Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 8, 2020

Làng nghề Trường Sơn - nơi lưu giữ bản sắc Việt


7 năm trước, tôi đã tìm đến nơi này và thật sự ngạc nhiên trước một rừng hoa mai trong phố, được chủ nhân chăm sóc và mở cửa cho khách tham quan. Khi ấy, mọi người quen với tên gọi “Vườn mai Trường Sơn” và từ đó nao nức đợi vào những ngày cuối năm, vườn mai (số 8 Trường Sơn, Nha Trang) mở cửa để tìm tới dạo chơi, ngắm nhìn và tận hưởng. Với tổng diện tích rộng gần 20.000 m2, nơi đây đã trở thành một vườn hoa đa sắc trong phố với biết bao giống hoa được gây trồng, rực rỡ cả một góc trời, từ những gốc hoa mai quý cho đến hoa hướng dương, hoa hồng, hoàng yến… 

4 thg 8, 2020

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ

Xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi có tới cả bảy làng làm nghề khảm trai đang thu hút rất đông lao động địa phương cũng như các vùng lân cận tham gia sản xuất. Từ đôi bàn tay cần mẫn tài hoa, mỗi năm nghề khảm trai Chuyên Mỹ xuất ra thị trường hàng triệu sản phẩm lớn nhỏ tinh xảo, đa dạng từ sập gụ, tủ, bàn ghế, khảm trai, hoành phi câu đối, tranh sơn mài...

Nằm ven sông Hồng, xã Chuyên Mỹ với hàng loạt các làng nghề khảm trai liền kề nhau san sát như Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ... gần đây thu hút rất đông lao động địa phương tham gia vào các cơ sở sản xuất. 


Người nghệ nhân già đang miệt mài sáng tạo bên bức tranh khảm trai của mình. 

29 thg 7, 2020

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng. 

Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách 

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày. 

28 thg 7, 2020

Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.


23 thg 7, 2020

Tinh hoa gốm Chăm

Những bức phù điêu, họa tiết trang trí, tượng vũ nữ apsara... bằng gốm được trang trí trong những đền đài rêu phong, cổ của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ vẫn tồn tại hơn 1000 năm nay; những điệu múa cổ xưa như múa lu, múa đội nước... cũng được các vũ nữ sử dụng gốm làm đạo cụ mô phỏng lại những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đang thu hút du khách gần xa. Có thể nói, gốm không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống mà nó còn được ví như “vật trung gian” để người Chăm giao tiếp với thế giới thần linh. Từ những thông tin trên đã thu hút chúng tôi về với làng gốm cổ Bàu Trúc ở Ninh Thuận để khám phá tinh hoa nghề làm gốm của người Chăm. 

Độc đáo Gốm Bàu Trúc 


Chúng tôi về Ninh Thuận, vùng đất khô hạn nhất Việt Nam giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhiều hoạt động kinh tế, du lịch bị đình trệ do dịch COVID -19 và hạn hán nhưng tại làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn nhộn nhịp các hoạt động sản xuất. Tại các gia đình, các nghệ nhân vẫn cần cù nặn và các lò nung vẫn đỏ lửa để cho ra lò những mẻ gốm mới.


Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 90% trong số đó vẫn làm nghề gốm.

18 thg 7, 2020

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.

16 thg 7, 2020

Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải

Nghề ươm cây keo lai đã giúp cho sự phát triển kinh tế của thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ngày càng đi lên, đời sống của người dân nơi đây khấm khá hơn so với những năm trước đây.

Quy trình trồng và chăm sóc khép kín
Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.

Chị Nguyễn Thị Năm đang chăm sóc vườn ươm. 

6 thg 7, 2020

Làm cá khô ở làng biển

Cắt đầu, xẻ, ướp muối, phơi không ngừng tay suốt 8 giờ, mình mẩy ám mùi tanh là công việc của những người làm cá khô ở thị trấn Phước Hải.


Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) hiện có 40 hộ làm cá khô. Trong đó, cơ sở bà Nguyễn Thị Bích Vân rộng 1.800 m2, là nơi sản xuất lớn nhất. Mỗi ngày, ở đây phơi hơn 3 tấn cá đù, đuối, ó..., thu khoảng 1,5 tấn cá khô. 

4 thg 7, 2020

Làng nghề truyền thống làm chuối khô ở Cà Mau

Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Làng nghề truyền thống ép chuối khô chủ yếu tập trung ở 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong những địa phương có nghề trồng chuối và là nguồn chuối nguyên liệu lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Làng nghề này nằm gần khu di tích lịch sử cấp quốc gia Hòn Đá Bạc và cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km.
Không ai xác định được nghề ép chuối khô bắt đầu từ khi nào. Có người nói hơn 60 năm, nhưng cũng có người nói đến khoảng 100 năm. Vùng đất Cà Mau vốn thích nghi để cho nhiều loại cây chuối phát triển. Vào mùa chính vụ, chuối chín nhiều, ăn không hết, bán cũng ít có người mua nên người trồng chuối Cà Mau nghĩ ra việc ép chuối phơi khô để ăn dần. Dần dần, chuối khô đã trở thành một đặc sản của vùng đất Cà Mau. Trải qua những thăng trầm, biến đổi, nhiều thế hệ gia đình nơi đây vẫn tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. 

Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình 

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

3 thg 7, 2020

Làng nghề đúc đồng Tống Xá

Làng Tống Xá (xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) từ xưa đã được nhiều người biết đến là nơi khởi nguồn của nghề đúc đồng nổi tiếng thành Nam. Trải qua thăng trầm của thời gian, nghề đúc đồng vẫn phát triển, ngày càng khẳng định tên tuổi của sản phẩm đồng Tống Xá đồng thời đem đến cuộc sống no đủ cho người dân trong vùng.

Cách đây 900 năm, cụ tổ Nguyễn Minh Không đã về đây lập ấp, mở mang nghề đúc. Từ những kinh nghiệm của cha ông để lại và sự khéo léo của đôi bàn tay, người dân đã đúc được những sản phẩm tinh xảo hơn (lư đồng, đỉnh đồng, bát bửu, chân nến, tranh đồng, khắc chữ, ngũ sự, tượng chân dung hoặc bán thân, tượng linh vật, mặt trống đồng...) Dọc theo phố chính khá khang trang của thị trấn Lâm (xã Yên Xá, huyện Ý Yên), những cửa hàng, gian hàng trưng bày sản phẩm của các hộ gia đình mọc lên san sát. Không khí mua bán nhộn nhịp làm con phố thêm sầm uất. Sản phẩm đồng của làng Tống Xá không chỉ được bán lẻ mà còn được bán với số lượng lớn, theo các chuyến xe liên tục đưa tới các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. 

Rót đồng nung chảy vào khuôn đúc trong một cơ sở đúc đồng ở thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. 

26 thg 6, 2020

Làng lụa Vạn Phúc – “thiên đường sống ảo” giữa lòng Hà Nội

Ghé Làng lụa Vạn Phúc( Hà Đông) vào một ngày nắng đẹp rực rỡ, du khách như thể đang lạc vào một “thiên đường sống ảo” có một khong hai giữa lòng thủ đô. 

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) nổi tiếng không chỉ vì là một làng nghề dệt lụa tơ tằm trứ danh mà còn nhờ sở hữu tiềm năng du lịch to lớn. 

25 thg 6, 2020

Xóm xu xoa

Khi nhắc tới món ăn xu xoa, người ta nghĩ ngay đến miền biển đảo như Lý Sơn, nơi có nguồn rong biển dồi dào. Thế nhưng, nghề này cũng theo những lái buôn di cư về phố. Họ thu mua rồi chở về thành thị, phơi khô để cung ứng cho thị trường và nấu bán cho khách, kiếm lời, hình thành một xóm nhỏ chuyên làm nghề này.

Nghề lâu đời
 


Món xu xoa được nấu từ rau xu xoa, một loại rong biển mọc tự nhiên. Mùa rong biển rộ nhất là vào khoảng tháng Giêng cho đến tháng 5 Âm lịch hằng năm và đây cũng là lúc con đường Nguyễn Văn Linh, ở phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) trở nên bận rộn nhất. Người dân ở đây tất bật vào mùa sơ chế nguyên liệu để cung ứng ra cho thị trường, khách hàng chủ yếu là những người bán xu xoa trong tỉnh.

Bà Dương Thị Kim Hương, 54 tuổi bộc bạch, bà đã có 30 năm gắn bó với nghề làm rau xu xoa tại khu vực này. Còn để tỏ tường hơn về gốc gác của nghề thì bà cũng chỉ nghe kể lại từ các bậc cao niên nhưng ước cỡ cũng trăm năm. Nhiều nhà đã trải qua mấy đời làm nghề.


Ở đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) có nhiều hộ dân làm nghề chế biến rau xu xoa. 

24 thg 6, 2020

Làng bột Sa Đéc – Làng nghề truyền thống hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Không chỉ là vựa hoa của khu vực Miền Tây Nam Bộ, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) còn nổi tiếng với làng làm bột truyền thống hơn 100 năm. Nằm bên dòng Sa Giang hiền hòa, làng bột Sa Đéc nức tiếng nhờ chất lượng vượt trội và hương vị đặc trưng riêng biệt khó có nơi nào sánh kịp.

Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ. Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo.

Không ai biết chính xác thời điểm làng bột ra đời là từ lúc nào, chỉ biết rằng từ thời xa xưa, với sẵn nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào, trong lúc nông nhàn, những nông dân Sa Đéc đã sáng tạo ra cách làm bột, để từ đó làm thành các loại bánh, sợi cho phong phú bữa ăn.

23 thg 6, 2020

Nghệ thuật khảm trai Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ (thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội). Làng nổi tiếng với nghề khảm trai có truyền thống lâu đời và được ông Tổ Trương Công Thành (làm quan thời Vua Lý Nhân Tông) mang những mảnh trai ốc đẹp khảm vào đồ thờ cúng rồi dạy cho dân làng cách làm. Từ đó dân làng có nghề khảm trai và đời sống ngày một phát triển hơn. 

Hiện nay thôn Chuôn Ngọ vẫn còn ngôi đền cổ kính thờ tổ nghề khảm trai Trương Công Thành. Một số câu chuyện khác về ông Tổ nghề khảm trai cũng được lưu truyền ở làng là Nguyễn Kim và Vũ Văn Kim.

Thời gian hành nghề là khoảng thế kỷ XIX, cho tới nay, làng nghề vẫn luôn được lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi, tinh xảo hơn, trở thành một trong những nghề thủ công truyền thống độc đáo. Trước đây, người thợ làng Chuôn Ngọ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”...

Theo thời gian và xu thế hội nhập, người nghệ nhân khảm trai tại đây đã từng bước nâng cao tay nghề, sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như phong cảnh non nước, danh lam thắng cảnh, khắc họa chân dung… Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước... 

Khảm trai trên Sập gụ, tủ chè làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội).

22 thg 6, 2020

Nghề khe hàu trên bãi đá

Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.

Những con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều rút.

21 thg 6, 2020

Nghề cào hến trên sông Lam

Những ngày nắng nóng gần 40 độ, người dân vẫn ngâm mình trên sông Lam cào hến kiếm 200.000 đến 400.000 đồng mỗi ngày.

Từ 6h, anh Nguyễn Văn Thanh, 38 tuổi, ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương mang theo chiếc cào bằng sắt nặng 9 kg, chai nước uống và điếu thuốc lào tới bờ sông Lam cách nhà vài trăm mét.

Bỏ đồ nghề lên thuyền, anh Thanh chạy ngược dòng khoảng một cây số tới khúc sông nước sâu hơn một mét, rồi nhảy xuống nước bắt đầu cào hến.


Với kinh nghiệm gần 10 năm làm nghề, anh Thanh biết khúc sông này năm nào cũng có hến nhiều hơn khu vực lân cận. Hến thường nằm ở nơi nước không quá sâu, dòng chảy êm, nhiều cát.

17 thg 6, 2020

Mùa thu hoạch cói

Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.

Nhũng ngày này, các hộ dân ở các ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) vào mùa thu hoạch cói.

14 thg 6, 2020

Nhớ thương nón lá chợ Đình

Chợ Đình, xã Tịnh Bình (Sơn Tịnh) nổi tiếng từ xa xưa với mặt hàng nón lá. Theo dòng chảy của thời gian, nghề làm nón lá dần mai một, để lại sự tiếc nuối trong lòng những ai từng yêu quý chiếc nón lá chợ Đình.

Một thời tấp nập


Bên chiếc khung làm nón lá, bà Bùi Thị Xí (73 tuổi) ở xóm Khánh Tượng, thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình như quay trở lại thời gian khi bà ở tuổi đôi mươi. Ngày đó, nhà nào cũng có khung làm nón, nhiều nhất là các thôn Bình Nam, Bình Bắc. 

Bà Bùi Thị Xí (ở giữa) thường đem khung làm nón ra ngắm nghĩa và kể chuyện cho các cháu nghe về nghề truyền thống của cha ông. 

4 thg 6, 2020

Đỏ lửa giữ nghề thổi thủy tinh ở thủ đô

Bằng các công cụ thô sơ và kỹ thuật điêu luyện, người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) từ đời này qua đời khác đã làm ra những sản phẩm gia dụng từ nghề thổi thủy tinh.

Thổi thủy tinh là nghề truyền thống lâu đời tại xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) - Ảnh: MAI THƯƠNG 

11h, Hà Nội nắng cháy đổ lửa. Trong căn xưởng nhỏ gần 20m2 tại thôn Hoàng Xá (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội), anh Lê Xuân Tiến cùng các nhân công vẫn miệt mài đỏ lửa với nghề thổi thủy tinh.