Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 1, 2018

Đặc sản chuối khô Cà Mau

Những ngày này, hàng trăm hộ làm nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau lại tất bật chuẩn bị hàng để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Làng chuối khô tại xã Trần Hợi có tuổi thọ gần 100 năm 

13 thg 1, 2018

Chuột đồng chiên xả ớt và lươn um rau ngổ ở Cà Mau

Lươn um rau ngổ, chuột đồng chiên xả ớt là những món ăn đặc sắc của Cà Mau mà bất cứ du khách nào đến miền Tây sông nước cũng muốn thưởng thức.

Chuột đồng chiên sả ớt 


Chuột đồng từ lâu đã là món ăn đặc sản của người miền Tây sông nước. Người dân nơi đây có thể chế biến chuột đồng thành nhiều món ăn như chuột sấy khô, chuột khìa, chuột chiên... Du khách đến Cà Mau thường thích thú với món chuột đồng chiên sả ớt, món ăn rất dễ đưa cơm với hương vị khác lạ. 

Chuột đồng chiên xả ớt là một trong những món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây. Ảnh: I.T 

Không chỉ có kẹo dừa, Bến Tre còn có chuối sáp độc đáo

Bổ dọc quả chuối sáp sẽ thấy rãnh mật vàng óng ở giữa; thịt chuối vàng như nghệ, dẻo quánh và ngọt đậm đà. Đây chính là thức quà vặt nhất định bạn phải thử khi tới thăm xứ sở dừa Bến Tre.

Từ lâu Bến Tre đã nổi tiếng với danh xưng “xứ dừa” nên không có gì lạ khi người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều mặt hàng độc đáo từ loài cây này. Nhưng đến đây, du khách sẽ còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã mộc mạc được coi là sản vật của xứ sở này, điển hình như chuối sáp - một món ngon độc đáo.

Chuối sáp từ lâu cũng theo chân người dân xứ dừa, len lỏi tới các thành thị trong cả nước, đặc biệt là ở TP.HCM và những tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ở Bến Tre, du khách sẽ rất dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong, bên trên xếp đầy những nải chuối sáp. Thoạt nhìn, chuối sáp không có gì bắt mắt bởi "ngoại hình" không đẹp. Những nải chuối ngắn, màu vàng nhạt dân dã mộc mạc, hồn hậu như chính con người ở mảnh đất nơi đây. 

Món ăn từ dơi - đặc sản của dân nhậu miền Tây

Nhiều thực khách sẽ "khóc thét" khi thấy cách chế biến dơi của người dân miền Tây, nhưng rồi sẽ bị "đốn tim" bởi những món ăn này mang hương vị đậm đà, thịt ngọt, bổ dưỡng và kích thích vị giác.

Miền Tây là nơi quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…

Người dân miệt sông nước chỉ sử dụng hai loại dơi chính dơi sen và dơi quạ để chế biến món ăn. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Hai loại dơi này đều xấu và hôi nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm và trở thành món nhậu ngon trứ danh của người dân nơi đây.

Loài dơi thường sống thành bày đàn. Ảnh: VTV 

12 thg 1, 2018

Vịt nấu chao - món ăn nhất định phải thử khi đến Cần Thơ

Vịt nấu chao ngọt, thịt thơm mềm với hương vị độc đáo là món ăn nhất định bạn phải thử khi đến vùng sông nước Cần Thơ.

Vịt nấu chao - một loại đậu phụ lên men là món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước và đặc biệt là món ngon trứ danh ở Cần Thơ. Rất nhiều quán ăn kinh doanh món vịt nấu chao này với rất nhiều kiểu nấu riêng biệt và công thức gia vị gần như hoàn hảo.

Du khách đến Cần Thơ cũng rất thích thú với món ăn này, chỉ cần một lần gọi món vịt nấu chao dạng lẩu, ngửi qua mùi hương và nếm thử một chút vị thì sẽ thấy vô cùng hấp dẫn. 

Vịt nấu chao là món ăn nổi tiếng ở Cần Thơ. Ảnh: Foody 

4 thg 1, 2018

Khám phá ốc vú nàng – đặc sản gợi cảm nhất nhì vùng biển Việt Nam

Ốc vú nàng là một trong những đặc sản tiến Vua trứ danh ở nhiều vùng biển nước ta. Cái tên ốc vú nàng được xuất phát từ ngoại hình của chúng bởi khi nhìn, nhiều người dễ dàng liên tưởng ngay đến hình dạng gợi cảm giống như bầu ngực của thiếu nữ.


Ốc vú nàng là một loại đặc sản biển quý hiếm, có hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.

Loại ốc này chỉ sinh sống trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Khánh Hòa, Lý Sơn (Quảng Ngãi)… 

22 thg 9, 2017

"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"

Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.

Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa

26 thg 7, 2017

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự ở Bình Định

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự là một trong những chùa cổ ở Bình Định. Hiện còn hai câu đối do Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quốc chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề: 

Hoàng cực vô cương/Nam thiên giữa tây thiên/Tứ thời trường lạc
Long đồ hữu vĩnh/Vương quốc đồng phật quốc/Vạn cổ giai xuân. 

Trải qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hai biển ngự đề trên đã hư hại, trụ trì Thích Đồng Tuệ hiện đã cho phục chế. 

Ngoài hai liễn đối trên thì chùa còn giữ đại hồng chung đúc năm 1804 mang nhiều vết đạn do hồi chiến tranh. Theo Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch dịch nghĩa trên Văn chuông chùa Linh Sơn viết: “Nước Đại Viết, trấn Quảng Nam, phủ Qui Nhơn, huyên Phù Ly, xã Nha Đăng, phường Đại An, ấp Đại Ân…Vận trời năm Giáp tí (1804) tháng 5 ngày tốt đúc chuông này bằng đồng nặng hai đấu năm thưng. Và trụ trì chùa Linh Sơn Thiền tự lúc này là Sa môn Pháp danh Tổ Chúc, Pháp tự Thiển Chẩn cùng các bậc tăng chúng trong chùa và nhân dân trong vùng dâng cúng.

Thăm chùa Ông Đá

Chùa Nhạn Sơn (chùa Ông Đá) mà dân địa phương thường hay gọi chùa ông Đỏ ông Đen, vì trong chùa hiện giữ hai pho tượng đá khổng lồ, một sơn đen, một sơn đỏ, Thuộc thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 23 km về phía Tây Bắc.

Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001 với nội dung là "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ XIII".

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa “…chùa Ông Đá, ở thôn Nhạn Tháp, huyện Tuy Viễn, về phía Nam thành Chà Bàn. Trong chùa có hai tượng đá, đứng hai bên nhìn nhau trên viên đá vàng, mình cao hơn 6 thước, lưng rộng hơn 5 thước, một pho sơn son, một pho sơn đen, thầy chùa chế áo xiêm, mũ đai bằng vải vẽ hình mây rồng mặc vào, trông như hình người còn sống”.

Có nhiều truyền thuyết về hai pho tượng cổ này, và theo Đồ Bàn Thanh Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển viết năm 1860 thì “Bên cạnh núi Nhạn Tháp có chùa ông Đá, tương truyền hai ông đá là tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Lạc Đa. Có nhiều người lại bảo đó là ông Thiện và ông Ác.”

2 thg 6, 2017

Độc đáo cá rô non chiên giòn miền Tây

Vào những ngày này, nếu có dịp vào các chợ cá ở miền Tây, chúng ta sẽ bắt gặp những người bán cá rô non. Nhìn những con cá bé xíu cỡ ngón tay út, vảy màu xanh thẫm nhảy xoi xói trong thau, khiến tôi chợt nhớ về những kỷ niệm ngày xưa nơi quê nhà yêu dấu, khi những cơn mưa đầu mùa đến, bọn chúng tôi liền í ới rủ nhau vác thời đi bắt loại cá rô non này.

Cá rô là loài cá nước ngọt sống nơi ao hồ, đồng ruộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu (khoảng tháng 4- 5 âm lịch), và các cánh đồng ngập xăm xắp nước thì lũ cá rô bố mẹ “vượt vũ môn” lên đồng để tìm kiếm thức ăn và duy trì nòi giống. Khoảng 2 tháng sau, khi cánh đồng ngập đầy nước, người dân lại điều chỉnh mực nước trong ruộng ra. Thế là, từng đàn cá rô non (còn gọi là rô bí, rô dăm), thân nhỏ xíu (dài cỡ 2 cm, ngang 1 cm) lại tìm đường “di cư” ra sông lớn.

Cá rô non (ảnh: BCT)

2 thg 5, 2017

Trái hồng nhung ở chùa Bốn Mặt

Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái lớn lớp lông này chuyển dần từ màu vàng sang đỏ nâu. Khi trái hồng nhung chín có cơm mềm, mùi thơm dịu và vị ngọt thanh rất hấp dẫn.

Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.

Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái trưởng thành lớp lông này chuyển sang màu vàng, rồi vàng cam và đỏ nâu khi trái chín.

1 thg 3, 2017

Ngắm ngôi chùa cổ có vẻ đẹp bất tử với thời gian

Ngôi chùa mang trong mình những nét đẹp cổ kính, linh thiêng và dường như bất tử với thời gian khiến ai tới thăm cũng ngỡ như mình đang trở lại không gian của vài trăm năm về trước.

Chùa Nôm nằm cách không xa làng Nôm (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), chỉ cần bước chân qua 9 nhịp cầu rồng làm bằng đá xanh với tuổi đời hơn 200 năm bắc qua sông Nguyệt Đức là ngôi chùa với vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng đã hiện ra trước mắt. 

15 thg 8, 2016

Kỳ bí văn tự cổ trên vách đá giữa đại ngàn Trường Sơn

Nằm biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi thượng nguồn dòng A Vương (Tây Giang - Quảng Nam) hùng vỹ bắt đầu chảy về xuôi, vách đá bí ẩn khắc những dòng văn tự cổ tồn tại ngàn năm nay như một bài toán không có lời giải với nhiều chuyên gia văn hóa cũng như các nhà khoa học.

Huyền sử vách đá

Từ xã Lăng, một xã biên giới của huyện Tây Giang, phải mất chừng 1 giờ đồng hồ vượt suối cắt rừng, băng qua những dòng nước xiết, chúng tôi mới tới được bản Achia - một cụm dân tộc Cơtu nơi thượng nguồn sông A Vương giáp nước bạn Lào, nơi có vách đá bí ẩn bên dòng suối A Vương. 

3 bản khắc chưa bị chìm (Ảnh: Thượng Hỷ). 

14 thg 8, 2016

Miễn chê mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt

Như bù lại với hình dáng hơi sần sùi, kích cỡ trái nhỏ chỉ nhỉnh hơi quả chanh một chút, thịt mãng cầu sẻ dai, ngon khỏi chê và mùi thơm hơn rất nhiều so với cùng loại giống cao sản hay ghép.

Theo lí giải của nhiều người dân vùng quê ở Quảng Ngãi, do kích cỡ của loại trái này khá nhỏ nên được gọi là mãng cầu (na) sẻ. Tuy nhiên một số nơi vẫn gọi chung là mãng cầu ta, còn tên khoa học của nó là Annona squamosa. 

Kích cỡ của trái mãng cầu sẻ to không hơn trái chanh là bao nhiêu 

Cũng như đồng loại, cây mãng cầu sẻ từ khi trồng đến lúc trưởng thành và ra trái từ 2 năm trở lên, với chiều cao 2–5 mét, gồm có 2 loại: Mãng cầu bở với đặc điểm khi chín trên cây có thể bị nứt và phần múi thịt bên trong rời rạc. Còn giống mãng cầu dai khi chín các múi thịt dính chặt vào nhau, dù có chạm mạnh trái không bị vỡ, vỏ có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít.

10 thg 8, 2016

Bản Đôn còn bâng khuâng tiếc nuối

Sau bao lần đắn đo, chúng tôi đã đến đấy, một Bản Đôn trầm lắng và bí ẩn. Tiếng dòng Sêrêpôk hùng vĩ vang trong gió hú, những nhịp cầu tre lắc lư ẩn mình trong cánh rừng nguyên sinh...

Thuộc địa phận xã Krông Na, huyện Bản Đôn, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Buôn Ma Thuột 40 km về hướng Tây, Bản Đôn được du khách biết như một điểm đến hoang dã, thú vị, khơi dậy niềm đam mê hấp dẫn. 

Những bước chân vững chắc lội qua suối rất “chuyên nghiệp” của chú voi khiến cho du khách càng thêm thích thú. 

29 thg 4, 2016

Ốc quắn xào - món ăn ngon xứ Quảng

Dù nhọc nhằn chuyện sớm hôm bắt ốc, rồi phải tỉ mỉ từng công đoạn nhưng các chị nội trợ vẫn ánh lên nụ cười mãn nguyện khi nghĩ đến những món "đặc sản" được chế biến từ con ốc quắn.

Ở vùng trung du xứ Quảng, ốc quắn là loài chỉ ăn rêu đá và có quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là cữ tháng tư, tháng năm. Thời điểm này, tranh thủ lúc rảnh rỗi các bà, các chị lại rủ nhau vào trong rừng, nơi khe suối sâu để tìm bắt ốc quắn.

Ốc quắn bắt về không thể ăn ngay mà thả vào chậu nước vo gạo qua đêm để ốc nhả hết nhớt. Nếu muốn chế biến liền thì phải cho thêm vào chậu nước ngâm ốc một vài trái ớt hiểm đập dập. Sau vài giờ mới chà xát rong rêu, xả nước cho sạch, chặt hết phần đuôi ốc rồi đổ ốc ra rổ để ráo mới có thể chế biến được. 

Đậm đà, thơm phức món ốc quắn xào. 

Rộ mùa hoa chạc quạch vùng rừng xứ Nghệ

Ở huyện Anh Sơn, Nghệ An mùa này hoa nở rất nhiều. Mỗi loài hoa rừng đều mang vẻ đẹp, hương sắc riêng. Nhưng ấn tượng nhất với mọi người khi chiêm ngưỡng vẫn là loài hoa chạc quạch.

Chạc quạch ở quê tôi là một loài cây mọc tự nhiên trong rừng, dạng thân leo. Giống như nhiều loại cây rừng khác, sau một thời gian dài trơ lá vào mùa Đông, nhưng đến mùa Xuân lại bừng lên sức sống, đâm chồi, nảy lộc. Trên những thân cây chạc quạch khô khốc, khẳng khiu đồng loạt túa ra những chồi non mơn mởn, xen kẽ trong đó là những nụ hoa nhỏ li ti. 

Hoa chạc quạch ở vùng rừng xứ Nghệ. 

Phên vàng sợi bạc

Hơn nửa thế kỷ trước, từ những năm 1960, nghề làm miến từ bột đao (củ dong) được hai ông Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh du nhập từ làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) lên xã Giới Phiên (TP. Yên Bái). Nghề miến khi ấy đã cứu đói cho người dân nơi đây, cũng như giúp họ thoát nghèo. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ, có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát.

Miến đao do bà con làm bằng củ dong riềng theo công thức truyền thống, phơi bằng phên nứa, do không pha thêm tạp chất nên người dùng rất tín nhiệm. Từ cách làm thủ công thời kỳ đầu, đến nay, người dân Giới Phiên đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ giới hóa nên sợi miến nhỏ, óng ả, bắt mắt hơn khi mở rộng thị trường. 

Nghề làm miến đao đã giúp người dân xã Giới Phiên thoát nghèo cũng như phát triển bền vững.HTX Sản xuất kinh doanh Miến đao Giới Phiên hiện có 68 hộ chuyên làm miến, tập trung chủ yếu ở thôn 6.