Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 4, 2015

Hội làng Diềm rộn ràng câu ca quan họ

Hội làng Diềm được tổ chức hàng năm nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, người có công sáng lập những làn điệu dân ca danh bất hư truyền.

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, Bắc Ninh. Lễ hội là dịp để thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Thủy tổ Quan họ và cũng là thời điểm để bà con cầu cho mưa thuận, gió hòa, một năm làm ăn phát đạt. 

10 thg 3, 2015

Rùng mình lễ hội chém lợn Bắc Ninh

Trưa 24/2/2015 (mồng 6 tháng Giêng), hai 'ông lợn' được đao phủ khiêng ra chém trước sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một "ông lợn" được mang ra đình làng 

8 thg 3, 2015

Rộn ràng lễ hội rước pháo Đồng Kỵ ở Bắc Ninh

Sáng mùng 4 Tết Ất Mùi (ngày 22.2), lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) tục truyền có từ đời vua Hùng Vương thứ 6, đã chính thức khai hội, mở đầu cho mùa lễ hội khu vực phía Bắc.

Sân đình là nơi sẽ diễn ra màn rước ông Đám hấp dẫn nhất lễ hội 

22 thg 2, 2015

Về Bùi Xá nghe hát trống quân

Là loại hình nghệ thuật dân gian tồn tại hơn 700 năm, hát trống quân Bùi Xá đến nay vẫn được người dân thôn Bùi Xá (xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) bảo tồn và phát huy thành nét đẹp văn hóa tinh thần của vùng đất Kinh Bắc.

Theo cụ Phạm Công Ngát, nghệ nhân cao tuổi của Câu lạc bộ Trống quân Bùi Xá thì phong trào hát trống quân ở Bùi Xá có từ thế kỷ thứ XIII ở triều đại nhà Trần và phát triển hưng thịnh nhất trước năm 1945. Thời kỳ đó, cứ mỗi dịp trăng rằm tháng Tám âm lịch các đôi nam thanh nữ tú của làng vừa thi hát đối giao duyên vừa ngắm trăng trước sự chứng kiến và cổ vũ của toàn dân và đông đội trên bãi cỏ trước cửa đình làng, cuộc thi kéo dài cho đến lúc trăng tàn. Không những thế hát trống quân của Bùi Xá đã nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long và được vua Trùng Quang đời Trần mời về hát. Vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, hát trống quân Bùi Xá lắng dần do nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của toàn dân tộc.

Lê Bá Bạo 72 tuổi, Chủ nhiệm CLB Trống quân Bùi Xá,một trong những thành viên đầu tiên của CLB của những người yêu thích hát trống quân.

27 thg 12, 2014

Săn lùng cua da

Mấy năm trước, cứ độ heo may về, ở các quãng sông Thương chạy qua địa phận các xã Tư Mại, Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), người dân thường rủ nhau đi bắt cua da. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, những ngư dân thạo nghề nhất trong vùng cũng hiếm khi kiếm nổi chục con để hấp bia đãi khách.


Đặc sản lừng danh

Cua da, thứ đặc sản có thời kỳ từng bị ngư dân Yên Dũng xem thường đến mức chỉ dùng để nấu cám cho lợn, nay đã trở thành món "thượng vàng" trong những nhà hàng sang trọng, dù có giá trị kinh tế cao nhưng ngày càng hiếm.

29 thg 6, 2014

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. 

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

24 thg 2, 2014

Viếng đền bà chúa Kho

Đền Bà chúa Kho tọa lạc tại làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền được người dân dựng lên để tôn thờ, ngưỡng vọng vị nhân thần là bà chúa Kho - một người phụ nữ nhan sắc đảm đang, tài giỏi.

Bà chúa Kho đã có công chiêu dân, lập dựng làng xóm vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng…giúp mọi người làm ăn, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ. Bà trở thành Hoàng Phi triều Lý, giúp vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương của triều đình ở vùng núi Kho, làng Cổ Mễ. Sau đó, bà đã anh dũng hy sinh vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, năm Đinh Tỵ. Nhà vua thương tiếc phong bà là phúc thần. Nhân dân nhớ công ơn bà, lập đền thờ trên núi Kho, nơi đặt kho lương xưa và tôn kính gọi là bà chúa Kho.

Đền Bà chúa Kho ban đầu là một ngôi miếu nhỏ, sau được mở rộng và xây dựng quy mô vào thời Lê - Nguyễn, gồm nhiều công trình như: Đền Trình, cổng Tam Quan, sân Giải Vũ, tòa Tiền Tế, cung Đệ Nhị, hậu Cung. Tất cả làm thành một quần thể cổ kính trên núi Kho, bên dòng sông Cầu thơ mộng của làng quê quan họ. 

Mọi người chen chân vào đền ngay từ bên ngoài đường dẫn lên đền 

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng rồng đá kỳ lạ

Tượng rồng đá ở đền thờ Lê Văn Thịnh có tạo hình vô cùng kỳ lạ: miệng cắn chân, thân xé mình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo vật quốc gia này không phải rồng mà là rắn.

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn 

Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng hoàn toàn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

16 thg 12, 2013

Đi tìm mộ tổ Kinh Dương Vương


Rất nhiều người không biết rằng ngay trên đất nước ta có ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước ta. Ngôi mộ đó hiện nay nằm bên bờ sông Đuống, thuộc địa phận thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng, mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.


10 thg 11, 2013

Về quê quan họ ăn nhiều món ngon

Vùng đất Kinh Bắc thiết tha và thanh bình trong từng câu quan họ của các liền anh liền chị còn khiến người ta muốn ở lại mãi vì những món ăn ngon, thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng.

Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến. 

Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc! 


8 thg 11, 2013

Những người thợ giấy dó cuối cùng ở Phong Khê

Từ vỏ cây dó được thợ làng nghề làm thành các thếp giấy, các cuộn giấy dó lưu giữ những giá trị văn hóa lưu truyền qua bao thế hệ.

Nghề làm giấy dó Phong Khê nổi tiếng hàng trăm năm nay với việc sản xuất ra loại giấy có độ bền chắc, dai gấp nhiều lần so với loại giấy bình thường và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Giấy dó được sử dụng chủ yếu trong việc ghi chép và hội họa. Điều đó được thể hiện rõ qua những văn tự ghi chép lịch sử của các triều đại xưa, những ghi chép gia phả của các họ tộc, những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, những bức thư pháp, những bức tranh thủy mặc.

Nguyên liệu để làm giấy dó được lấy từ vỏ cây dó, trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng. Chất lượng nhất vẫn là thứ dó người Dao, người Mèo ở Cao Bằng, trồng 3 năm thu hoạch một lần. Vỏ dó sau khi mang về sẽ được ngâm nước rồi xé nhỏ, dẫm với vôi đã tôi rồi đưa vào lò nấu; khi dó chín sẽ được đem trao cho sạch vôi, sau đó dùng dao lột hết vỏ ngoài chỉ lấy ruột. Ruột dó được đưa vào cối giã nhỏ…

9 thg 9, 2013

Vẻ đẹp Kinh Bắc xưa ở Cổ Mễ

Là một trong những ngôi làng nổi tiếng của đất Kinh Bắc xưa, làng Cổ Mễ nằm bên con sông Cầu thơ mộng gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử.

Hàng chục thế kỷ tồn tại đã để lại nơi đây nhiều mái nhà và kiến trúc cổ, trong đó nổi bật nhất là cụm đền – đình – chùa mang đậm nét đẹp của đồng quê Bắc bộ.

Thủy đình chùa Cổ Mễ

Theo triền đê sông Cầu uốn lượn đầy nắng, chúng tôi tìm về Cổ Mễ. Dù Bắc Ninh đã lên thành phố, vài nơi trong làng đã mang dáng dấp phố phường nhưng vẫn còn đó những ngõ nhỏ quanh co, những nếp nhà lợp ngói đông dương tường gạch, những cây cổ thụ đổ bóng um tùm trên con đường làng hun hút…

19 thg 8, 2013

Nghề chạm rồng Phù Khê

Từ câu nói của người xưa “Hà Nội thêu quạt, thêu cờ, Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua” đã thôi thúc chúng tôi tìm về nơi phát tích của nghề chạm rồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc, nay thuộc xã Phù Khê (Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Phù Khê xưa vốn là đất thợ của Thăng Long, nơi chế tác nhiều sản phẩm phục vụ cho kinh đô như cung vua, phủ chúa. Vùng đất nghề có tuổi đời hơn 800 năm này đã đạt đến độ hoàng kim vào triều đại nhà Lý với nhiều công trình có kiến trúc có giá trị như chùa Bút Tháp, chùa Lim, chùa Tây Phương, đình Điềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… Tại Đình làng Phù Khê còn lưu giữ sắc phong của vua ban với những đóng góp của người Phù Khê xây dựng cung đình, lăng tẩm.

Có thời gian nghề chạm rồng tưởng chừng bị thất truyền nếu như không có những người con Phù Khê khôi phục lại nghề cổ. Tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Kim (thôn Phù Khê Thượng), người có công phục dựng lại nghề thông qua việc tổ chức các lớp học, soạn giáo án, truyền dạy cho thanh niên trong làng. Từ các lớp truyền nghề của ông, hơn 300 thợ đã được đào tạo nghề chạm trổ và các lớp thợ này lại truyền nghề cho những người khác giúp cho nghề chạm rồng ở Phù Khê phát triển như hiện nay.

Gia đình thợ chạm trổ rồng Đinh Văn Tuấn – Trần Thị Yến (thôn Phù Khê Thượng) vẫn duy trì nghề chạm trổ rồng trên tranh tường của gia đình.

5 thg 3, 2013

Chùa cổ xứ Kinh Bắc

Cách thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) chừng 10 km, qua cầu Hồ là đến đất Thuận Thành, nơi có hai ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Dâu và chùa Bút Tháp. 

Gần hai ngàn năm trước, đây là đất Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc, là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam, nơi nảy sinh nhiều sự tích gắn với những ngôi chùa tuyệt đẹp. 

Tiền đường và tháp Hòa Phong - chùa Dâu 

1 thg 3, 2013

Thăm Đền Đô

Đền Đô, nơi thờ các vị vua nhà Lý, nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt: làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội gần 20 km về phía bắc.

Do ngày xưa thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp nên Đền Đô còn được gọi là đền Cổ Pháp. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm. Đền Đô thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý nên còn có tên là đền Lý Bát Đế. 

Cổng vào Đền Đô 

10 thg 2, 2013

Chùa Phật Tích

Trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có một ngôi chùa cổ mang tên là chùa Phật Tích, hiệu là Vạn Phúc tự. Chùa nổi tiếng với kiến trúc đẹp, cảnh sắc thanh tịnh, và đặc biệt là bộ tượng đá quý hiếm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Lý.

Theo các tài liệu cổ, chùa Phật Tích được khởi dựng vào khoảng thế kỉ VII. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng thêm tòa tháp Phật Tích kì vĩ, cao khoảng 40m ở sườn phía Nam núi Lạn Kha.

Tương truyền, sau khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước hiện tượng kì lạ này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.

Qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh và đã thiêu rụi chùa. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Tháng 4 năm 1962, chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Chùa Phật Tích nằm nép mình bên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha).

24 thg 1, 2013

Nem Bùi, đặc sản miền Kinh Bắc

Nói đến Kinh Bắc, ngoài quan họ, bánh phu thê, bánh tẻ, ít người biết ở mảnh đất “Em ơi buồn làm chi, anh đưa em về bên kia bờ sông Đuống” còn một đặc sản dân dã rất ngon và độc đáo: nem Bùi.


Phụ nữ trở thành lao động chính trong các khâu làm nem

Cuối tuần, chúng tôi về thăm vùng Kinh Bắc cổ kính và quyết định lang thang một ngày ở mảnh đất làng Bùi để hiểu rõ ngọn nguồn của nó. Làng Bùi nằm bên bờ sông Đuống thơ mộng dần hiện ra trước mắt với con đường bêtông chạy thẳng tắp giữa cánh đồng. Mới vào đến đầu làng đã nghe mùi thơm của thính lan tỏa ngào ngạt khắp nơi như một nét đặc trưng chỉ thấy ở làng nem Bùi. Cuộc sống ấm no, sung túc của người dân, mà chủ yếu do nghề làm nem mang lại như hiển hiện ra trước mắt.


Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.

Bánh phu thê gọi mùa cưới

Mùa cưới đến cũng là lúc dân làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nhộn nhịp tiếng chày giã gạo để làm bánh phu thê, một loại bánh truyền thống không thể thiếu trong cỗ cưới của người Việt.


Bánh phu thê - Ảnh: Tiến Thành

Ai đã đến Bắc Ninh hẳn không quên thưởng thức món bánh phu thê thơm dẻo, màu vàng ươm được bọc trong tàu lá chuối, lá dong xanh mướt. Chiếc bánh nhỏ xíu, xinh xinh nhưng gói ghém bao tinh hoa văn hóa ẩm thực của miền Kinh Bắc.