Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lạng Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 10, 2020

Khám phá “Thung lũng vàng” Bắc Sơn - điểm đến du lịch cộng đồng xứ Lạng

Nếu như Lào Cai hay Hà Giang nổi tiếng với những bậc thang vàng rực mùa lúa chín thì huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn lại là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt. 

Đến với thung lũng Bắc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng “bức bích họa” về cảnh sắc thiên nhiên mà còn được hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực độc đáo của cư dân bản địa nơi đây... Bắc Sơn đã trở thành điểm đến du lịch cộng đồng được du khách yêu thích. 

Khung cảnh ngoạn mục của thung lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao.

12 thg 8, 2020

Đám cưới đêm của người Dao Mẫu Sơn

Cô dâu phải rời nhà từ lúc 2h sáng và sẽ tới nhà chú rể lúc 3h, khi cả bản làng vẫn chìm trong giấc ngủ.


Mẫu Sơn tập trung gần 80 đỉnh núi, đồi lớn nhỏ, trải dài từ xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đến xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc. Dân tộc Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn giữ gìn văn hóa Dao thuần túy, từ cách ăn, nếp ở, trang phục cho tới phong tục thờ cúng và lễ hội, bao gồm nghi lễ đám cưới truyền thống.

5 thg 8, 2020

Đám cưới người Dao Lù Gang

Nghi lễ đám cưới của người dân tộc vùng cao Bắc Sơn mang nhiều sắc màu và nét văn hóa truyền thống.

Người Dao Lù Gang di cư từ xã Công Sơn, Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc đến xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn từ những năm 50 của thế kỷ trước. Đến thăm nơi đây, du khách có dịp tham dự những đám cưới nhiều sắc mầu.


Theo phong tục, cô dâu Dao Lù Gang về nhà chồng vào lúc sáng sớm. Ngoài của hồi môn, cô dâu chuẩn bị hai bộ trang phục, một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai.Trong ảnh là mế (mẹ) đoàn nhà gái chỉnh sửa trang phục cưới cho cô dâu Triệu Thị Tiên khi cách nhà chú rể Hoàng Hữu Thanh khoảng 100 m.

11 thg 7, 2020

Trên thảo nguyên Lạng Sơn

Hữu Liên với cảnh quan rừng núi, thảo nguyên, suối thác, hang động và khu du lịch sinh thái là điểm đến mới mẻ cho du khách.


Xã Hữu Liên nằm cách trung tâm huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khoảng 25 km về phía bắc; cách Hà Nội khoảng 150 km theo quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 243. Xã có tổng diện tích hơn 6.000 ha, dân số hơn 3.000 người gồm chủ yếu các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao và Mông.

15 thg 3, 2020

Đặc sản phở chua xứ Lạng

Món phở khô xuất xứ Lạng Sơn có vị chua ngọt thu hút thực khách miền Nam. 

Phở chua là đặc sản xứ Lạng, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Tuy gọi là phở nhưng hình thức và cách chế biến của món này không giống phở truyền thống. Điểm khác biệt của phở chua chính ở thứ nước sốt chua ngọt nguội mát thay vì nước dùng nóng hổi, và cách ăn trộn như gỏi nộm.

Vẫn là bánh phở quen thuộc nhưng sợi trong phở chua có phần dai chắc hơn để khi trộn không bị nát. Bánh phở vẫn được trụng nước ấm trước khi cho vào trộn, do đó món ăn không bị lạnh tanh. Một phần phở chua có khoai tây thái chỉ, thịt xá xíu, dạ dày, gan heo rán cháy cạnh, và không thể thiếu thịt vịt quay nổi tiếng của xứ Lạng, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm, dưa chuột.

Điểm nhấn của đặc sản này nằm ở phần nước trộn phở chua ngọt. Thứ nước sốt có màu nâu óng sền sệt được làm từ nước luộc vịt cùng nhiều loại gia vị như hành, tỏi, ớt, giấm, đường, gừng... sau đó chế bột năng để nước sánh lại. Dùng kèm phở là một bát nước được chắt ra từ bụng con vịt quay hoặc nước luộc vịt, mang vị ngậy của mỡ và mùi thơm của gia vị ướp.

Phở chua ở Sài Gòn có vị biến tấu so với món ăn truyền thống. Ảnh: Tâm Linh. 

3 thg 3, 2020

Độc đáo nghi lễ Lẩu Then

Lẩu Then, hay lễ “lên lầu”(lên trời) là một nghi lễ văn hóa truyền thống mang tính chất tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn, vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc nơi đây. 

Là hoạt động mang tính tín ngưỡng, nhưng Lẩu Then luôn hấp dẫn, gần gũi bởi nghi lễ là buổi diễn xướng nghệ thuật tổng hợp, bao gồm hát, múa, trò diễn. Giai điệu Then luyến láy, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi rộn ràng, cuốn hút người hát, người xem. Nhạc cụ đệm cho nghi lễ gồm đàn tính tẩu, quả nhạc, thanh la, trống, chiêng...

Các thầy Then là người có uy tín trong cộng đồng, có thể là nam hoặc nữ nhưng phải là người am hiểu về phong tục và có thể thực hiện tất cả những nghi lễ tâm linh truyền thống, từ ma chay, cưới hỏi đến mừng thọ...Với bà con người Tày, thầy Then càng có các cấp bậc cao càng có nhiều quyền năng và uy tín.

Không gian đầy sắc màu của nghi lễ Lẩu Then.

3 thg 12, 2019

Núi Nàng Tô Thị – Thành Nhà Mạc

Núi nàng Tô Thị và thành nhà Mạc nằm phía trước cửa động Tam Thanh là một quần thể di tích nằm trong khu di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh đã được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962.


Tượng đá nàng Tô Thị ở Lạng Sơn đã đi vào truyền thuyết, ca dao của dân tộc ta với câu ca dao nổi tiếng: 

 “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa 
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…”

Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Bắc Sơn


Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn thuộc huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 80 km về phía Tây Nam theo quốc lộ 1B. Địa hình nhiều hang động trong lòng núi, xen kẽ giữa các núi đá vôi là các vùng núi đất và các thung lũng bằng phẳng tạo nên phong cảnh kỳ vĩ và hoang sơ, vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Đến với Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn là đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Tày với rất nhiều nhà sàn được xây dựng dựa theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống, được làm bằng gỗ, không gian rộng rãi thoáng mát, hài hòa với cảnh quan tự nhiên của núi rừng, đồng ruộng… Tham quan tại Quỳnh Sơn, du khách còn được tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày qua các làn điệu hát Then, đàn Tính; thưởng thức đặc sản ẩm thực hấp dẫn…

Đền Quan giám sát

Đền Quan Giám Sát nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, cách thị trấn Hữu Lũng 14km về hướng đông nam.


Đền Bắc Lệ

Đền Bắc Lệ (Đền Bà Chúa Thượng Ngàn) nằm ở thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 80 km về phía nam.

Đền Bắc Lệ cổ kính, ẩn trong tán lá của những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Từ cổng Đền, có thể bao quát cả một vùng đồi núi rộng lớn ở phía trước. Đền Bắc Lệ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII, trải qua năm tháng ngôi đền nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét đẹp của kiến trúc và những di vật cổ có giá trị như: 19 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh tế.


2 thg 12, 2019

Chợ cửa khẩu Tân Thanh

Cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30km, chợ cửa khẩu Tân Thanh là khu chợ lớn nhất trong các chợ biên giới ở Lạng Sơn.


Khu chợ Tân Thanh mới được đưa vào sử dụng đầu năm 2000. So với các cửa khẩu khác, hàng hóa ở đây được đưa ra gần đường biên hơn, người dân ở các địa phương lân cận, dù là người Việt Nam hay người Trung Quốc đều được tự do đi lại buôn bán.

Tại khu cửa khẩu Tân Thanh có nhiều trung tâm mua bán. Ngoài khu trung tâm mua sắm 2 tầng, còn có trung tâm thương mại Hồng Kông, khu Thế giới Phụ nữ, chợ cửa khẩu và khu chợ trời nằm sát đường biên giới Việt – Trung. Do mang tính chất trao đổi hàng hóa giữa hai bên của vùng biên, chợ Tân Thanh có cả hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, các mặt hàng rất phong phú và đa dạng.

Với khoảng cách không quá xa thành phố Lạng Sơn, cùng với những sản phẩm hàng hóa đa dạng, chợ Tân Thanh luôn là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, mua sắm khi đến với Lạng Sơn.

Chợ Kỳ Lừa

Chợ Kỳ Lừa nằm ở phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đây là khu chợ do Hán quận công Thân Công Tài mở ra từ thế kỷ XVII cho cư dân hai nước Việt-Trung giao lưu buôn bán, trở thành một trung tâm buôn bán phồn thịnh, tấp nập của Lạng Sơn từ đó đến nay.


Những năm trước đây chợ Kỳ Lừa là chợ chính của thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa… Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch.

Đến năm 1996, do nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân ngày càng tăng lên, chợ truyền thống Kỳ Lừa được đầu tư xây dựng mới, với diện tích khoảng 2.700 m², có tên gọi là Chợ đêm Kỳ Lừa. Hình thức hoạt động kinh doanh trong chợ là bán lẻ, bán buôn các loại hàng hóa với chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán, tham quan, mua sắm của các thương nhân và khách du lịch.

Chợ Kỳ Lừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng biên cương, sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn.

Chợ Đông Kinh

Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn, nằm bên dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn, thuộc địa phận phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.


Chợ được xây dựng khang trang, mang nhiều nét hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tham quan, mua sắm cho hàng ngàn lượt khách mỗi ngày. Chợ hoạt động cả ngày, luôn nhộn nhịp, đông đúc. Từ những đồng bào dân tộc thiểu số xuống trao đổi mua bán hàng hóa nhỏ lẻ, đến các tiểu thương, công thương lớn từ bên Trung Quốc sang… làm cho chợ Đông Kinh trở nên tấp nập, hàng hóa phong phú. Chợ đông nhất vào tháng Giêng, thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc của thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Đây là địa điểm du lịch mua sắm vô cùng hấp dẫn đối với du khách khi đến với Lạng Sơn

21 thg 8, 2019

“Pẻng tải” – món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày - Nùng

“Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức. 

Ngày nay đồng bào các dân tộc Tày – Nùng ở khu vực miền núi phía Đông Bắc vẫn giữ được những phong tục, nét văn hóa đặc trưng riêng có. Đặc biệt, dịp Rằm tháng 7 có là tục lệ “Pây tai” (đi nhà vợ) là không thể thiếu, để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sức sinh thành, nuôi dạy người con gái của bố mẹ vợ giờ là vợ của mình. Dịp lễ cũng là dịp, là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau. 

Đây là món bánh không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày - Nùng xứ Lạng trong dịp Rằm tháng 7 

16 thg 8, 2019

Thung lũng Bắc Sơn ẩn hiện trong mây vào mùa lúa chín

Những thửa ruộng vàng óng cùng biển mây buổi sớm khiến khung cảnh Bắc Sơn đẹp như tranh vẽ. 

Cuối tháng 7, thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn) như được nhuộm vàng khi những cánh đồng lúa chín vào vụ thu hoạch. Từ đỉnh Nà Lay, điểm dừng chân quen thuộc của những tay săn ảnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng. 

Chùa Tam Thanh xứ Lạng

Với vẻ đẹp hiếm có mà tạo hóa ban tặng, từ nhiều thế kỷ trước, động – chùa Tam Thanh đã được mệnh danh là một trong "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng"...

Nằm ở phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, là ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất xứ Lạng

6 thg 7, 2019

Khám phá con đường xuyên núi độc nhất ở Tây Bắc

Con đường xuyên núi độc nhất vô nhị Tây Bắc với chiều dài 500 m, nằm giữa lưng chừng núi đá cao chót vót khu vực bản Thẳm (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Hang xuyên núi không chỉ là nơi lưu dấu những chứng tích lịch sử mà còn là địa điển khám phá hấp dẫn của nhiều du khách. 

Hang bản Thẳm hay gọi là hang Thẳm Luông, vốn là sản phẩm tạo hóa của thiên nhiên, nhìn từ xa hang đá trông như một cái hầm chui nằm giữa lưng chừng núi. Năm 1964, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hang được bộ đội Việt Nam cải tạo, phá đá mở đường dẫn lên, từ đó hang trở thành nơi cất giấu vũ khí bí mật của quân đội ta. Năm 1966, hang đá được đục thông thành con đường mòn nhỏ xuyên qua núi, có chiều dài 500 m. Ngày nay, nơi đây đã trở thành con đường qua lại của hàng chục hộ dân. 

Hang Thẳm Luông nằm gần Quốc lộ 6, thuộc bản Thẳm, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, án ngữ trên vách núi đá dựng đứng. 

Người Tày - Nùng xứ Lạng chơi Lảy cỏ trong ngày hội

Trò chơi dân gian Lảy cỏ vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

Đồng bào dân tộc thiểu số Tày - Nùng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung khá đông ở Lạng Sơn. Nhờ sinh sống tập trung nên người dân Tày - Nùng vẫn còn giữ được khá nhiều tập quán, nét văn hóa đặc trưng như hát Then, đàn Tính, hát Sli… cùng nhiều truyện kể và trò chơi dân gian gắn liền với các nghi lễ.. 

Những cuộc thi Lảy cỏ luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem. 

30 thg 6, 2019

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

Kèn được thiết kế gồm có 3 phần và thường được thổi theo nhiều giai điệu khác nhau. 

12 thg 3, 2019

Lễ hội lớn nhất Lạng Sơn: Dân ùa ra đường chật kín các con phố

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra từ ngày 22 - 27 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn. Đoàn rước kiệu di chuyển từ đền Tả Phủ về đền Kỳ Cùng thu hút hàng vạn người dân địa phương cũng như du khách thập phương. 

Là một trong những lễ hội quy mô lớn và dài nhất tại thành phố Lạng Sơn, lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự. Từ năm 2016, lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.