Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 1, 2024

Người đàn ông 20 năm sưu tầm cối đá, dựng tháp lưu giữ ký ức của một thế hệ

Tháp Thần Nông được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố.

Tháp Thần Nông được đặt tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 20.000 m². Với thiết kế hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng, Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng. Đây là điểm đến độc đáo, thu hút khách đến tham quan của tỉnh Bắc Ninh vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ mô hình giáo dục văn hóa trải nghiệm.

Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng

26 thg 11, 2023

Lịch sử bi tráng phía sau lăng Tam công Đại vương ở Bắc Ninh

Theo như thần phả, thần tích còn truyền lại thì cả ba vị Tam công Đại vương cùng sinh ngày 15/8/137 TCN (Giáp Thìn), cùng mất ngày mùng 2/12/112 TCN (Kỷ Tỵ).

Ngay dưới chân đê sông Đuống, thuộc địa phận làng Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, lăng Tam công Đại vương là nơi thờ phụng ba vị nhân thần được tôn làm thành hoàng của ba làng Đồng Đông, Đồng Đoài và Đồng Văn xưa.

8 thg 9, 2023

Đền Đô - nơi ghi dấu lịch sử 8 vị vua nhà Lý

Đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, là dấu tích một triều đại phong kiến kéo dài hơn 200 trăm.


Bắc Ninh có hơn 1.200 di tích lịch sử, theo cổng thông tin điện tử tỉnh này. Trong đó, đền Đô ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn là nơi ghi dấu 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý.

Nhà Lý truyền ngôi 9 đời vua qua 216 năm (1009 - 1225). Đền Đô là nơi thờ tự 8 vị vua gồm: Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210); Lý Huệ Tông (1210 - 1224). Vị vua cuối cùng là Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225) được người dân thờ ở đền Rồng, cũng nằm ở phường Đình Bảng.

21 thg 3, 2023

Chuông chùa Ngũ Hộ - cổ vật trở về từ Tokyo

Chuông chùa Ngũ Hộ, ra đời cách đây gần 200 năm, được phát hiện trong một tiệm đồ cổ ở Ginza, Tokyo và đưa về Việt Nam.

Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.

Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.

16 thg 4, 2022

Những cột đá Bảo vật nổi tiếng của Việt Nam

Trong hệ thống Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có những cây cột đá tuổi đời từ hàng trăm cho đến cả nghìn năm, được tạo tác rất độc đáo và tinh xảo...

1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.

8 thg 4, 2022

Chi tiết tượng Phật cổ tinh xảo nhất Việt Nam

Tượng Quan Âm Bồ Tát thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp được đánh giá là một trong các tác phẩm điêu khắc xuất sắc hàng đầu của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.

Nằm ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Chùa Bút Tháp không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, trong đó có một bức tượng Phật được đánh giá là tinh xảo bậc nhất Việt Nam.

Chùa Dâu - ngôi chùa cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc

Nằm ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu được du khách gần xa biết đến với những nét kiến trúc - văn hóa - lịch sử vô cùng độc đáo...

1. Chùa cổ nhất Việt Nam. Theo một số nguồn sử liệu, chùa Dâu được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa và lập nên một phái Thiền mới.

6 thg 3, 2022

Đền Cùng - Giếng Ngọc, chốn tâm linh từ ngàn xưa ở Bắc Ninh

“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.


Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…

5 thg 2, 2022

Đi chợ Âm Phủ nổi tiếng nhất đất Bắc

Trong tiết trời 10 độ C của miền Bắc, nhiều người từ Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... đã tới phiên chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) huyền thoại xứ Kinh Bắc mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 4 rạng ngày mồng 5 Tết âm lịch.

Nhiều bạn trẻ không ngại đường xa, trời rét để đến chợ Âm Phủ cho thỏa trí tò mò

Chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) chỉ họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 Tết (tức ngày 4-2) và kết thúc vào sáng ngày mùng 5 Tết (tức ngày 5-2) tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

11 thg 1, 2022

Kỳ lạ tượng rồng đá 'miệng cắn thân, chân xé mình' ở Bắc Ninh

Rồng đá ở đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh là pho tượng có hình dạng độc đáo, chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Di tích đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứ

7 thg 1, 2022

Ba pho tượng Tam Thế bằng đá 'độc nhất vô nhị'

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá

22 thg 12, 2021

Ngôi đền thờ phụng 8 vị vua nhà Lý được cấu trúc theo kiểu 'kinh đô'

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý là di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhất của thành phố trẻ Từ Sơn.

Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).

Là một quần thể tín ngưỡng thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý, đền Đô được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

29 thg 11, 2021

Chùa Dâu – Ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo những sử liệu, chùa được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Đây được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Chùa Dâu còn có tên gọi khác là Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Định tự, chùa Bà Dâu, thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

28 thg 11, 2021

Ngôi đình 300 năm tuổi kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Đình làng Đình Bảng thuộc thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Kinh Bắc với kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo.

Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng dựng đình là một vị quan người Đình Bảng. Sau đó, người dân trong vùng đã góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

3 thg 7, 2020

Thi "cướp nước" trong lễ hội chùa Dâu

Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2013, Chùa Dâu được xếp hạng: "Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt" của quốc gia. Sự suy tôn ấy là rất đúng, bởi lẽ Chùa Dâu là chốn tổ đình của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là nơi thờ tín ngưỡng bản địa của người Việt ta xưa. 

Hội Dâu thường được diễn ra vào ngày mùng Tám tháng Tư âm lịch hàng năm. Hội rất đông vui, hội của 12 làng xã trong tổng Khương. Lễ hội thường có 2 phần: Lễ và Hội. Lễ ở trong chùa, khách thập phương từ khắp nơi đến cầu nguyện. Còn Hội ở phía ngoài sân bãi, người ta rước 11 kiệu Phật ra ngoài trời để đi bái tổ ở chùa tổ Nghiêm Phúc Tự, rồi quay về tham dự các trò diễn xướng, vui chơi. Đó là hát Trống Quân, hát Chèo, hát Ca Trù, thi múa gậy, múa trống và trong đó đặc sắc nhất vẫn là thi "cướp nước".

Theo như lời các cụ xưa kể lại thì ngày xưa, cổng Tam Quan của Chùa Dâu ở phía trước, cách cửa Chùa Dâu khoảng chừng 200m. Cổng chùa rất to, cao, có 7 vòm cửa ra vào. Vào ngày lễ hội, người ta dựng 2 cái nhà rạp lớn ở 2 bên phía trong cổng chùa để sẵn sàng phục vụ cho cuộc thi.

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

19 thg 12, 2019

Đình làng Đình Bảng

Là công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc, đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã được coi là một trong ba ngôi đình đẹp nhất vùng. 

Đình làng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, trải dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc. Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng ban đầu dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lương. Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Nhìn bên ngoài, ngôi đình có quy mô to lớn gồm tòa đại đình nối với hậu cung. Tòa đại đình mang kiến trúc nhà sàn gỗ hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian dựng trên nền đá xanh, được đỡ vững chắc bởi những hàng cột lõi gỗ lim lớn nhỏ có đường kính khoảng từ 0,5- 0,6m. Vẻ bề thế của ngôi đình còn thể hiện phần mái cong toả rộng, vươn rất xa hiếm gặp.

Đình làng Đình Bảng tọa lạc tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

15 thg 10, 2019

Phỗng đất Bắc Ninh

Phỗng đất là món đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam thời xưa, cũng là món đồ được các đền, chùa sử dụng trong cúng bái. Nặn phỗng đất ở thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, bản sắc văn hóa Việt. 

Trong mâm cỗ Trung thu ngày xưa, ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo… nhất định phải có một bộ phỗng đất, đèn ông sao và một ông tiến sĩ giấy.

Bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 hình tượng: đứng giữa là Đức Phật, mang ý nghĩa tâm linh, mong muốn con cháu luôn phải sống có lương tâm, đạo đức; hình tượng thứ 2, 3 là ông già và em bé, tượng trưng cho sự tiếp nối giữa các thế hệ; thứ 4 là con chim, thể hiện cho khát vọng tự do, hòa bình; cuối cùng là con rùa, tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn.

Để làm một bộ phỗng đất cũng khá kỳ công. Nguyên liệu làm phỗng đất là đất sét và giấy bản. Đất sét được đào ở độ sâu từ 2-2,5m, đem phơi khô, đập, giã thành bột mịn rồi sàng, đến khi sờ vào có độ mịn mát tay là được. Giấy bản ngâm trong nước 7 ngày, sau khi đã mủn hoàn toàn thì trộn đất và giấy với nhau, vừa trộn tay, vừa dùng chày đập cho đến khi hỗn hợp này quyện lại rồi mang ra nặn, nặn xong phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời cho khô. 

Đất dùng để nặn phỗng là đất sét có độ mịn và sạch. Ảnh: Khánh Long

Tranh Đông Hồ - Hơi thở của làng Việt

Từ xa xưa, người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã có thói quen mua tranh Đông Hồ về trang hoàng nhà cửa vào dịp Tết với ước mong hạnh phúc no ấm. Vì thế, Tranh Đông Hồ đi vào cuộc sống của người Việt qua nhiều thế hệ và đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, Tranh Đông Hồ đã vượt ra khỏi làng quê, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thời trang, gốm sứ đang mang lại sức sống mới cho dòng tranh đã trải qua thăng trầm của thời cuộc. 

Bảo tồn nét đẹp Tranh Đông Hồ 


Tranh Đông Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng Đông Hồ còn 2 gia đình làm tranh là gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Họ đã bảo tồn được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.


31 thg 7, 2019

Bảo tháp của cội nguồn

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, chùa Thánh Quang (thuộc thôn Mẫu Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng với Tháp Đại Bi Kim Cương là minh chứng thể hiện Phật pháp với cội nguồn dân tộc hòa chung trong văn hóa Việt. 

Đình - đền Quốc Tướng linh từ là nơi thờ Vua Hùng và các vị tướng có công lớn với đất nước được dựng trong chùa Thánh Quang. Năm 1947, đình - đền bị giặc Pháp đốt. Đến năm 2000, nhân dân Mẫn Xá đã phục dựng lại đình gồm 5 gian, 2 chái, 4 góc đao cong (theo bố cục “Nội công, ngoại quốc”) hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết nhưng với quy mô khá khiêm tốn. Từ năm 2012, Tập đoàn Hanaka cùng chính quyền, nhân dân địa phương đã trùng tu chùa Thánh Quang và xây dựng Tháp Đại Bi cao 15 tầng – là nơi để nhân dân khắp nơi về chiêm bái Phật, cầu cho quốc thái dân an và mọi việc được hanh thông, thành tựu.

Tòa Tháp Đại Bi Kim Cương nằm trong khuôn viên chùa Thánh Quang. Ảnh: Khánh Long