Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 1, 2015

Nhà thờ Cái Mơn

Miền Tây Nam bộ không phải là nơi có đông giáo dân công giáo. Thế nhưng có một địa điểm ở Bến Tre, thời xưa đường xá đi lại rất khó khăn lại tập trung rất nhiều giáo dân, Nơi đây có cha sở người Pháp, là nơi các thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha thường xuyên lui tới. Nơi đây có ngôi nhà thờ xưa vào bậc nhất Việt Nam. Đó là giáo xứ Cái Mơn.

Cái Mơn không hề là tên một đơn vị hành chánh Nhá nước nào, mà là tên của giáo xứ, giáo hạt (trực thuộc giáo phận Vĩnh Long). Xét theo vị trí địa lý thì vùng đất này thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

Theo sử sách ghi lại, từ năm 1700 Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô. Cũng vào thời gian này (năm 1700) chúa Nguyễn cấm đạo gắt gao nên giáo dân từ Phú Yên tìm đường vào Nam để lánh nạn. Những gia đình giáo dân từ miền Trung đầu tiên tìm đến Cái Mơn lập nghiệp từ năm 1702, lập nên các họ đạo.

Từ năm 1802 đã có các cha thừa sai Pháp và Tây Ban Nha sang âm thầm giảng đạo. Cha sở Cái Mơn lâu năm nhất là cha Gernot, người Pháp (giáo dân Việt gọi là cha Quý). Ông nhận chức cha sở Cái Mơn suốt 48 năm (1864 - 1912). Ông chính là người cho xây nhà thờ Cái Mơn tồn tại đến ngày nay.


Nhà thờ Cái Mơn nằm bên quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn Lớn. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

21 thg 1, 2015

Con đường đi qua vương quốc trái cây

Đi từ Sài Gòn tới Vĩnh Long con đường quen thuộc là đi cao tốc TPHCM - Trung Lương, quốc lộ 1 rồi qua cầu Mỹ Thuận, hoặc đi quốc lộ 1 (không qua cao tốc) tới cầu Mỹ Thuận luôn, khoảng cách từ 140 - 145 km. Đó có thể là con đường nhanh nhất, nhưng không phải ngắn nhất và có lẽ cũng hơi kém thú vị.

Bởi thế, khi có việc phải đi Vĩnh Long mà không bị bức bách về mặt thời gian, tui chọn lộ trình khác để... rong chơi cho vui vẻ. Lộ trình này đi thẳng vào Mỹ Tho rồi qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, tiếp tục qua cầu Hàm Luông, rẽ sang quốc lộ 57 đi thẳng đến phà Đình Khao, qua phà là đến Vĩnh Long. Khoảng cách so với phương án trên là như nhau, nhưng tha hồ mà đủng đỉnh đi chơi, tham quan chỗ này chỗ nọ.

Với lộ trình này, tui có cả buổi sáng để làm việc và thăm viếng bạn bè tại Mỹ Tho, ăn trưa xong mới lên đường đi Vĩnh Long.

20 thg 1, 2015

Lão nông sang Singapore trồng kiểng

Thật bất ngờ khi bắt gặp ở nhiều nơi danh tiếng tại Singapore những bộ kiểng thú - vốn là tác phẩm của một lão nông Nam bộ.

Vua kiểng thú

Không phải ngẫu nhiên mà cơ sở sản xuất cây kiểng của ông Năm Công từng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm. Nghệ nhân này từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh “Vua kiểng thú xứ miệt vườn”. Anh Sơn Râu, một nghệ nhân bon sai của Hội Sinh vật cảnh Bến Tre, khi nghe chúng tôi nhờ dẫn đường đã nói chắc: “Tìm ai chứ tìm ông Năm Công dễ như chơi à. Từ đây (TP.Bến Tre), cứ chạy theo QL57 về hướng tây khoảng 45 km, đến đoạn xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, nhìn bên tay phải vườn nhà nào rợp bóng kiểng thú, kiểng hình thì đó là nhà ổng”.


Cơ sở Hoa kiểng Năm Công, nhìn từ QL 57. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

13 thg 10, 2014

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre

Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.

Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này

Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich. 

2 thg 9, 2014

Chợ Lách: “vương quốc” trái cây

Chợ Lách, Bến Tre là “vương quốc” trái cây của Việt Nam, trong đó sầu riêng là chủ lực.

Là "vua" trái cây, sầu riêng có khoảng 70 loại khác nhau nhưng sầu riêng Chợ Lách có các loại nổi tiếng là RI 6, cơm vàng hạt lép, Monthon (gốc Thái Lan), D6 (gốc Malaysia). Hình như thương người chăm sóc nên trái sầu riêng chín đa phần rụng lúc nửa đêm, số ít rụng vào chính ngọ. Hoa sầu riêng mọc thẳng từ thân, nụ giống trái sung, nở giấc xế chiều, màu trắng sữa, tung phấn và rụng ban đêm. Nhụy hoa xào vừa ngon, vừa tăng cường sinh lực. 

Những đặc sản trong vườn ông Tư Thành 

22 thg 6, 2014

Đến Bến Tre thưởng thức đặc sản đuông dừa

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân Bến Tre thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa của Việt Nam, Bến Tre có những vườn dừa trải dài mênh mông, xanh ngút ngàn. Cây dừa được trồng ở khắp nơi, từ những cù lao, ven kênh, ven đường cho đến những bờ đất ven biển. 

Dừa không chỉ có mặt trong đời sống của người dân Bến Tre mà dừa còn đi vào nền văn hóa ẩm thực nơi đây với những món ăn mang hương vị dừa. Hấp dẫn nhất phải kể đến các món được chế biến từ đuông dừa. 

Những con đuông dừa béo tròn hấp dẫn trong bát nước chấm 

5 thg 5, 2014

Cầu Chẹt Sậy

Dân Bến Tre không xa lạ với cầu Chẹt Sậy. Đây là chiếc cầu bê tông cốt thép bắc qua kinh Chẹt Sậy trên tỉnh lộ 885, nối TP Bến Tre với huyện Giồng Trôm. Thế nhưng dân xứ lạ tới đây (như tui chẳng hạn) thì thấy có 2 chuyện ngồ ngộ.

Thứ nhất là cái tên Chẹt Sậy (thật ra ở nước ta có nhiều địa danh ngộ lắm). Tra tìm thì được giải thích thế này: Chẹt là chỗ hẹp. Áo chẹt là áo bó sát người, quần ống chẹt là quần có ống bó sát người. Kinh Chẹt Sậy là con đường nước xuyên qua rừng sậy um tùm, bị che khuất. Còn cầu Chẹt Sậy là chiếc cầu bắc qua kinh Chẹt Sậy.


Cầu Chẹt Sậy ngày xưa

22 thg 11, 2013

Biển đen vẫn đen, người đi sao đành?

Mười năm trước, tôi đến bãi biển Thừa Đức thuộc huyện Bình Đại, Bến Tre với sự tò mò muốn biết biển miền Tây khác biển Vũng Tàu và biển miền Trung thế nào. Đường đi không xa lắm (hơn 130 km nếu xuất phát từ TPHCM, hơn 160 km nếu xuất phát từ Biên Hòa) nhưng cực kỳ khó đi và mất thời gian. Hồi đó chưa có cầu Rạch Miễu, qua phà Rạch Miễu lâu lắc lâu lơ. Qua đến thị xã Bến Tre (hồi đó chưa là thành phố) đường từ đó về Bình Đại nhỏ và xấu, rất khó đi. Còn từ trung tâm huyện Bình Đại ra đến xã Thừa Đức - nơi có bãi biển - lại càng khó đi hơn nữa, đến mức có thể gọi là không có đường cũng được.

Và đến nơi, thật thất vọng. Biển đen ngòm như thế này:



1 thg 10, 2013

Ký ức tuổi thơ với dừa quê tôi


Xóm tôi, một làng quê được bao phủ bởi một màu xanh hiền hoà, là nơi sinh trưởng của loài cây “bám đất bám rễ” từ lâu của vùng đất cù lao hạ nguồn sông Cửu Long. Cũng giống như nguồn gốc thì tên gọi “cây dừa” cũng chỉ là cái tên để phân biệt với các loại cây khác, nhưng chính vì sự sinh trưởng kỳ diệu nên cây dừa trồng trên vùng đất quê tôi ở đâu cũng đều tốt tươi và cho nhiều trái. Nói đến dừa quê tôi, làm tôi nhớ lại một vài câu hát mà thuở nhỏ tôi thường nghe Đài phát thanh Bến Tre hay phát trong chương trình thiếu nhi: “Đố bạn biết cây gì, lá như chiếc lược ngà, thân cao cao trong trái có nước, cơm trắng phau dùng để làm dầu…”.

8 thg 9, 2013

Mắm tép bạc đất Mỏ Cày

Mắm tép là loại thực phẩm chín do sự lên men sinh học. Ở các sông rạch nước ngọt thuộc vùng Cù lao Minh, Mỏ Cày, Bến Tre có nhiều tép bạc đất to hơn đầu đũa một chút, mình trắng, thịt trong làm mắm thì khỏi phải chê.

Một quầy bán mắm tép bạc đất ở Mỏ Cày. 

25 thg 8, 2013

Vấn vương đặc sản Bến Tre

Đến với Bến Tre, khi về, trong lòng còn nhớ mãi hình ảnh những vườn dừa trải dài, mùi dừa ngào ngạt trong các món đặc sản từ kẹo, bánh cho đến vị đuông dừa béo ngậy. 

Đi chơi miền Tây không thể bỏ qua Bến Tre xứ dừa, nơi mà chỉ nghĩ đến thôi đã thấy tâm hồn dịu lại và bao dung hơn. Quả vậy, cái chất miền Tây thấm đượm trong từng câu nói cách hành xử của người dân làm ta yêu quá mảnh đất này. 

Càng vấn vương hơn khi đã được chiêu đãi những thức đặc sản Bến Tre gắn liền với thứ cây đặc trưng như đuông dừa, kẹo dừa, bánh phồng, củ hũ dừa… 


Kẹo dừa

“Bến Tre nước ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan...”

18 thg 8, 2013

Uống nước dừa mà... nóng!

Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng.

Thứ nhất là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.

29 thg 7, 2013

Xôi ống

Bến Tre là một tỉnh được hình thành bởi ba dãy cù lao nổi trên sông Tiền. Từ thuở xa xưa, mảnh đất này đã nổi tiếng là xứ dừa, là nguồn cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản vật từ cây dừa. Đến Bến Tre, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn lạ lẫm, đầy bất ngờ nhưng quyến rũ khẩu vị, đặc biệt là những món ăn gắn liền với dừa; trong đó có xôi ống.

Chị bán xôi ống ở thành phố Cà Mau. 

Có lẽ cách Trà Vinh bởi dòng sông Cổ Chiên, nên thành phố Bến Tre có món điểm tâm mang phong vị ẩm thực của bà con người Khmer tỉnh bạn, là xôi ống. Nếu như bánh ống Trà Vinh được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì mài vắt ráo nước hoặc gạo vo, gút nước, phơi ráo, xay khô thì xôi ống Bến Tre được làm từ nếp rặt, loại ngon nhất xứ này.


22 thg 6, 2013

Nhái tranh bàn ăn với ếch

Nhái um tiêu xanh. Ảnh: T.V.Đ 

Ngày xưa, nhái (hay còn gọi là bù tọt) là món ăn đối đế lắm của mùa mưa ở miền Tây khi đã ớn khô và mắm.

Những cây mưa lớn đầu tiên ập đến sau mùa nắng, nước tràn đồng, thường là dịp soi ếch. Ban đêm những đôi tình lữ ếch kéo nhau ra ruộng hân thưởng cái mát. Khi mưa đã vào chính mùa, đến lượt những đêm đi soi nhái.

Nhái có lẽ ỷ mình nhảy xa, nên khá dạn, chiều đến chúng đi kiếm ăn sớm. Ếch thì chụp bằng tay khi chúng say ánh đèn đứng chịu trận, thường bắt được cả cặp đang đàn đúm.

12 thg 6, 2013

Đến Bến Tre thưởng thức thịt gà nấu canh lá cách

Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi - quê ở Bến Tre - liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách. 

Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.

Tô canh thịt gà lá cách thơm lừng. 


9 thg 5, 2013

Bí mật của ba khía

Ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, thiên nhiên thương tình ban tặng thêm cho nông dân nghèo con ba khía. Đi bắt ba khía tuy cũng vất vả nhưng thu nhập khỏe hơn nhiều so với làm thợ hồ.

Quá giang xuống đi bắt ba khía tập thể. Ảnh: Phan Lữ Hoàng Hà 

Cũng giống như loài còng, ba khía có tám chân, hai càng, là con vật bò ngang sống tập trung ở vùng nước lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ba khía càng gần biển, độ mặn cao, hình dáng càng rắn chắc, đen sạm và toàn thân gần như có… lông. Ba khía ở vùng nước lợ màu xám đen ngả chút màu đỏ, trên thân không có lông. Chúng bò đi ăn mồi bên bờ sông rạch, kênh mương... rất nhanh nhạy, láu lỉnh. Cũng sống trên vùng nước lợ, con tương cận với ba khía là con nha. Nhưng con nha trông mảnh mai và thịt nha ít chắc dẻ hơn.


1 thg 3, 2013

Về Chợ Lách mùa trái chín

Chợ Lách (Bến Tre) là một trong những điểm đến thú vị của miệt vườn vùng Tây Nam bộ. Nơi đây không chỉ có nhiều loại trái cây nức tiếng tươi ngon mà còn có những làng hoa kiểng đẹp mê hồn. 

"Đã mắt, đã mũi, đã miệng"

Người dân Chợ Lách nổi tiếng về tay nghề sản xuất cây giống, nên ở đây có những vườn chuyên canh các giống cây ngon như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon, bưởi da xanh, xoài, mận... Ông Tám Lộc ở xã Vĩnh Bình đưa chúng tôi đi thăm vườn chôm chôm và hái cho mỗi người một chùm chôm chôm vỏ mỏng, ngọt lịm. Ông Tám cho biết, năm nay gia đình ông đã bỏ ra gần 60 triệu đồng để sửa sang nhà cửa, vườn tược để đón khách tham quan. Ngoài chôm chôm, vườn ông Tám còn có sầu riêng, nhãn. Do nằm sát sông, nên khu vườn đón gió quanh năm. Du khách có thể nghỉ lại tại nhà ông Tám. Ông còn phối hợp với công ty du lịch hoặc các chủ ghe để đưa khách đi tham quan cả vùng Chợ Lách. 

Thật thú vị khi tự tay bẻ những chùm chôm chôm tươi ngon và thưởng thức tại vườn 

21 thg 2, 2013

Nhà cổ Huỳnh Phủ

Nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ độc đáo, mang đặc trưng miền sông nước Cửu Long do ông Huỳnh Ngọc Khiêm (1843-1927) để lại. Nhà cổ Huỳnh Phủ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Việt Nam công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011.

Ông Huỳnh Ngọc Khiêm là người miền Trung vào Nam lập nghiệp từ lúc còn tay trắng cho đến khi sự nghiệp giàu có vào bậc nhất ở vùng cù lao Minh và đất Bến Tre lúc bấy giờ. Theo những cao niên xã Đại Điền kể lại, việc xây dựng và hoàn thành ngôi nhà có nhiều chuyện đã trở thành giai thoại. Chuyện rằng, người thợ lúc kéo gỗ khởi công làm nhà ăn bưởi và ném hột quanh nhà, hột bưởi nẩy mầm thành cây, lớn lên cho trái chín mà ngôi nhà vẫn chưa xong. Ngôi nhà làm lâu đến mức các thợ lúc dựng nhà còn bé, khi lớn lên được ông đứng ra lo việc vợ con rồi mà vẫn chưa hoàn thành. Theo căn cứ là bức hoành phi mừng tân gia họ Huỳnh của Tri huyện Bảo An Thái Hữu Võ tặng vào năm Giáp Thìn (huyện Bảo An thuộc cù lao Bảo, tỉnh Bến Tre lúc bấy giờ) thì ngôi nhà được hoàn thành trước năm Giáp Thìn (1904). Vì thế, có thể ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 80 hoặc đầu thập niên 90 của thế kỷ XIX.

Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2, theo phong cách “nhà rường” Huế. (Ảnh: Lê Minh)

11 thg 2, 2013

Về Bến Tre thăm Cồn Phụng

Giống như một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền, Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.

Cồn Phụng còn có tên là cồn Tân Vinh. Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha.

Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông Mĩ Tho được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy, phụng. Cồn Rồng là "long", cồn Thới Sơn là "lân", cồn Quy (nằm phía sông Ba Lai) là "quy", và Cồn Phụng (còn gọi là cù lao Đạo Dừa) là "phụng". Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hoà bình, sống bằng hoa trái.

Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng là một điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi. (Ảnh: Nguyễn Luân)