Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 5, 2022

Nguyễn Đình - dòng họ vang danh trên quê hương cách mạng

Trên quê hương của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có một dòng họ nổi danh với truyền thống cách mạng, đó là dòng họ Nguyễn Đình (chi 6, phái 3).

Theo gia phả dòng họ ghi lại, Nguyễn Đình chi 6, phái 3 (gọi tắt là chi tộc) có lịch sử gần 200 năm, cụ tổ là Nguyễn Đình Trín và vợ là Phan Thị Thường. Hai cụ sinh được 6 người con, trong đó, 3 người con trai, 3 người con gái.

Gia phả chi tộc Nguyễn Đình còn ghi lại tên tuổi các thành viên làm rạng danh dòng họ. Trong ảnh: Con cháu dòng họ Nguyễn Đình trao đổi về gia phả chi tộc.

6 thg 5, 2022

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

Phan Đình Phùng (1847-1895) hiệu là Châu Phong, sinh ra ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ).

Sau khi thi đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Về sau, ông được cử làm ngự sử của Viện Đô Sát tại Kinh Thành. Năm 1883, ông trở về quê không làm quan nữa do bất bình thời cuộc.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tham gia ngay từ đầu, tập hợp các sỹ phu, văn thân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình khởi nghĩa. Ông trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, do bị thương nặng, Phan Đình Phùng hy sinh tại đại bản doanh của khu căn cứ Vũ Quang vào ngày 28/12/1895. Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương, là anh hùng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam noi theo.

Ghi nhớ công lao của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, gia đình, dòng họ và Nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để thờ phụng, tôn vinh người anh hùng quê hương đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2006/QĐ- BVHTT ngày 29/5/2006.

 

Từ ngã tư thị xã Hồng Lĩnh đi theo Quốc lộ 8A về phía Tây gần 20 km là đến địa bàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Nhà thờ Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái.

28 thg 4, 2022

Đền Voi Mẹp - điểm đến tâm linh của người dân Đức Thọ

Đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được biết đến là một công trình kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái.

Di tích đền Voi Mẹp còn có tên gọi là đền Cả, đền Thánh Mẫu, trước thuộc địa phận xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ.

Mực nhảy Vũng Áng hấp dẫn du khách

“Đến hẹn lại lên”, ngay từ đầu mùa hè, đặc sản mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hấp dẫn du khách muôn phương tìm đến thưởng thức.

Hằng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch là du khách gần xa lại tìm về xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh để thưởng thức món ăn nức tiếng - mực nhảy Vũng Áng.

25 thg 4, 2022

Về Hà Tĩnh đừng quên ghé chợ cá Cồn Gò!

Chợ cá Cồn Gò nằm dọc theo đường đê chắn sóng của xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), cách Khu du lịch Thiên Cầm chừng 2 km. Chợ hoạt động từ 3h sáng hằng ngày và kết thúc lúc bình minh ló dạng.

3h sáng, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp tàu thuyền nối đuôi nhau vào cập bến Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để bán hải sản sau một đêm ròng rã vươn khơi. Do luồng lạch bị bồi lấp, các thuyền không thể cập sát bờ nên phải dừng cách bờ 30 - 40m rồi đưa hải sản vào bằng thuyền thúng.

5 thg 4, 2022

Tươi mới bức tranh du lịch sinh thái trên miền núi thơm Hà Tĩnh

Ngay sau khi có chủ trương mở cửa du lịch thích ứng trong tình hình mới, các cơ sở, doanh nghiêp hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tái kích hoạt để sẵn sàng đón khách trong mùa cao điểm.

Những ngày đầu tháng 3, khi những đồi chè vươn mầm xanh tốt cũng là lúc người nông dân xã Sơn Kim 2 bước vào vụ thu hoạch. Đây cũng là thời điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm thu hái chè và chụp ảnh cưới, ảnh lưu niệm.

Những đồi chè tại xã Sơn Kim 2 - điểm du lịch sinh thái cộng đồng của địa phương. Ảnh Minh Lý

26 thg 3, 2022

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.

24 thg 3, 2022

Chiêm bái ngôi đền thờ danh tướng trấn giữ biên cương xứ Nghệ

Ngự trên núi Nam Giới, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi nổi tiếng là một trong bốn ngôi đền linh thiêng của vùng đất Nghệ Tĩnh với câu thành ngữ: "nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".


Quang cảnh đền thờ Chiêu Trưng đại vương Lê Khôi.

Ngôi đền mê hoặc lòng người bởi một vẻ đẹp hài hòa của núi non, biển trời hùng vĩ. Lễ hội đền Chiêu Trưng được xem là lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Tĩnh, mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc của ngư dân vùng cửa biển.

4 thg 3, 2022

Hương Tích tự - danh lam trên đỉnh non Hồng



Hương Tích tự - từ nhiều năm nay đã trở thành địa điểm linh thiêng không thể thiếu trong cuộc hành hương về cõi Phật, trong hành trình du xuân của rất nhiều người. Du khách đến để dâng hương, hành lễ, nguyện cầu cho một năm an lành và để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non nước, mây trời, của thiên nhiên hùng vĩ.

2 thg 3, 2022

Ngắm tháp đá cổ hơn 500 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ Cẩm Duệ ở thôn Quang Trung (xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm tuổi, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân đến đây dâng hương, cầu nguyện.

Theo sử sách ghi lại, Tháp đá cổ Cẩm Duệ hay còn gọi là Tháp Am là ngôi tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ XVI tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay thuộc thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).

8 thg 2, 2022

Chiêm ngưỡng tháp đá cổ 'độc nhất vô nhị' ở Hà Tĩnh

Tháp đá cổ kính hơn 500 năm tuổi được người dân xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên xem như báu vật, thường xuyên trông coi, hương khói hết sức bài bản.

Tháp đá Cẩm Duệ là ngôi tháp cổ “độc nhất vô nhị” được xây dựng tại xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay là xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

5 thg 2, 2022

Chợ cá Cồn Gò ở Hà Tĩnh

Trời hừng sáng, tàu thuyền đánh bắt trở về và không khí mua bán hải sản ngay trên cồn cát ven biển, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho du khách.

Toàn cảnh chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, chủ kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.

“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

23 thg 1, 2022

Hương vị cam bù Hà Tĩnh

Thuở còn thơ bé, tôi được mẹ kể rằng, bà ngoại tôi trước khi mất chỉ thèm ăn một múi cam bù. Câu chuyện ấy theo tôi suốt một thời thơ ấu, lòng luôn nghĩ suy về những gắn bó giữa đất với người.

Hương Sơn là huyện miền núi giáp biên giới Việt Lào. Nơi đây có núi non trùng điệp, hùng vĩ và dòng sông Ngàn Phố hiền hòa, thơ mộng. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều sản vật, trong đó có giống cam bù thơm ngon với hương vị đặc trưng, không trộn lẫn với bất kỳ hương vị của loại trái cây nào khác. Người lần đầu nếm vị cam bù có thể chưa thích liền.

Cam bù Hương Sơn quả to, có màu sắc đẹp và tươi lâu.

19 thg 1, 2022

Vào vựa hành tăm lớn nhất Hà Tĩnh, xem người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.

Xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc) có 9/10 thôn sản xuất hành tăm với diện tích khoảng 130 ha. Đây là nơi có số lượng diện tích trồng hành nhiều nhất tỉnh Hà Tĩnh.

18 thg 1, 2022

Ngược ngàn rong ruổi săn ong rừng

Thời tiết chuyển lạnh, loài ong rừng đi tìm tổ mới, đây cũng là lúc người dân Hà Tĩnh mang theo đồ nghề di chuyển lên các vùng núi để săn ong.

Khoảng 2 tháng nay, hàng trăm “thợ săn” ong ở miền núi Hà Tĩnh chạy xe máy lên các con suối, khu rừng để săn ong. Dụng cụ mang theo là những chiếc vợt tự chế bằng màn, tổ và ít nước, thức ăn dự trữ.

17 thg 1, 2022

Làng làm đũa cau Nàng Rưng tất bật đón Tết

Từ những cây cau rừng hay còn gọi là cau Nàng Rưng, qua đôi tay chế tác của người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã trở thành món hàng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.

Nằm bên ga tàu ở thôn 1, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh được biết đến với nghề làm đũa cau Nàng Rưng. Ở đây hiện có 20 hộ dân theo nghề. Những ngày cuối năm, người dân làng nghề tất bật để làm đũa phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày Tết.

27 thg 12, 2021

Địa đạo nơi các tướng lĩnh bộ đội Trường Sơn hoạt động

Trong khuôn viên rộng khoảng 5.000 m² tại Hương Khê (Hà Tĩnh) là hệ thống đường hầm, hào, địa đạo được kết nối với nhau và là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn đặt sở chỉ huy tiền phương.

Năm 1966, do bị địch đánh bom, bắn phá, Sở chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đã quyết định di chuyển từ huyện Minh Hóa (Quảng Bình) về đóng quân tại xã Hương Đô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh).

Đây là nơi được Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tiền phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn đặt Sở chỉ huy từ năm 1966 - 1970 của 3 đơn vị: Tiền phương Tổng cục Hậu cần; Bộ Tư lệnh Đoàn 559; Bộ Tư lệnh Đoàn 500.

12 thg 12, 2021

Lộc Hà có bún Đại Lự - vừa dai sợi vừa thơm ngon

Từ bao đời nay, người dân thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề làm bún truyền thống. Nghề làm bún đã tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát triển...

Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Đại Lự (xã Hồng Lộc) chuẩn bị đưa sản phẩm của quê hương đến với người tiêu dùng.

Để chuẩn bị cho phiên chợ chiều, từ lúc 9h sáng, chị Nguyễn Thị Hiền đã phải gấp rút ngâm gạo, nghiền ướt mịn, làm ráo, nhào, ép đùn... để 2h chiều kịp đến cơ sở của anh Đặng Đỉnh lọc bột, làm sợi, hấp chín (sản phẩm cuối cùng).

3 thg 12, 2021

Đình Hội Thống - ngôi đình cổ xưa ở Hà Tĩnh

Được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660, dưới triều Lê Thần Tông, đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở Nghệ Tĩnh.

Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội.

Cách TP Hà Tĩnh 61 km về phía Đông - Bắc, đình Hội Thống ngoảnh mặt hướng Tây, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (chữ Hán) gồm 2 tòa chính là nội tẩm và bái đường. Hai đầu là lầu chuông, gác trống. Tại tòa nội tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi 4 chữ Hán: “Xuân - Đài - Thọ - Vực”. Đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500 m², tại làng Hội Thống (nay là xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

2 thg 12, 2021

Hà Tĩnh: Phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn

Tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh…

Ông Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo cứu hệ thống các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn, có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tấm bia đá cổ thời Nguyễn được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn, thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).