000 m so với mực nước biển.

Nơi đây từ lâu đã là một địa điểm hút khách du lịch, được mệnh danh là xứ sở của gió, sương mù, chính bởi vì địa hình đa dạng của nó.

Bên cạnh khí hậu mát mẻ, sản vật phong phú, đỉnh Mẫu Sơn cũng là nơi ngắm hoàng hôn vô cùng hấp dẫn. Vào thời khắc cuối ngày, Mẫu Sơn hiện lên một bức tranh siêu thực. Cả vùng núi chìm trong màu vàng của nắng, màu đỏ của ráng chiều, những áng mây phản chiếu trên đỉnh núi, thấp thoáng rồi chìm dần trong những tia nắng yếu ớt cuối ngày tạo nên những gam màu đầy cảm xúc.

Nắng chiều chiếu vào làn sương mù mỏng làm cả núi núi rừng như bừng sáng.

Thác Xăng, Thác Mây – vẻ đẹp hùng vĩ nơi biên cương Xứ Lạng

Hồ thủy điện Thác Xăng nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 xã: Hồng Phong (huyện Bình Gia), Bắc La (huyện Văn Lãng) và Hùng Việt (huyện Tràng Định). Hồ rộng gần 300 ha với các dãy núi, đồi lớn nhỏ cùng hệ thống thác, hang động đẹp ẩn sâu bên trong, đặc biệt có Thác Mây với 5 tầng thác hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đang tập trung hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Thác Xăng -Thác Mây để trình UBND tỉnh công nhận điểm du lịch vào cuối năm 2021.

Công trình Nhà máy thủy điện Thác Xăng hòa vào lưới điện Quốc gia năm 2016, với công suất lắp máy 20 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình năm khoảng 90,55 triệu kWh

Bình yên trên thảo nguyên Khau Sao

Những năm gần đây, đồi Khau Sao (thôn Suối Mạ A, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng) đã trở thành một địa điểm dã ngoại hấp dẫn nhiều người bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mang đậm nét hoang sơ, hữu tình. Nơi đây còn có sự hiện diện của những đàn gia súc được chăn thả trên đồi cỏ rộng mênh mông lộng gió, tạo nên khung cảnh vừa thanh bình vừa thơ mộng.

Đồi Khau Sao có độ cao trung bình từ 800 – 1200 m so với mực nước biển với tổng diện tích lên đến 144 ha. Đứng trên đỉnh đồi cao, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên xung quanh đầy ấn tượng với những ngọn đồi trùng điệp nối tiếp nhau

13 thg 7, 2022

Khám phá thác Bậc Tình Yêu trên Mẫu Sơn

Thác Bậc Tình Yêu là một dòng thác nhỏ nằm trên km số 9, thuộc thôn Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Gây ấn tượng nhờ dòng nước mát lạnh trong vắt chảy qua nhiều bậc đá lạ mắt cũng như dễ tìm và khám phá, từ lâu thác đã trở thành một địa điểm ko thể thiếu trong những chuyến khám phá Mẫu Sơn của du khách thập phương.

So với những dòng thác khác trên Mẫu Sơn, thác Bậc Tình Yêu dễ tìm và đường dễ đi hơn. Chỉ cần vượt qua khoảng 1 km đường rừng từ ngã rẽ tại km số 9 theo bảng chỉ dẫn, du khách sẽ gặp được thác

26 thg 5, 2022

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Toàn cảnh của thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước nổi, nơi được ví như Hạ Long trên cạn

Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.

Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.

15 thg 3, 2022

Ngắm vẻ đẹp thơ mộng ở thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước cạn

Vào mùa nước cạn, thảo nguyên Đồng Lâm (Lạng Sơn) khoác lên mình một màu áo mới, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Thảo Nguyên Đồng Lâm “hút khách” mùa nước cạn. Ảnh: Hùng Vĩ

20 thg 1, 2022

5 món ngon không thể bỏ qua ở xứ Lạng

Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.

Xôi cẩm

Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.

Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.

Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.

18 thg 12, 2021

Trải nghiệm thú “săn tuyết” trên đỉnh Mẫu Sơn

Đỉnh núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có độ cao khoảng 1.000 m so với với mực nước biển, địa điểm này quanh năm sương mù bao phủ. Đến Mẫu Sơn vào thời gian từ tháng 12 tới tháng 1, nhiều du khách được trải nghiệm thú “săn tuyết” thú vị, ấn tượng tuyệt vời.

"Săn tuyết" trên đỉnh Mẫu Sơn- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng

Điểm du lịch Mẫu Sơn nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.

3 thg 12, 2021

Đến thăm "Vương quốc Ngựa bạch" xứ Lạng

Nói đến huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), du khách thường nghĩ tới đặc sản na hay các di tích lịch sử Ải Chi Lăng, hang Gió…. Nhưng, còn có một địa điểm thơ mộng: thảo nguyên Khau Sao hay “Vương quốc ngựa bạch”, nơi chăn thả hơn 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.

Từ trung tâm huyện Chi Lăng, vượt chặng đường hơn 30 km với những khúc cua tay áo, chúng tôi tìm về thảo nguyên Khau Sao, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng. Ở độ cao hơn 700m so với mực nước biển, thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng.

Thảo nguyên Khau Sao được coi là “Vương quốc Ngựa bạch" với 2.600 con ngựa, trong đó có khoảng 1.500 con ngựa bạch thuần chủng

1 thg 12, 2021

Nàng Tô Thị: Khoảnh khắc và cảm xúc

"Hồn Vọng phu 2" của tác giả Chu Văn Minh, dân tộc Nùng- tác phẩm tham dự Triển lãm "Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia quốc tế 2021" -Ảnh: Chu Minh

"Đồng Đăng có phố Kì Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", núi Tô Thị là một trong những điểm nhấn độc đáo trong hệ thống di tích của Lạng Sơn.

15 thg 11, 2021

Chinh phục 'đỉnh Everest xứ Lạng'

Háo hức, trầm trồ, sợ hãi, chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục đỉnh Phia Pò.

Nhắc đến Lạng Sơn, chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" với những địa danh đều là điểm đến được khách du lịch quan tâm từ lâu. Thời gian gần đây, xứ Lạng còn thu hút du khách ngắm băng tuyết vào mùa đông tại đỉnh Mẫu Sơn. Ẩn chứa nhiều giai thoại, cũng như được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, đối với nhiều người, Mẫu Sơn là địa điểm chỉ nghe đến cũng đủ thấy "thử thách".

Trong quần thể Mẫu Sơn, Phia Pò, hay còn gọi là đỉnh Núi Cha, cao nhất với 1.541 m. Đây là địa điểm trekking còn mới mẻ với nhiều du khách nên giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Độ cao không quá lớn nhưng cung đường hiểm trở, đa dạng địa hình nên Phia Pò được đánh giá là cung trekking tương đối khó. Háo hức, trầm trồ, sợ hãi và chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục được "đỉnh Everest xứ Lạng".

Cảm xúc dâng trào với cung đường trekking lên "đỉnh Everest" xứ Lạng. Ảnh: Duy Nghĩa

19 thg 3, 2021

Dàng Then, lễ hội cấp sắc độc đáo của người Tày

Dân tộc Tày là cư dân bản địa cư trú sớm nhất ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc tổ quốc. Bà con có bề dày truyền thống văn hóa mà lễ hội Dàng Then là lễ hội rất tiêu biểu trong đời sống tín ngưỡng.

Một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Dàng Then là một chắc sắc mặc định trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Tày cư trú ở một làng, một vùng cụ thể có tài cao hiểu rộng về cúng bái và hát xướng.

Dàng Then đứng ra chủ trì tổ chức lễ hội một khi ước lệ được trời cấp cho tờ sắc để làm Dàng Then hoặc nâng cấp sắc này trở thành ngày hội sôi nổi, háo hức của cả một vùng người Tày rộng lớn với nhiều làng bản tham gia.

Thầy then phát bùa chú và buộc chỉ đỏ mong muốn bình an, tài lộc tới mọi người . Ảnh: Ngọc Thành

26 thg 2, 2021

Đặc sản rêu đá

Từng là món ăn mời khách của người Thái, người Tày vùng núi phía bắc, rêu đá đang dần mất đi khi môi trường sống của chúng thay đổi.

Rêu đá thường dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc dùng trong những bữa ăn quan trọng như tiệc cưới, mừng nhà mới. Chúng chúng chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch chưa bị ô nhiễm, như quanh các tảng đá trong lòng suối có nước chảy. Mùa thu hái chủ yếu diễn ra vào giữa đông, đầu xuân, khi những cơn lũ rừng chưa tới.

Tùy môi trường sống mà có những quần thể rêu dài đến 3 - 4 m. Trên ảnh là rêu mọc ở suối Khuổi Tẳng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh Chuyển.

22 thg 2, 2021

Bánh chưng đen - món đặc sản để trai xứ Lạng... chọn vợ

Đầu xuân đến với vùng quê xứ Lạng ngoài đặc sản cải ngồng, vịt quay, măng ớt móc mật, bánh cuốn trứng, bánh mì nướng… mà không thưởng thức món bánh chưng đen đậm đà hương vị đặc trưng thì thật đáng tiếc.

Màu đen của bánh được làm từ tro của vỏ cây núc nác. Vỏ cây được phơi khô, đốt thành tro và nghiền mịn - Ảnh: Proguide

Không ngoa chút nào khi có thể nói rằng, bánh là kết tinh của sự khéo léo, công phu, tinh tế hàng đầu trong số các loại bánh ở Việt Nam.

21 thg 2, 2021

Lên Mẫu Sơn thưởng thức gà sáu cựa

Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là xứ sở của mây, gió và sương mù quanh năm. Nơi đây không chỉ khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn có một sản vật độc đáo - gà sáu cựa.

Cách thành phố Lạng Sơn hơn 30km về phía đông, con đường đèo uốn lượn trong sương sẽ đưa du khách đến Mẫu Sơn, vùng đất nhiều sản vật nổi tiếng như: chè sơn tuyết, đào tiên, ếch hương, rượu men lá... và đặc biệt là gà sáu cựa - loại gà có cặp chân khá đặc biệt với 6 ngón móng vàng óng, dài và có vuốt nhọn.

Không biết giống gà này có từ bao giờ. Gà sáu cựa trưởng thành nặng từ 2-2,5 kg, thường có lông màu vàng nâu lốm đốm tương tự như giống gà ri, đẻ từ 10-15 trứng rồi ấp nở tự nhiên.

Người dân địa phương gọi là gà sáu cựa vì tính mỗi chân 6 ngón móng có màu vàng óng, dài và có vuốt nhọn trông lạ mắt.

15 thg 2, 2021

Sắc màu trang phục các dân tộc Dao

Theo chân nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng khám phá vẻ đẹp các dân tộc Dao qua chân dung trang phục dành cho các nghi lễ truyền thống.

Cặp đôi người Dao Lù Gang trong trang phục cưới truyền thống tại xã Ái Quốc (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn), cạnh bên là hai chàng trai thổi nhạc cụ kèn pí lè. Người Dao sử dụng kèn này vào những dịp như lễ cưới hỏi, lễ Tết, cúng thần lúa, thần rừng. Tiếng kèn như lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ.