Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Tây Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 11, 2022

Dấu ấn Ni trưởng Huỳnh Liên trong Phật giáo khất sĩ ở Trảng Bàng

Ni trưởng Tạng Liên tiếp nhận phần đất, đến năm 1960, Ni trưởng Huỳnh Liên đứng ra thành lập tịnh xá trên mảnh đất nay thuộc khu phố Gia Huỳnh, phường Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng.

Bàn thờ Ni trưởng Huỳnh Liên tại tịnh xá Ngọc Trảng.

Từ năm 1947 đến năm 1954, đoàn du tăng khất sĩ đầu tiên- do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập, thâu nhận tăng, ni xuất gia nhập đạo. Mỗi đoàn du tăng hoặc ni được thành lập với số lượng trên 20 vị, chia nhau đi hành đạo ở khắp các vùng Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định và các tỉnh khu vực miền Đông, miền Tây Nam bộ.

Xóm Bàu Bắc- địa bàn cư trú lâu đời của người Chăm Tây Ninh

Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

Làng Chăm Bàu Bắc

Bàu Bắc là tên cái xóm cũ thuộc xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, nay là khu vực liên thông giữa hai ấp Tân Trung A và Tân Trung B, nằm ven trục tỉnh lộ 785. Đây là xóm có rất đông bà con dân tộc Chăm làm ăn sinh sống. Có thể nói, địa bàn này là nơi định cư đầu tiên cũng như lâu đời nhất của người Chăm Tây Ninh từ hơn hai trăm năm mươi năm qua.

30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

19 thg 8, 2022

Bãi đá chuông trên núi Heo

Tảng đứng, tảng nằm ngổn ngang như thời khai thiên lập địa núi Bà Đen. Có tảng lớn cao hơn người đứng, ở mọi tư thế và kiểu dáng tạo nên cảnh quan ký thú và bí hiểm. Bãi đá nằm bên phía “ta-luy âm” của đường lên. Còn bên “ta-luy dương”, dù chưa phát hiện đá chuông nhưng đá và cây cũng tạo nên những cảnh tượng dễ làm cho lòng người say đắm.

Đấy là một bãi đá, thoạt nhìn không thấy gì đặc biệt. Bởi cũng giống như nhiều bãi đá granite ngổn ngang khắp núi Bà Đen. Trong quá trình “tạo sơn” từ hàng triệu năm trước, đá được chồng xếp lên nhau lẫn cùng với đất. Để cho khắp núi Bà hôm nay, là cảnh quan “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” như Bà Huyện Thanh Quan từng viết ở bài thơ Qua đèo ngang thuở trước.

17 thg 8, 2022

Tây Ninh có bao nhiêu địa danh Tha La?

Địa danh Tha La thực ra không có gì xa lạ với người dân Tây Ninh. Nhưng Tha La có nghĩa là gì? Từ trước tới nay, vùng đất phên giậu này tồn tại bao nhiêu địa danh Tha La? Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin được nói về những địa danh Tha La của tỉnh nhà và ý nghĩa cụ thể của nó.

Công trình tưới tiêu vượt sông Vàm Cỏ Đông ở địa phận huyện Châu Thành.

29 thg 7, 2022

Gò miếu Bà Phước Chỉ

Miếu Bà

Tháng 4.2022, cuối mùa khô, chúng tôi trở lại gò miếu Bà Phước Chỉ. Đón chúng tôi là vô số những tổ chim dồng dộc chung chiêng treo trên những rặng tràm. Trước đó, tôi mới ghé ngôi miếu Ông đổ nát ở gần chợ Rạch Tràm. Định tìm lại cây keo từng có rất nhiều tổ chim dồng dộc, mà cây keo đã mất, miếu cổ cũng không còn. Thay vào đó là ngôi chùa mới người dân tự xây, chắc để lưu giữ một vài phần sót lại của nơi từng là một chốn tâm linh.

27 thg 7, 2022

Giữ lửa nghề làm bánh tráng phơi sương


Năm 2016, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2011, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận là một trong 100 món ăn đặc sản nổi tiếng của cả nước. Để nghề làm bánh tráng phơi sương đạt được những danh hiệu nêu trên là cả một quá trình dày công sáng tạo, giữ gìn và phát triển làng nghề của người dân xứ Trảng.

21 thg 7, 2022

Thả láng mùa gió bấc

Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.

Đánh bắt cá trên đồng Bến Đình. Ảnh: Đặng Hoàng Thái

Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, từ thời niên thiếu, tôi đã là một tay sành sỏi trong việc đánh bắt cá. Hồi đó, cá đồng dưới sông rạch và trong ruộng trũng ở cánh đồng quê tôi nhiều lắm. Người dân quê tôi có thể đánh bắt cá quanh năm. Tuỳ theo mùa tiết, con nước, điều kiện và sở trường của mỗi người mà áp dụng cách đánh bắt cá khác nhau. Tôi thích đi câu và khoái nhất là thả câu theo láng cỏ, láng lúa, gọi tắt là “thả láng” vào mùa gió bấc.

30 thg 6, 2022

Lễ Kỳ yên đình Bà và tế điện dinh Ông

Không rõ là quyền lực của Lệnh ông Chúa Tàu và Thất vị nương nương, hay lòng tín ngưỡng thuần hậu của người dân An Thạnh mà những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ấy vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Và chắc chắn sẽ còn mãi mãi cho các thế hệ mai sau của làng quê An Thạnh.

Bàu nước trước dinh Ông.

Rằm tháng hai (âm lịch) An Thạnh có lễ Kỳ yên ở đình Bà, một tháng sau là tế điện dinh Ông. Hai lễ hội này có quan hệ mật thiết, bởi hai ngôi thờ tự nhưng chỉ có chung 1 ban cúng tế, gọi là Ban cúng tế dinh Ông đình Bà xã An Thạnh.

28 thg 6, 2022

Tây Ninh: “Thủ phủ” của ẩm thực chay

Từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.

Bà Điệp chế biến món ăn.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài; cũng có nhiều người theo đạo Phật, ước lượng có hơn 50% người dân địa phương ăn chay kỳ hay chay trường. Đó là chưa nói đến hàng triệu khách hành hương hằng năm đến du lãm, chiêm bái ở vùng đất này và thưởng thức ẩm thực chay. Những ngày lễ hội của đạo Cao Đài như lễ Vía Đức Chí Tôn hay Hội yến Diêu Trì cung là những ngày lễ hội ăn chay hoành tráng với hàng ngàn, hàng vạn du khách thưởng thức những bữa ăn chay ở Toà thánh Tây Ninh.

18 thg 6, 2022

Từ thành luỹ xưa tới Căn cứ Trà Vong

Vào năm 2019, Bộ VH-TT&DL có quyết định công nhận lễ hội thờ Quan lớn Trà Vong là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.


Ngoài các tín ngưỡng thờ trong đình, miếu dân gian theo truyền thống xa xưa, thì người Tây Ninh ở các huyện, thành phía Bắc tỉnh còn có một loại hình tín ngưỡng riêng, không nơi nào có, đấy là tín ngưỡng thờ “Quan lớn Trà Vong”. Vào năm 2019, Bộ VH-TT&DL có quyết định công nhận lễ hội thờ Quan lớn Trà Vong là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Do vậy mà, kỳ lễ hội vào ngày 15-16 tháng 3 (âm lịch) năm 2020 đã có một lễ hội tưng bừng ở khu lăng mộ và nhà tưởng niệm ngài, tại ấp 3, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

16 thg 6, 2022

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền - Phần 2

Như chúng tôi đã viết ở phần 1, người địa phương (ấp Thanh Trung hiện nay) gọi con rạch này là Sai Răng, hoặc Kha Răng. Trong câu chuyện của mình về “ông Gốc”, ông Ba Thuốc (sinh năm 1935) đã nói về cái tên Sai Răng là do “Thằng Tây chủ hãng đường gọi là Kê Răng, có thể theo tên nhà máy, mà dân mình gọi theo chệch ra là Sai Răng”.

Rạch Khê Răng ngày nay.

Như vậy là, đã có những địa danh “ảo” trong các kết quả nghiên cứu. Cái Răng là một ví dụ cụ thể nhất, hoàn toàn không có ở Thanh Điền, nói cách khác là không có trên thực tế nhưng lại xuất hiện trong các sách “dã sử” rồi được mặc nhiên khẳng định trong các sách sử ra sau.

Pháp chiếm Tây Ninh và câu chuyện về miếu thờ “ông Gốc” ở Thanh Điền

 

Sách Tây Ninh xưa của tác giả Huỳnh Minh (Nxb Thanh niên, tái bản năm 2001) có bài kể về miếu thờ ông Gốc - một vị anh hùng ẩn danh kháng Pháp (trang 58-60).
Chuyện rằng: “Vào thời kỳ quân Pháp chiếm lấy tỉnh Tây Ninh, quân ta bị thất trận, tản lạc tứ phía. Có một võ quan tên Nguyễn Phương Hồng từ đâu kéo đến một đoàn binh đóng tại ngọn rạch Cái Răng vào tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc về làng Thanh Điền (ấp Thanh Trung) để mai danh, chờ cơ hội phục thù…”.

15 thg 6, 2022

Về bến Nhà Vuông thăm miếu Tiên sư

 

Đình, chùa, miếu, võ là những thiết chế văn hoá - tín ngưỡng ở Nam bộ xưa nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân từ những buổi đầu đi mở cõi. Trong đó, võ cũng gọi là võ Tiên sư, chính là miếu Tiên sư hay nhà vuông, một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng của lân ấp, phản ảnh sinh hoạt xã hội Nam bộ vào buổi đầu khẩn hoang.

14 thg 6, 2022

Vườn di sản ASEAN Lò Gò - Xa Mát: Khu bảo tồn tự nhiên độc đáo ở Việt Nam


Năm 2019, Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát được công nhận là Vườn di sản ASEAN, trở thành 1 trong 10 Vườn di sản ASEAN của cả nước; và là Vườn di sản ASEAN duy nhất ở Đông Nam bộ tính đến thời điểm hiện tại.

Vườn di sản ASEAN là danh hiệu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có tầm quan trọng đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về môi trường của ASEAN đã cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18.2.2003. Các Vườn di sản ASEAN được đánh giá cao vì tầm quan trọng của chúng về bảo tồn, duy trì các quá trình sinh thái và hệ thống hỗ trợ sự sống; bảo tồn sự đa dạng di truyền; bảo đảm tính bền vững của các hệ sinh thái; duy trì những vùng hoang dã có giá trị về danh lam thắng cảnh, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu, giải trí và du lịch.

13 thg 6, 2022

Vàm Cỏ Đông-dòng sông của thơ mộng, huyền ảo

 

Sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 105km, bắt đầu từ thượng nguồn Campuchia và kết thúc địa phận thuộc tỉnh Long An. Dọc tuyến sông này ẩn chứa nhiều điều thú vị mà đến tận bây giờ chưa ai dám khẳng định đã khám phá hết.

Hương vị bò tơ “bay xa”

 

Vùng đất Tây Ninh quanh năm đầy nắng với địa hình đồng bằng xen lẫn cao nguyên, với cảnh quan đặc trưng có núi cao, hồ rộng, rừng xanh và hệ động-thực vật phong phú. Tây Ninh có những món ăn, đặc sản nổi tiếng miền Đông Nam bộ. Những món ăn tưởng chừng bình dị, nhưng dưới bàn tay tài hoa của người đầu bếp, nó đã trở thành nét văn hoá riêng của Tây Ninh.

Có nhiều món ăn đã thành thương hiệu của Tây Ninh như bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng, ẩm thực chay, muối tôm, mãng cầu bà Đen và cả món bò tơ. Bò tơ Năm Sánh, với hệ thống quán ăn ở nhiều tỉnh, thành trong nước đã góp phần đưa đặc sản bò tơ Tây Ninh vang xa.

6 thg 6, 2022

Tìm hiểu thêm về sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên, ở Long Châu Tiên thạch tự- núi Bà Đen

Toàn những khối đá lớn hình sừng tê, hình trứng lô xô bên một gốc cây cổ thụ bốn mùa xanh. Đây chính là tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên.

Tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên đã được trùng tu.

Có thể bạn chưa biết tên hiệu hoặc pháp danh của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên. Nhưng, nếu nói đây là ông sư tổ đã từng tụng kinh cho đá tảng ở núi nứt đôi, làm lối đi cho bá tánh thập phương đến viếng chùa thì nhiều người Tây Ninh đã biết, qua cuốn sách “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh, khi ông chép lại thành câu chuyện “Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà” (trang 67, Nxb Thanh niên tái bản năm 2001).

Chuyện về các bà Tổ sáng tạo Phước Lưu cổ tự

Bà Trần Thị Nên là mẹ của ông Mai Văn Lực, sau này là Hoà thượng Trừng Lực, người được coi là Tổ đời thứ nhất của Phước Lưu cổ tự. Một người phụ nữ khác, được coi là thuộc nhóm “Tổ sáng tạo” chùa Phước Lưu, chính là sư cô Diệu Thiện.

Chùa Phước Lưu.

Dân gian thường gọi những người khai sáng lập chùa là các vị “khai sơn tạo tự”. Trên miền đất quê hương của núi Bà Đen, có nhiều ngôi chùa do phụ nữ “khai sơn”, nhiều nhất là ở các ngôi tịnh xá của hệ phái khất sĩ. Đấy là nơi tu hành của các vị ni sư. Ngay ở thành phố Tây Ninh, ta có thể dễ dàng tìm thấy vài ngôi, như tịnh xá Ngọc Ninh, Ngọc Truyền trên địa bàn phường 1.

5 thg 6, 2022

Tháng tư, nhớ miền đất thánh Tân Biên

Nếu mùa khô 1966-1967 đến Mậu Thân 1968, Tân Biên làm cho “Mỹ cút”, thì đến chiến dịch Nguyễn Huệ tháng 4.1972 lại làm cho “nguỵ nhào” trên miền đất được mệnh danh là thánh địa của cách mạng miền Nam những năm chống Mỹ.

Ký hoạ Võ Đồng Minh

Vâng! Tháng 4.2022 này tôi nhớ Tân Biên. Vì đọc lại những trang sử tỉnh nhà thì thấy người Tây Ninh cần nhớ ơn miền đất này nhiều lắm. Như trong tháng 4 này, là vừa đúng 50 năm sau chiến thắng của chiến dịch Nguyễn Huệ trên miền đất Tân Biên đầy nắng. Những tên làng tên đất của Tân Biên được lịch sử gọi tên, như Trại Bí, Thiện Ngôn, Xa Mát, Cần Đăng…