Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 1, 2019

Về thăm ngôi làng được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam

Làng Nha Xá từ lâu vốn nổi tiếng bởi nghề dệt lụa, chỉ xếp sau lụa Vạn Phúc. Ngôi làng này nằm ven sông Hồng, ngay dưới chân cầu Yên Lệnh nối liền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam và được mệnh danh là "Á hậu" lụa Việt Nam.

Chỉ đứng sau Vạn Phúc, lụa ở làng Nha Xá (Hà Nam) mềm, mịn, bền đẹp là một trong những địa chỉ nổi tiếng về nghề lụa ở Việt Nam. 

Làng gốm nghìn năm tuổi ít người biết ở Hà Nội

Làng gốm Kim Lan cùng với Phù Lãng, Bát Tràng trở thành 3 làng nghề gốm thịnh vượng nhất khu vực phía Bắc từ nhiều thế kỷ trước.

Làng gốm cổ Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, nằm ở phía đông nam Hà Nội. Theo nhiều nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử, nghề gốm ở Kim Lan đã xuất hiện từ rất lâu, có thời kỳ phát triển đến cực thịnh. 

16 thg 1, 2019

Hình ảnh đẹp như tranh thủy mặc trên cao tốc 12.000 tỷ ở Quảng Ninh

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe vào ngày 30.12. Một điểm đặc biệt là hiếm có cao tốc nào ở Việt Nam, cảnh sắc hai bên đường đẹp tựa một bức tranh thủy mặc như cao tốc này.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe kỹ thuật sáng 30.12. 

2 thg 9, 2018

Đặc sản từ “rắn 4 chân” ở miền Tây

Nhiều thực khách nhìn thấy rắn mối đã "kinh hồn bạt ví" nhưng nếu can đảm thưởng thức món ăn làm từ loài rắn 4 chân này, bạn sẽ chẳng thể quên nổi hương vị ngọt thơm, đậm đà rất đặc trưng.


Rắn mối là loài bò sát gần giống như tắc kè, xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là vào khoảng tháng 11, 12. Tên gọi của rắn mối xuất phát từ việc chúng rất thích ăn mối trú trong những đám lá khô hay gốc cây mục.

Đặc sản côn trùng chôm chôm ở Sơn La, Tây Bắc

Nếu ai có dịp đặt chân lên các tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là bản Cao Đa 1 (xã Phiềng Ban, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) du lịch và trải nghiệm trong những ngày đầu thu mát mẻ, sẽ không khó để bắt gặp và thưởng thức những món đặc sản côn trùng chôm chôm được bà con dân tộc Thái trắng chế biến. Khiến nhiều người đam mê ẩm thực không ngớt lời khen ngon.

Chôm chôm là loại côn trùng có màu xanh và nâu thường xuất hiện ở các cánh đồng lúa trù phú của đồng bào dân tộc Thái, Mường ở huyện Bắc Yên, Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La. Từ tháng 7 – 9 dương lịch là thời điểm chôm chôm thường xuất hiện, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chuẩn bị cho mình các dụng cụ vợt, giỏ... xuống đồng bắt chôm chôm về chế biến thành món ăn đặc sản dân dã được nhiều người ưa chuộng. Thông thường côn trùng chôm chôm được ít người biết đến, nhưng ai đã một lần thưởng thức là một lần mê và nhớ mãi trong đời.

31 thg 8, 2018

Thịt chuột ép lá chanh

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ thịt chuột trong số đó phải kể tới món thịt chuột luộc ép lá chanh. Món ăn nhìn thì ghê nhưng ăn là mê và không dành cho người yếu bóng vía.

Vào mỗi mùa lúa ở miền Tây Nam Bộ, chuột đồng sinh sôi rất nhiều, chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn. Lúc đó, chuột thường béo mẫm, lông bóng mượt, thịt ngọt, thơm ngon bởi nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là từ lúa, mầm cây...

Vào mùa này, người dân miền Tây cũng dễ dàng đánh bẫy. Chỉ cần đào hang, dùng bẫy, hoặc xiên... là đã có một cuộc săn đầy thú vị và chiến lợi phẩm mang về bao giờ cũng là những con chuột béo, no căng bụng lúa. Mỗi lần như vậy cũng tới cả trăm con. 

Món chuột hấp lá chanh. Ảnh: I.T 

29 thg 6, 2018

Đủ món ngon từ nhum - đặc sản bổ dưỡng từ biển đảo Lý Sơn

Nhắc đến đảo Lý Sơn là nhắc đến thiên đường ẩm thực từ biển cả như: cá, ốc, rong biển, tôm hùm… Trong đó, cầu gai (nhum biển) là một trong những món ấn tượng nhất mà bất cứ du khách nào cũng muốn tìm ăn khi đến vùng biển đảo Lý Sơn.

Nhum biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.

Mùa sinh sản của nhum bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Nhum thường sống các gành đá ven biển, thức ăn chủ yếu của cầu gai là phù du, chính vì vậy, để bắt được nhum, người ta phải dùng móc sắt để giật cho nhum rơi ra. Người bắt nhum phải rất khéo léo và nhẹ tay bởi chỉ cần đánh động mạnh, nhum sẽ tự vệ bằng cách bắn gai để tự vệ và sẽ bám chắc trên vách đá, không thể nào gỡ ra được. 

Nhum là món ngon nhiều du khách tìm ăn khi đến đảo Lý Sơn. Ảnh: I.T 

18 thg 4, 2018

Bí ẩn cột đá khổng lồ khắc rồng trên núi ở Bắc Ninh

Phần cột đá hình vuông, phía trên hình tròn chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý chứa đựng nhiều điều bí ẩn trên dãy núi Lãm Sơn (TP. Bắc Ninh) mới được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Cột đá chạm rồng uy nghi và bí ẩn ở chùa Dạm nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỉ XI mới được công nhận bảo vật Quốc gia năm 2017. 

7 thg 4, 2018

Điểm đến ở Bắc Giang

Đến Bắc Giang du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và được vãn cảnh ở những ngôi đình, chùa, đền cổ.

Đền Suối Mỡ


Đền Suối Mỡ nằm ở vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Hàng năm vào ngày 30-3 và 1-4 âm lịch, Lễ hội đền Suối Mỡ lại diễn ra để tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.

Một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội.

Ảnh: Báo Bắc Giang 

4 thg 4, 2018

Lên Mộc Châu thử làm nông dân chăn nuôi bò sữa

Đến với những trang trại sữa bò ở Mộc Châu, bạn vừa được cắt cỏ, cho bò ăn chứng kiến quá trình vắt sữa và thậm chí có thể tự tay vắt sữa và rảo bước trên những thảm cỏ mịn màng dưới hàng thông cao vút.

Mộc Châu (Sơn La) luôn là điểm đến yêu thích của những ai ưa khám phá, ngoài cảnh quan tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, nơi đây còn nổi tiếng là chiếc nôi của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Có dịp đến với thảo nguyên Mộc Châu, bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm làm nông dân chăn nuôi bò sữa. 

19 thg 3, 2018

Trai tráng Lạng Sơn đua sức tại Hội thi Phài Lừa

Sự hấp dẫn, kịch tính tại Hội thi Phài Lừa trên con sông Kỳ Cùng chảy qua TP.Lạng Sơn thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia cổ vũ. Đây là một lễ hội độc đáo hội tụ đầy đủ các yếu tố truyền thuyết, tín ngưỡng văn hóa và thể hiện tinh thần thể thao, thượng võ.

Hội Phài Lừa (Hội đua bè mảng) diễn ra vào sáng 10.3 (tức ngày 23 tháng Giêng) trên con sông Kỳ Cùng thơ mộng chảy qua địa bàn TP.Lạng Sơn là một trong những lễ hội đặc trưng, truyền thống của huyện Bình Gia và huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Để hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định tổ chức hội thi mang quy mô tỉnh với sự tham gia của 12 đội thi đến từ 6 thôn, bản của huyện Bình Gia và Tràng Định. 

Ban tổ chức trao cờ cho đại diện 2 huyện Bình Gia và Tràng Định. 

15 thg 3, 2018

Những món ăn dân tộc độc đáo của người Thái ở Sơn La

Các món ăn dân tộc người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, từ lâu đã được rất nhiều du khách thập phương gần xa biết đến là món ẩm thực truyền thống đắc sắc, với hương vị thơm ngon của các nguyên liệu từ núi rừng.

Thường vào các ngày hội, lễ Tết, người Thái trắng Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuống lại tất bật chuẩn bị các nguyên liệu lấy từ núi rừng, sông nước về chế biến các món ăn dân tộc dân dã như: pa pỉnh tộp (cá gập nướng), măng tre, cơm lam và đun nấu rượu nếp đựng vào các ống tre được gọt đẽo bắt mắt bày trên mâm cỗ, để đón tiếp khách quý đến thăm nhà. 

23 thg 2, 2018

Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku

Không cần phải vượt cả nghìn cây số đến với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), mà ngay tại phố núi Pleiku (Gia Lai), mọi người vẫn có thể thưởng thức, check-in với những bông hoa tam giác mạch rực rỡ dịp xuân Mậu Tuất này.

Nằm giao nhau giữa đường Cách mạng tháng 8 và Tôn Thất Tùng (TP.Pleiku, Gia Lai) là một vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ làm mê mẩn những du khách đến tham quan. 

Vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku 

20 thg 2, 2018

Phố ông đồ Sài Gòn điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết

Những ngày giáp Tết, phố ông đồ Sài Gòn thu hút đông đảo du khách đến dạo chơi, xin chữ và chụp ảnh.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai lại được trang hoàng đủ màu sắc của những bông hoa mai, hoa đào “hớp hồn” bao người bởi sắc xuân rực rỡ giữa lòng thành phố. Đây còn được người dân thành phố gọi là phố ông đồ khi có hàng chục ông đồ ngồi viết thư pháp phục vụ nhu cầu xin chữ và tham quan của người dân. Ảnh: Võ Đức Dự 

8 thg 2, 2018

Vườn hoa thạch thảo tím lịm ở Bà Rịa

Vườn hoa thạch thảo tím ngăt ở thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi được nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những cặp đôi sắp cưới thích thú chọn làm địa điểm chụp ảnh.

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh thành quá quen thuộc đối với các bạn trẻ trong cả nước với các bãi tắm và cảnh đẹp trải dài khắp hầu hết các huyện trong tỉnh. Gần đây, giới trẻ ở đây đang phát cuồng với vườn hoa thạch thảo tím lịm, cũng là nơi được nhiều du khách thích thú tìm đến. Ảnh: Ivivu 

1 thg 2, 2018

Đắm mình thư giãn trong dòng suối khoáng nóng ở Sơn La

Suối khoáng nóng Ngọc Chiến ở bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được xem như là đặc ân của tạo hóa, với nhiệt độ trung bình từ 35 độ C - 50 độ C, rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 80km về hướng Đông Bắc, suối nước nóng Ngọc Chiến chảy quanh năm, nước trong suốt. Đến nơi đây, du khách không chỉ được ngâm mình trong dòng suối khoáng nóng mà còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn gỗ pơ mu cổ nhuốm màu thời gian, được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông…

Theo lời kể của người dân nơi đây, suối khoáng nóng ở đây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có thể chữa được một số bệnh ngoài da, bệnh thấp khớp, tim mạch... Đặc biệt là sau mỗi ngày làm việc, chiều chiều được ngâm mình trong làn nước ấm này có thế xua tan hết mệt mỏi, căng thẳng trong giây lát; lấy lại được cảm giác thoải mái, thư thái, khỏe khoắn như ban đầu.

29 thg 1, 2018

Đẹp ngỡ ngàng rừng cao su mùa thay lá miền giáp biên giới Lào

Thời tiết sang đông, hầu hết các loại cây đều thay lá để cùng nhau đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến. Từ cuối tháng 11 âm lịch hàng năm những vườn cao su cũng trút bỏ lớp lá cũ để mùa xuân sang đâm chồi lộc biếc.

Vào khoảng thời gian cây rụng lá lại tạo nên những cảnh đẹp nên thơ đến ngỡ ngàng níu chân những ai có dịp đi qua khu vực này.

Tại một số huyện phát triển trồng cây cao su như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Những vườn cao su ở đây có tuổi đời từ 3 đến 10 năm đang thời kỳ khai thác mủ.

Vào mùa này, khi có dịp đi qua những vườn cao su mọi người đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của rừng cây cao su mùa thay lá. Những cơn gió nhẹ đưa những chiếc lá rời cành bay trong gió. Dưới các gốc cây những chiếc lá khô phủ một lớp bàng bạc khá dày trên mặt đất tạo nên khung cảnh rất nên thơ.

Những vườn cao su bắt đầu rụng lá. Lúc này những cây cao su chỉ còn những cành cây khẳng khiu. 

Bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, những vườn cao su bắt đầu trút lá. Ảnh: N. Duyên. 

24 thg 1, 2018

Rộn ràng mùa gặt... tam giác mạch

Cây tam giác mạch là loại cây lương thực trong thời điểm giáp hạt của đồng bào các tỉnh miền núi phía Đông Bắc.

Tam giác mạch sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15 - 22 độ C. Khi mới nở, hoa sẽ có màu trắng hồng phớt nhạt, sau đó chuyển dần qua hồng và tím hồng trước khi tạo hạt. 

Mắt cá ngừ đại dương, sò huyết "ăn là mê" ở xứ hoa vàng cỏ xanh

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Phú Yên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều du khách yêu thích. Vùng đất được mệnh danh là "hoa vàng trên cỏ xanh" nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch đẹp, nơi đây cũng được biển cả hết mực ưu ái, được ví như “thủ phủ cá ngừ đại dương” vì ngư dân làng biển Phú Câu (Tuy Hòa) là những người đầu tiên phát triển nghề câu loại cá này vào năm 1994. 

Nhiều thực khách "khiếp vía" khi thấy mắt cá ngừ. Ảnh: I.T 

15 thg 1, 2018

Vang danh đặc sản cua Năm Căn - Cà Mau

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

Nuôi cua sinh thái 


Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. 

Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly