Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 11, 2023

Gốm Phước Tích - dấu ấn gốm cung đình Huế

Bến nước cổ bên bờ sông Ô Lâu, nơi ghi dấu tích về một thời cực thịnh của làng gốm cổ Phước Tích. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nghề gốm ở Phước Tích có bề dày hơn 500 năm, từng nổi tiếng khắp miền Trung. Làng Phước Tích không chỉ sản xuất các loại gốm gia dụng như trách, chậu, om, niêu, ấm, tộ, bình vôi, chum, ghè, thạp, thống... mà còn có nhiều sản phẩm mang tính mĩ thuật cao được trưng dụng trong Hoàng cung triều Nguyễn và đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Sử cũ kể rằng, vào thời nhà Nguyễn, triều đình có một biệt lệ dành riêng cho làng Phước Tích. Đó là mỗi năm dân làng phải cung tiến vào cung khoảng 400 chiếc om đất để nấu cơm cho vua. Triều đình còn quy định rằng dân làng không ai được giữ lại loại om có hình dáng giống như om tiến cung để dùng mà phải làm loại om khác, nếu phát hiện ra sẽ bị xử phạt rất nặng. Vì thế, mỗi năm dân làng phải hai lần dong thuyền chở om vào cung. Hành trình khởi đầu dọc theo sông Ô Lâu, ra đầm phá Tam Giang, rồi ngược dòng sông Hương để chở om vào Hoàng thành cung tiến.

27 thg 9, 2023

Nghề làm lò đất ở Long Xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.


Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.

7 thg 9, 2023

Ngậm ngùi 'vương quốc đỏ' bên dòng phù sa

Buổi sáng trên tỉnh lộ 902 chạy cặp bờ sông Cổ Chiên từ huyện Long Hồ xuống huyện Mang Thít (Vĩnh Long), người xe tấp nập.

Một góc “vương quốc đỏ” Vĩnh Long bên bờ sông - Ảnh HÙNG ANH

Tỉnh lộ 902 cặp bờ sông Cổ Chiên - con lộ dài hàng chục cây số đi qua nhiều xã, bên đường những miệng lò nung như những cây nấm khổng lồ bằng gạch đỏ vươn lên trời cao nhưng không còn hoạt động.

Nhờ dòng Cổ Chiên bồi đắp, Vĩnh Long có đất sét rất tốt, phù hợp làm đồ gốm độc đáo. Hy vọng làng nghề xuất khẩu này sẽ phục hồi.

Ông LÊ VĂN MÔN

Giữ nghề trồng lác trăm năm

Nhắc tới nghề dệt chiếu ở Long An, hầu như ai cũng biết làng dệt chiếu Long Định, Long Cang (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã đi vào thơ, nhạc và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, phía bên kia dòng Vàm Cỏ Đông, thuộc địa bàn huyện Tân Trụ cũng có những người miệt mài trồng lác, dệt chiếu và góp phần giữ nghề truyền thống trăm năm.

1. Nghề dệt chiếu ở huyện Tân Trụ xuất hiện chính xác từ khi nào không ai nhớ rõ, tuy nhiên, nhiều thế hệ người dân sinh ra và lớn lên ở khu vực xã An Nhựt Tân (nay là xã Tân Bình, huyện Tân Trụ) đã biết đến nghề trồng lác, dệt chiếu. Nghề vẫn được duy trì cho đến nay, dù giảm nhiều so với thời gian trước.

Đi dọc theo Đường tỉnh 832, khu vực gần khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, không khó để thấy hình ảnh người dân bó lác thành bó, phơi dọc 2 bên lề đường. Những cánh đồng lác xanh thấp thoáng phía xa, gần khu vực bờ sông và sau những ruộng lúa vàng, vườn cây ăn trái. Nghề trồng lác vẫn được người dân trong vùng gìn giữ. Với vài người, trồng lác vẫn là công việc mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.

Lác bán cho thương lái phải được chẻ nhỏ, phơi khô và phân loại sẵn

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh…

Bánh gai Đông Sơn có vị thơm, ngon đặc trưng so với bánh gai ở các vùng miền khác. Ảnh: Thanh Phúc

29 thg 8, 2023

Người Mông xứ Thanh làm giấy dó đón Tết

Làm giấy dó từ cây rừng thờ cúng tổ tiên là một phong tục độc đáo của người Mông ở miền núi Thanh Hóa. Sản vật này được đồng bào xem là vật linh thiêng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình trong dịp Tết cổ truyền.

Bột giấy được phơi trên khung bằng vải. Trước khi phơi, khung được rửa sạch để bột giấy không bị dính bụi bẩn ảnh hưởng đến độ kết dính, chất lượng giấy.

24 thg 8, 2023

Làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi ở Cần Thơ

Đến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, du khách được trải nghiệm quy trình làm bánh, di sản văn hóa phi vật thể của xứ Tây Đô.


Bánh tráng là đặc sản của Nam Bộ. Nếu Đông Nam Bộ có bánh tráng Tây Ninh thì Tây Nam Bộ có bánh tráng Thuận Hưng.

Đại diện Phòng Văn hóa Thông tin quận Thốt Nốt cho biết làng nghề Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Nghề làm bánh tráng ở đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể hồi tháng 5.

15 thg 8, 2023

Đến Hội An thăm làng nghề mộc Kim Bồng

Từ nghề đóng ghe bầu truyền thống xưa, các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) dù trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn vẫn giữ nghề xưa từng một thời vang bóng.

Các công trình nghiên cứu ghi lại, lịch sử làng nghề mộc Kim Bồng bên bờ sông Thu Bồn (xã Cẩm Kim, TP. Hội An) gắn liền với lịch sử phát triển khu phố cổ Hội An, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Đến thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng.

Làng nghề mộc Kim Bồng có lịch sử hơn 600 năm với nghề đóng ghe bầu, làm đồ gỗ nội thất, điêu khắc gỗ, làm nhà gỗ... Giai đoạn từ thế kỷ 15 - 17 là thời kỳ hưng thịnh của ghe bầu, gắn liền với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương cảng Hội An.

8 thg 8, 2023

Ghé làng nghề 200 tuổi, khách tự tay tráng bánh, làm đặc sản nức tiếng Cần Thơ

Không chỉ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành địa điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách khi đến xứ Tây Đô.

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia, 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng là địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị, thu hút đông đảo du khách ghé thăm khi du lịch Cần Thơ

20 thg 7, 2023

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông


Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải. Trong tất cả các công đoạn đó thì phương pháp vẽ sáp ong luôn tạo nên sự độc đáo vì nó là đặc trưng riêng chỉ được truyền qua các thế hệ trong gia đình người Mông. Người Mông sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải nhằm che phủ những vị trí mong muốn của vải. Sau khi vẽ tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn. Vải có hình hoa văn được thêu thủ công thành nhiều sản phẩm khác nhau bán trên thị trường.

8 thg 6, 2023

Ấn tượng lễ tế Tổ bách nghệ ở Huế

Chiều 5/5, tại công viên Tứ Tượng bên bờ sông Hương Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 đã tổ chức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống Việt. Đây là một trong những chương trình chính của kì Festival; được tổ chức trang trọng, đậm chất nghi lễ, văn hóa Huế nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với người xem.

Lễ tế Tổ bách nghệ là nghi thức truyền thống nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã có công khai sinh ra các nghề truyền thống của người Việt, cũng như để cầu mong cho việc làm ăn, sản xuất luôn được may mắn, phát triển và thịnh vượng. Ngay sau nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ là Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công tiêu biểu của Huế và của các làng nghề trên cả nước.

1 thg 6, 2023

Bảo tồn làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các chị ở bản Xiềng bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.

Trang phục của người Thái đen ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt lên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết. Ảnh: Đình Tuyên

30 thg 5, 2023

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư

27 thg 5, 2023

Làng Sơn Đồng – Tinh hoa mỹ nghệ trăm năm tuổi

Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc tượng, làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Quang cảnh một xưởng chế tác tượng tại làng Sơn Đồng.

10 thg 4, 2023

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long

Vĩnh Long có rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến nghề làm tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Đây là một trong những làng nghề truyền thống đã hình thành hơn trăm năm. Trải qua thăng trầm, làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nay vẫn đỏ lửa reo vui. Sản phẩm làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa nổi tiếng khắp nơi. Dùng cho người ăn chay, ăn mặn, đám tiệc, tặng phẩm cho khách sau chuyến du lịch Vĩnh Long.

Làng nghề tàu hũ ky xã Mỹ Hòa – Vĩnh Long

3 thg 3, 2023

Độc đáo nghề làm gốm cổ ngàn năm không cần bàn xoay

Bàn xoay là dụng cụ không thể thiếu trong nghề làm gốm. Ấy vậy mà, cả làng gốm cổ ngàn năm tuổi không có bất kỳ bàn xoay nào. Đó là một trong những nét độc đáo của làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật gốm Bàu Trúc được cho ra đời từ đầu thế kỷ thứ 12. Tổ nghề là ông Poklong Chanh một vị quan của người Chăm, dạy phụ nữ trong làng Paley Hamu Trok làm nghề, do nơi đây có nguyên liệu phù hợp. Nghề cứ truyền từ mẹ sang con đến nay làng nghề có tên Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Làng cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về hướng nam.

Các sản phẩm gốm sau khi được tạo hình, phơi nắng để chuẩn bị đưa vào nung. Ảnh: CHÍ NHÂN

28 thg 1, 2023

Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam

Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…

Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh

Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.

19 thg 1, 2023

Những ngày giáp Tết ở “thủ phủ” mật mía Thạch Thành

Những ngày gần Tết Nguyên đán là thời điểm người dân huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tất bật với nghề truyền thống làm mật mía phục vụ khách hàng dịp năm mới.

Những ngày này, các lò nấu mật mía tại khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng, phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Làng nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu (Tân Châu, Thiệu Hóa) đã có hơn 100 năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Càng gần Tết Nguyên đán, không khí làm bánh đa lại càng nhộn nhịp, hối hả, ai cũng mong chờ vào vụ sản xuất chính của năm này.

Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.

Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.

Làng nghề đúc đồng hàng trăm năm tuổi nhộn nhịp cận Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết làng đúc đồng Trà Đông lại nhộn nhịp hơn thường ngày. Để cung ứng ra thị trường số lượng lớn đồ lưu niệm, đồ thờ, nhiều cơ sở đức đồng phải thức xuyên đêm đỏ lửa.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một vùng đất giàu truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng. Vào dịp này, những người thợ tại đây đang làm việc liên tục để hoàn tất đơn hàng cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.