Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2019

Giai thoại về tên gọi chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Phía sau tên gọi của chùa Bổ Đà ở Bắc Giang là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.

Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết

23 thg 2, 2019

Vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Sáng 16/2/2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại quảng trường Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã diễn ra lễ khai mạc Hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang 2019. Du khách không chỉ được khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử mà còn được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. 

Cùng với hành trình phía Đông để lên với non thiêng Yên Tử, du khách đã có thêm lựa chọn vượt sông, leo núi hành hương về thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm trên ngàn xanh Yên Tử từ con đường phía Tây qua những danh thắng và di tích của Bắc Giang.

Theo các tài liệu và nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với những di tích hiện hữu, thì cơ sở địa-văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử đã có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững nhiều thế kỷ sau. Việc xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử chính là phát huy những giá trị đã được tích tụ từ hàng trăm năm nay của vùng đất Bắc Giang, mở ra con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua bao gian khó, nhiều đời tiếp nối, tạo dựng. 

29 thg 9, 2018

Chùa Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ hàng nghìn mộc bản Kinh phật quý giá

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, Việt Nam, còn được gọi là chùa Đức La, là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Tắm nắng thu vàng rực trên cao nguyên Đồng Cao

Dưới ánh nắng thu, vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, biển mây bồng bềnh trắng xóa của cao nguyên Đồng Cao khiến bạn phải sững sờ.

Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 150 km

3 thg 6, 2018

Đặc sắc lễ hội vật cầu nước ở Bắc Giang

Cứ 4 năm một lần, lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày, bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch.
Tích rằng Đức thánh Tam Giang đi đánh giặc về đến đoạn sông Cầu làng Vân bị lũ quỷ đen thách đấu vật. Nếu thắng quỷ sẽ đi theo thánh, nếu thua thì phải dâng cho quỷ đen nhiều sản vật. Từ đó, tại đền chính của làng Vân, nơi thờ Đức thánh Tam Giang người dân tổ chức tái hiện lễ vật cầu nước nhằm ca ngợi công lao đánh giặc, thu phục quỷ đen của Đức thánh Tam Giang.

Sân vật cầu nước được đổ một lớp bùn mỏng, trước khi vật, phụ nữ trong làng trong đội nghi lễ sẽ gánh nước từ sông cầu bằng chum, vại đổ vào sới vật.

Lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch. 

7 thg 4, 2018

Điểm đến ở Bắc Giang

Đến Bắc Giang du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, các làng nghề truyền thống và được vãn cảnh ở những ngôi đình, chùa, đền cổ.

Đền Suối Mỡ


Đền Suối Mỡ nằm ở vùng chân núi sườn Tây Yên Tử, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Hàng năm vào ngày 30-3 và 1-4 âm lịch, Lễ hội đền Suối Mỡ lại diễn ra để tưởng nhớ vị nữ thần Mỵ Nương Quế Hoa được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn đã có công khai phá đất đai, khơi dòng suối mát, dạy dân cày cấy để có cuộc sống ấm no.

Một nét văn hoá độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Suối Mỡ, gắn với nhân vật thờ chính ở ngôi đền là nghi lễ hầu Thánh trong ngày lễ hội.

Ảnh: Báo Bắc Giang 

29 thg 12, 2017

Về vùng cam để thấy Tết đến thật gần

Cam trĩu cây ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Hằng 

Những vườn cam, bưởi óng vàng không chỉ mang lại giá trị kinh tế vật chất mà còn là điểm du lịch thú vị, hấp dẫn của Lục Ngạn, Bắc Giang. 

Những ngày này, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào mùa thu hoạch cam và bưởi để phục vụ Tết nguyên đán sắp tới. Vườn trên thì thu hái tấp nập, vườn dưới hàng chục xe tải, container đến chở cam và bưởi đi khắp mọi vùng miền trong cả nước.

14 thg 11, 2017

"Biển trời, sông sao" trên thảo nguyên Đồng Cao

Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.

Chuẩn bị cho một đêm lửa trại tưng bừng.

1 thg 7, 2017

Lễ đặt gánh của người Sán Chí

Người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn (Bắc Giang) có tục làm Lễ đặt gánh trước khi tổ chức đám cưới với những điệu hát đối đáp "Cháu Côộ" có từ ngàn xưa, là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. 

Về mặt ý nghĩa, Lễ đặt gánh của người Sán Chí giống như Lễ ăn hỏi trong đám cưới của người Kinh. Đây là thủ tục tiến hành sau các Lễ dạm ngõ, Lễ so mệnh, Lễ thách cưới của người Sán Chí. Lễ đặt gánh thường được tổ chức vào ngày mùng một hoặc ngày giữa tháng. Vào những ngày lành tháng tốt ấy, đoàn nhà trai gồm 5 người gồm một ông mối và 4 thanh niên phụ lễ sẽ qua nhà gái nói chuyện.

Quà trong Lễ đặt gánh do nhà trai mang tới nhà gái gồm một chai rượu, 1kg thịt lợn, một phên đường và một gói trầu cau. Khi họ nhà trai tới cửa, nhà gái sẽ mang một sàng rượu ra chặn cửa chưa cho vào. Muốn vào nhà để nói chuyện se duyên, nhà trai phải hát đối với nhà gái khi nào thắng mới được vào nhà. Nếu nhà trai không thắng được thì sẽ phải chịu phạt, họ phải uống một chén rượu và chịu đội sàng rượu lên đầu.

Lễ cúng mời tổ tiên chứng kiến Lễ đặt gánh của người Sán Chí.

14 thg 6, 2017

Đám cưới của người Cao Lan ở Đèo Gia

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Cao Lan
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2 quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.

Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pôi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong, gia đình cô gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi vào một tờ giấy.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi của người Cao Lan. 

6 thg 6, 2017

Hương rượu làng Vân

Nhiều năm nay, người dân làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) vẫn truyền nhau bí quyết nấu rượu cực ngon. Đến bây giờ, dẫu có những thay đổi trong công nghệ nhưng rượu làng Vân vẫn xứng đáng với danh hiệu “Vân hương mỹ tửu”, một trong những sản vật tiến vua của người Kinh Bắc xưa. 

Giữ hồn quốc tửu
Đã rất nhiều lần về với làng Vân nhưng lần nào chúng tôi cũng bị hương thơm và không gian rượu nơi đây quyến rũ khiến cho chúng tôi không khỏi có một tâm trạng háo hức. Rồi những câu chuyện về làng Vân với những truyền thuyết li kỳ như chuyện bà Nghi Điệt, vì quá thương chồng nên đi khắp nơi tìm và học hỏi bí kíp cách nấu rượu và truyền lại cho người dân nơi đây. Chuyện người dân nơi đây chỉ truyền lại bí quyết nấu rượu cho người trong làng, thậm chí là con dâu trong làng chứ nhất quyết không chịu truyền ra bên ngoài. Rồi chuyện cụ Tom nổi tiếng với cách “nghe” tiếng rượu rơi mà biết độ rượu nặng, nhẹ… Những câu chuyện cứ như miên man mãi theo hương rượu làng Vân, ngất ngư bên dòng sông Cầu xanh biêng biếc.

Cổng làng Vân. 

4 thg 6, 2017

Đồng Cao, điểm đến mới lạ của Bắc Giang

Đồng Cao (Bắc Giang), một địa danh gần Hà Nội mang trong mình nét đẹp tựa như đỉnh Tà Xùa của Sơn La

Đồng Cao là một cao nguyên nhỏ thuộc bản Gà, xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Địa hình ở đây bằng phẳng kiểu thung lũng và biệt lập với khu dân cư, có độ cao khoảng 600m so với mực nước biển

Nếu tìm một địa điểm để cắm trại qua đêm, tạm trốn cái tấp nập ồn ào của phố thị trong hai ngày cuối tuần thì cao nguyên Đồng Cao là lựa chọn lí tưởng cho du khách. 

28 thg 5, 2017

Tuồng cổ làng Thổ Hà

Không chỉ nổi tiếng bởi lối hát quan họ độc đáo, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong số ít nơi còn giữ được nghệ thuật tuồng. Vào dịp hội làng (từ 20-22 tháng Giêng), các nhân vật tuồng còn là “điểm nhấn” trong nghi lễ rước với hơn hai mươi vai đóng thế được trang điểm khá cầu kỳ như: Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tam Đa, Tiên đồng, Ngọc nữ…

Không hề được đào tạo qua trường lớp, nhiều thế hệ người làng Thổ Hà cứ thế truyền nhau cách hóa trang, làn điệu, lối hát, diễn xuất để sân khấu tuồng dựng ở góc sân đình lại sáng đèn. Hàng loạt các vở diễn như "Triệu Đình Long cứu chúa"; "Đào Tam Xuân"; "Ngự đệ Kim Hùng", "Bá đao Diệm Thiên Hùng"… được diễn bởi những người yêu tuồng Thổ Hà để cả làng say sưa thưởng thức đến tận khuya.

Diễn tuồng đã khó, hóa trang nhân vật tuồng trong các tích cổ còn khó hơn. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất, còn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Nhờ những gương mặt được hoá trang, khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật khi vừa thấy diễn viên bước ra sân khấu. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà thường hoá trang theo một số mẫu chung, vai “trung” mặt đỏ, râu dài; vai nịnh mặt rằn, râu ngắn; mặt trắng là người có diện mạo đẹp, tính cách trầm tĩnh; mặt đỏ là người trí dũng, chững chạc; mặt tròng xéo đen là tướng phản; hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy; mặt lưỡi cày là người đoản hậu, nhát gan...

25 thg 5, 2017

'Săn ảnh' bánh đa, thưởng thức đặc sản Thổ Hà

Nằm ven sông Cầu, làng Thổ Hà xưa nổi tiếng với nghề làm gốm giờ lại nổi danh khắp gần xa và khách lãng du với nghề làm bánh đa, đặc biệt bánh đa dừa đặc sản thơm lừng.

Bánh đa phơi tràn sân, che kín các mái nhà - Ảnh: Đ.Anh 

Chúng tôi gửi xe ở một ngôi nhà ven đường chính rồi đi bộ xuống bến phà. Gọi là bến phà nhưng thực chất hai bên bờ sông chỉ cách nhau vài mươi mét. Đứng bên này bờ đã thấy lòng rộn lên khi nhìn thấy hình ảnh cây đa bến nước quen thuộc đầu làng.

28 thg 2, 2017

Về Thổ Hà nghe quan họ


Người xưa có câu "Về Thổ Hà mới ra quan họ”. Lâu nay khán giả thường quen với việc nghe quan họ có nhạc đệm, nhưng để thưởng thức một canh quan họ đúng nghĩa thì hãy nghe liền anh, liền chị hát chay...

25 thg 12, 2016

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.

20 thg 6, 2016

Diệu kỳ An Lạc

Không bị hấp dẫn bởi các bãi biển đẹp trong những ngày hè nóng nực, nhóm chúng tôi quyết định tìm đến khu rừng nguyên sinh An Lạc (Bắc Giang) để nép mình dưới những tán cây cổ thụ, ngâm mình trong dòng suối mát lạnh. 

Khách đến An Lạc thích hòa mình vào dòng suối mát lạnh trong khu rừng nguyên sinh 

Ngoài những nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Giang cũng được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh sắc hữu tình, tươi đẹp. Vùng rừng núi hoang sơ, suối thác tuyệt đẹp ở vùng đất An Lạc hẻo lánh chính là một trong những nơi như thế.

Đầm sen 'bừng sáng' bên đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang

Những ngày tháng 6, hàng ngàn bông sen nở rộ dọc hai bên tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang khiến nhiều người đi đường thích thú.

Đầm sen rộng lớn, trải dài ven đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang 

Có diện tích rộng từ 15-20ha, những đầm sen này mọc chen cả ruộng lúa, tạo khung cảnh bát ngát, rộng lớn vô cùng thoáng đãng.

Chúng tôi có dịp ghé đầm sen nhà ông Thân Văn Tâm, thôn 7, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Tâm cho biết, đầm sen của gia đình ông trước đây chỉ rộng vài mẫu, mấy năm trở lại đây, sen lan rộng ra xung quanh do địa hình đồng áng thuộc vùng trũng, cây lúa trồng không hiệu quả nên bà con “ngại” cấy. Không chỉ đem lại vẻ đẹp tinh thần, các đầm sen này còn mang về giá trị kinh tế lớn.

7 thg 6, 2016

Đầu hè “săn” nhộng ve sầu

Mùa hạ ngấp nghé đến cũng là lúc chúng tôi háo hức lên lịch cho một cuộc “săn” nhộng ve sầu, món ăn nghe có vẻ lạ nhưng cực gần gũi với những ai đã trải qua một thời tuổi thơ “dữ dội”. 

Đĩa ve sầu rang vàng ruộm hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân 

Những cơn mùa đầu hạ vừa đổ xuống, tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè về, chúng tôi - những người con sinh ra ở miền núi Bắc Giang - lại háo hức hẹn nhau thu xếp đi bắt nhộng ve sầu để tìm lại những khoảnh khắc, những ký ức một thời chăn trâu, cắt cỏ.

6 thg 1, 2016

Đậm đà hương vị bánh đúc Đồng Quan

Nằm nép mình bên dòng sông Thương thơ mộng, thôn Đồng Quan từ lâu đã được nhiều người nhắc đến với loại bánh mộc mạc mang hương vị đặc trưng riêng có của vùng đất này. Đó chính là bánh đúc. 

Bánh đúc Đồng Quan ngon nhất khi ăn với tương bần - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc đất nước từ Bắc vào Nam, rất nhiều món ăn dân dã nhưng mang đậm hồn dân tộc, là niềm tự hào của nền ẩm thực Việt Nam. Bánh đúc cũng là loại bánh như vậy.