Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 1, 2018

Ấn tượng khi trải nghiệm đỉnh Mã Pì Lèng

Xuân sắp về, cung đường trên đỉnh Mã Pì Lèng, một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của vùng núi phía Bắc sẽ mang đến cho bạn bao điều trải nghiệm.

Đèo Mã Pì Lèng là con đèo nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Người Mông ở đây vẫn thường hay gọi nghĩa của từ Mã Pì Lèng- con đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất là “sống mũi con ngựa” hay “sống mũi con mèo”

29 thg 12, 2017

Hà Giang mùa tam giác mạch trên cao nguyên đá

Du khách đổ về Hà Giang mùa này để tham quan, chụp hình tại những vườn hoa tam giác mạch nở rộ. Đồng thời còn mua bánh đặc sản về làm quà. 

Tam giác mạch chủ yếu được trồng tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc

Tam giác mạch được biết đến như một "đặc sản" của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Những ngày này, trên các triền núi, các khu ruộng bậc thang, người dân tất bật thu hoạch tam giác mạch chín.

Tam giác mạch được trồng từ tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12 hàng năm, được trồng chủ yếu tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

25 thg 12, 2017

Ngây ngất với đặc sản Hà Giang mùa tam giác mạch

Lên Hà Giang mùa này, đừng chỉ mê mải với vẻ đẹp của hoa tam giác mạch mà bỏ quên những món đặc sản độc đáo và thơm ngon. Bánh tam giác mạch bùi bùi, cháo ấu tẩu ngọt thơm và món thắng cố đậm đà… chắc chắn sẽ làm chuyến đi của du khách thêm phần thú vị.

Bánh tam giác mạch 

Từ khoảng giữa tháng 10, trên cao nguyên đá Hà Giang đã tràn ngập sắc tím hồng của những bông tam giác mạch. Hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về, ai cũng muốn chiêm ngưỡng và lưu lại trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt diệu chỉ xuất hiện một lần trong năm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hạt tam giác mạch cũng được người dân bản địa tận dụng để chế biến nên món bánh đặc trưng. 

Bạn có thể thưởng thức bánh tại các phiên chợ hay mua về làm quà. 

10 thg 11, 2017

Phiêu diêu đỉnh đèo

Với nhiều người, Mã Pí Lèng là con đèo hiểm trở nhất, hoặc ít nhất là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm: Mã Pí Lèng, Pha Đin, Khau Phạ và Ô Quy Hồ). Hiểm trở nhất, chứ không phải dài nhất, vì Mã Pí Lèng "chỉ" dài 20 km (dài nhất là đèo Khánh Vĩnh nối Nha Trang và Đà Lạt, 33 km). Hiểm trở, vì phải lên nhiều dốc thật cao, qua nhiều cua thật gắt. Kỳ vĩ,vì giữa cao nguyên đá chập chùng, mây ở dưới chân, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm lởm chởm đá tai mèo.

Một đoạn đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: PHN

7 thg 11, 2017

Đặc sắc phiên chợ vùng cao Đồng Văn

Chợ Đồng Văn vẫn còn giữ những nét hoang sơ và mang đậm văn hóa vùng cao. Vào ngày phiên Chủ nhật mỗi tuần, bà con từ khắp nơi đổ về chợ, mang theo các sản vật để trao đổi. 

Ở vùng cao, chợ phiên không chỉ để trao đổi buôn bán mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của dân bản. 

6 thg 11, 2017

Chết lặng trên Mã Pí Lèng

Chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng (Hà Giang) làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người. 

Các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ áng ngữ. Ở đó, có hơn 8 vạn đồng bào chìm trong đói nghèo, lạc hậu và chưa từng biết đến một con đường đúng nghĩa.

Để đem ánh sáng văn minh đến với những con người phía sau cổng trời, Trung ương Đảng, Khu uỷ Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc dài 200 km. 

Hơn 2 vạn người bao gồm TNXP và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam được huy động làm đường. Phải mất gần 6 năm con đường mới hoàn thành và được đặt tên là Hạnh Phúc.

Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pí Lèng. 

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ Mã Pí Lèng chẳng khác nào thiên đường. Ảnh: H. Lân 

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 5

Giấc mơ hoa trên miền phên giậu...

Tam giác mạch không chỉ ở Hà Giang, không chỉ dọc tuyến 4C mà ngược qua phía Hoàng Su Phì, Xín Mần mùa này ngập đầy hoa.


Hồi tháng 3 năm nay, khi báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình về nguồn “Tháng 3 biên giới” ở Hà Giang trùng với dịp Hà Giang tổ chức kỷ niệm 50 năm khai sinh “con đường Hạnh Phúc”, chúng tôi may mắn gặp lại hàng trăm cụ ông, cụ bà đã ở tuổi “cổ lai hi”, những thanh niên xung phong (TNXP) thuở nào mười tám đôi mươi đã đi mở tuyến đường này từ nửa thế kỷ trước.

Những ngày theo đoàn xe đưa gần 400 cựu binh TNXP của nhiều tỉnh thành trở lại cung đường xưa, ai ai đều ánh lên niềm vui khi biết máu xương và tuổi xuân của mình đổ ra đã không uổng để tuyến quốc lộ 4C được mang cái tên “cung đường Hạnh Phúc”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 4

Thức dậy những mùa hoa...

Vừa đếm từng “đầu người”, bà Lý Thị Năm ở bản Lùng Thàng (Quản Bạ) vừa bảo: “80.000 đồng”. Đó là số tiền bà thu của một nhóm “phượt” gồm tám sinh viên. 


Cánh đồng tam giác mạch và cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Ng.Quang

Nhóm “phượt” gồm năm bạn nữ và ba bạn nam này vừa đổ bộ xuống ruộng tam giác mạch của bà Năm.

Mặc đồng phục áo phông đỏ với ngôi sao vàng trước ngực - sắc áo mà hầu như các bạn phượt trẻ thường hay mặc, dừng xe cẩn thận bên vệ đường và cả nhóm lao xuống ruộng. Màu áo đỏ nổi bật trên ruộng hoa tam giác mạch đang nở rộ.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 3

Bánh, rượu, trà... và câu chuyện tương lai!

Cùng với rượu tam giác mạch thơm lừng, bánh làm từ tam giác mạch ở Đồng Văn cũng đang mang hình hài mới rất bắt mắt, thơm ngon có vị riêng...


Thu hoạch tam giác mạch - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Khệ nệ nhấc cái nắp vung bằng inox đang chụp lên cái nồi to đùng có đường kính gần... 2m, Dào Văn Hò nói với chúng tôi: “Các anh tới muộn tí nữa, nước bắt đầu sôi thì sẽ không thấy rượu tam giác mạch được nấu thế nào đâu”.

Dào Văn Hò hiện đang là chủ của lò rượu tam giác mạch mang tên Thiên Hương ở Đồng Văn.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 2

“Chiến dịch” tam giác mạch

Trong khi hoa đào nở đón mùa xuân, hoa gạo bập bùng đỏ lửa mùa hạ... thì tam giác mạch lại dám nở để đón mùa đông - mà là mùa đông giá rét trên cao nguyên đá! 


Hai em bé người Mông bên vườn hoa tam giác mạch ở Quản Bạ, Hà Giang ngày 4-11 - Ảnh: Thanh Tùng

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, anh Hoàng Văn Thịnh, khoát tay chỉ lên tấm bản đồ địa phương trên tường phòng làm việc, rê tay theo tuyến đường 4C - cung đường mang tên “Hạnh Phúc” và bảo:

“Năm 2012 chúng tôi chỉ hỗ trợ dân trồng chừng 10 ha phục vụ du lịch, cho dân bán vé thu tiền chụp ảnh chứ không ngờ sức hút của tam giác mạch với du khách kinh khủng như thế này”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 1

Bản “lý lịch” của nàng Lọ Lem


Những ngày này, lên cao nguyên đá Hà Giang cứ có cảm giác gợi nhớ một câu thần chú trong truyện cổ. 

Hoa tam giác mạch - Ảnh: Trần Bảo Hòa

Có điều không phải “Vừng ơi...” mà là “Tam giác mạch ơi, mở ra!”. Kho báu ấy đang hiển hiện trên chập chùng đồi nương, sắc hoa trắng hồng ánh lên kiêu hãnh giữa xám đen đá núi...

5 thg 11, 2017

Chinh phục cung đường đèo Mã Pí Lèng huyền thoại

Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pí Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km. 

Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng. 

Về một con đường mang tên "Hạnh phúc"

Để có được con đường mang tên “Hạnh phúc” nối thị xã Hà Giang với 4 huyện vùng cao phía Bắc, 14 thanh niên xung phong đã vĩnh viễn nằm lạị trên cao nguyên đá. Thuở ấy, 4 huyện vùng cao núi đá: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc chỉ là một huyện mang tên Đồng Văn, huyện lỵ đặt ở thị trấn Phó Bảng. Vùng đất rộng bằng cả tỉnh Bắc Kạn với 8 vạn dân thuộc 16 dân tộc sống biệt lập với thế giới bên ngoài trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu, vì hệ thống giao thông chỉ là đường mòn, phương tiện giao thông chỉ có ngựa và đôi chân của con người.

Đường Hạnh phúc vắt qua Mã Pí Lèng. Ảnh: HUY BA 

4 thg 11, 2017

Phố cổ Đồng Văn giữa lòng núi đá

Thị trấn Đồng Văn nằm trên cao nguyên đá, ở độ cao 1.000 đến 1.600 met so với mặt nước biển. Những năm 1880, khi người Pháp chiếm đóng nơi này thì cao nguyên đá là nơi cung cấp thuốc phiện lớn nhất, họ quy hoạch và xây dựng phố Đồng Văn như là một điểm giao thương. Phố Đồng Văn lọt thỏm giữa bốn bề núi đá bao bọc tạo nên cảnh quan và kiến trúc đặc sắc, trong đó ngôi chợ được xây dựng bằng đá năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến bây giờ.

Cách TP Hà Giang chỉ 150 km nhưng đường đèo dốc khúc khuỷu nên xe đi đến Đồng Văn mất khoảng 5 tiếng. Lại nữa, hành trình từ Hà Giang sang Đồng Văn, du khách sẽ dừng tham quan nhiều điểm lý thú như: Cổng trời Quản Bạ, thung lũng Sũng Là, dinh vua Mèo, cột cờ Lũng Cú... nên khi đến Đồng Văn là trời đã tối và... người đã đuối!

Đêm lòng vòng trong thị trấn Đồng Văn và dạo một chút ở phố cổ chưa đủ để cảm nhận nét lạ của nơi này (nhất là trong tình trạng mệt nhừ), sáng hôm sau lại phải rời đi sớm rồi, nên tui quyết định buổi sáng phải dậy sớm hơn nhiều để lang thang và uống cà phê phố cổ. Và đây là những hình ảnh trong buổi sáng ấy.

Cổng chợ

3 thg 11, 2017

Chờ ở dinh vua Mèo

Không, không phải chờ đợi ai cả, đây chỉ là nói về cô Vương thị Chờ, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo Vương Chính Đức, hiện đang làm hướng dẫn viên du lịch tại dinh nhà Vương ở Đồng Văn.

Dinh vua Mèo ở Đồng Văn, Hà Giang là một kiến trúc quá độc đáo, quá nổi tiếng. Những câu chuyện, thật lẫn huyền thoại về vua Mèo cũng đầy sức hấp dẫn. Vậy nên đã tới Hà Giang thì phải viếng thăm nơi đây thôi.

Lối vào Dinh Vua Mèo

1 thg 11, 2017

Phố cổ Đồng Văn - mê đắm miền biên viễn

Lên Cao nguyên đá Đồng Văn, ngoài thả hồn theo những sườn đồi bát bát nương ngô của người Mông, ngắm hàng trăm vách núi tai bèo giữa đất trời Lũng Cú; đứng trên đỉnh núi Ma Lé nhìn xuống dòng Nho quế đến rợn người, không thể không đắm mình đi giữa phố cổ Đồng Văn. Bởi đây không chỉ là điểm du lịch độc đáo nơi miền biên viễn, mà còn là cái nôi văn hóa đặc biệt cổ xưa nhất của người Mông ở địa đầu Tổ quốc.

1. Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc độc đáo hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm trầm của nó luôn tạo nên sự khác biệt. Những mái nhà trầm mặc ép dưới ngọn núi trập trùng, rảo bước trên con phố lặng lẽ uốn lượn quanh đường bình độ trên triền dốc cao dưới cái nắng chiều vàng ấm áp, chúng tôi như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những cung đường hiểm trở từ Mèo Vạc đến thị trấn đặc biệt này

Một góc phố cổ Đồng Văn

Đêm Đồng Văn thưởng thức cà phê phố cổ

Ngồi trong ngôi nhà cổ sắp bước sang tuổi 102, nhâm nhi tách cà phê nóng hổi và lắng nghe tiếng khèn Mông đủ để khiến người ta quên đi cái giá giữa cao nguyên đá Đồng Văn.

Trên con đường Hạnh Phúc những ngày cuối năm tấp nập từng đoàn xe đưa khách du lịch miền xuôi về cao nguyên đá Đồng Văn. Do cách thành phố Hà Giang 145 km với những cung đường đèo khúc khuỷu, nên gần như chiều tối du khách mới đến đặt chân đến được thị trấn Đồng Văn, sau hành trình Quản Bạ - Yên Minh, khám phá Dinh nhà họ Vương và chinh phục cột cờ Lũng Cú.

Vốn đã biết bao trùm cái lạnh cao nguyên khi thị trấn nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, nhưng cái giá giữa mùa đông sau khi mặt trời khuất núi khiến nhiều người phải rùng mình e ngại. Chỉ trong chốc lát, bóng tối đổ ụp toàn thị trấn. Trên khắp các con đường, bóng người và xe thưa dần, thế vào đó là ánh sáng mờ ảo của những quán nướng ven đường quốc lộ.

30 thg 10, 2017

Mối thâm thù giữa các gia tộc vua Mèo

Ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Phần mộ của vua Mèo Vương Chí Sình tại Đồng Văn, Hà Giang.

Vua Mèo Mèo Vạc và nỗi đau của người bại trận

Bấy lâu nay, khi nhắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều người chỉ biết đến giai thoại của vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình, những con người đã trở thành huyền thoại của vùng đất này. Chính những câu chuyện đó đã làm cho cao nguyên đá càng trở nên mê hoặc lòng người. Nhưng ở cao nguyên đá Đồng Văn còn có một vị vua Mèo tên là Dương Trung Nhân mà vì những biến cố của lịch sử và sự suy vong của gia tộc nên tên tuổi đã dần chìm vào quên lãng ở vùng đất thiêng của người Mông nơi cực Bắc đất nước.

Cận cảnh dinh thự 150 tỷ rộng cả ngàn m2 của "vua Mèo"

Được ví như “báu vật” giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, trải qua bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe nét đẹp giữa núi rừng Tây Bắc. Cách đây 90 năm, chủ nhân căn nhà đã phải bỏ ra 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương để xây dựng, tương đương 150 tỷ đồng.

Cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc, Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn là một công trình kiến trúc tinh xảo, độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Người dân Hà Giang vẫn quen gọi địa danh này với cái tên: Nhà Vương.

Từ cậu bé mồ côi đến vị Vua Mèo cai trị 7 vạn dân

Lịch sử của người Mông Đồng Văn là lịch sử của một cuộc thiên di lớn nhất trong lịch sử dân tộc Mông. Là lịch sử của vị thủ lĩnh người Mông đã đứng lên chống Pháp. Lịch sử của vị Vua Mèo với những câu chuyện đã thành huyền thoại.

Dinh vua Mèo. Ảnh: Dân trí

Cuộc thiên di của người Mông Đồng Văn
Nếu lên Sơn La, Điện Biên, không thể thiếu câu chuyện về vua Thái Đèo Văn Long, lên Lào Cai, không thể không nghe kể về vua Mèo Hoàng A Tưởng; lên Hà Giang, nhất định phải biết về cha con Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.