Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 12, 2021

Món canh chua cá mè

"Cá mè thịt béo/ Hơi có mùi tanh/ Đầu thì nấu canh/ Mình mềm chiên sả...". Câu vè nơi thôn dã nhắc nhớ món canh chua cá mè tuyệt hảo với dư vị khó phai.

Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.

Nguyên liệu để nấu canh chua cá mè. Ảnh: TRANG THY

2 thg 12, 2021

Đậm đà thịt kho mắm ruốc

Tiết trời se lạnh, mưa lâm thâm, mẹ tôi đi chợ mua thịt heo ba chỉ về kho mắm ruốc. đó là món ăn khoái khẩu trong những ngày mưa.

Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.

Món thịt kho mắm ruốc. Ảnh: KIM TRANG

1 thg 12, 2021

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

Cá cơm khô rim chua ngọt

Quê ngoại tôi ở vùng biển. Mỗi lần lên thành phố thăm chơi, biết tôi rất thích ăn món cá cơm khô rim chua ngọt, nên lần nào bà cũng mang theo một túi cá cơm khô.

Cá cơm khô do tự tay bà mua cá tươi về làm sạch và phơi khô. Vừa lên tới nơi, bà bảo: “Xem bà đem gì lên cho cháu này! Bà sẽ làm món cá cơm khô rim chua ngọt cho cháu ăn nhé”. Thế là bà và mẹ tôi cùng vào bếp, tôi cũng háo hức phụ nấu ăn.

Món cá cơm khô rim chua ngọt. Ảnh: KIM TRANG

29 thg 10, 2021

Tĩnh lặng với Bãi Nhất

Khi đến xã Bình Thuận (Bình Sơn), mọi người vẫn thường ghé thăm rừng ngập mặn bàu Cá Cái - khu rừng với tầng tầng lớp lớp cây cóc trắng hơn 50ha mà ít ai biết rằng, nơi đây còn có một bãi biển đẹp mang tên Bãi Nhất. Đây là bãi biển ít người biết, thường chỉ có người dân bản địa lui tới nên còn khá hoang sơ, tĩnh lặng.

Bãi Nhất là một vũng nhỏ ẩn mình bên cạnh mỏm núi Nam Châm nhoài ra phía biển của xóm 4, thôn Thuận Phước. Đường về xóm 4 quanh quanh quẹo quẹo men theo bờ sông Đầm, nên du khách muốn đến Bãi Nhất, phải chịu khó chạy xe máy chứ đi xe ô tô thì chẳng thể đến tận nơi. Sau một hồi chạy xe vòng vèo, đến cuối con đường xóm nhỏ hẹp, mọi người chỉ cần đi bộ thêm mươi mét, qua khỏi lũy tre làng, là thấy bãi Nhất cùng mỏm núi Nam Châm toàn đá là đá hiện ra... vừa xanh rì, mát mắt, vừa hùng vĩ, ấn tượng.

Vùng nước biển ngay dưới chân núi Nam Châm tại Bãi Nhất. Ảnh: ĐÔNG YÊN

Tháng Mười nhớ vịt cỏ kho gừng

Mẹ đội mưa trở về nhà sau buổi chợ, tiếng vịt quàng quạc phát ra từ chiếc giỏ nhựa. Mẹ bảo, tháng Mười vịt cỏ béo mập, ít lông tơ, nên mua về đãi gia đình bữa vịt kho gừng. Vịt kho gừng ăn với cơm nóng là ngon tuyệt.

Mẹ tôi làm vịt rất kỹ lưỡng. Trước tiên, để làm sạch lông, mẹ nấu một nồi nước sôi cho vào ít lá khế. Mẹ bảo, ngày trước người ta hay cho chút vôi, nhưng nay thì ít dùng cách đó. Cho lá khế vào cũng giúp vịt sạch lông hơn. Vịt sau khi cắt tiết thì nhanh tay nhúng ngập nước sôi. Sau đó, dùng tay miết sát da sẽ nhổ sạch lông vịt, không để lại phần lông tơ. Để vịt thơm hơn, mẹ bóp gừng đập dập cùng rượu trắng, chà xát lên vịt vài phút rồi rửa lại với nước sạch. Với các món kho, thịt vịt cần để thật ráo nước trước khi chế biến.

Thời tiết trở lạnh, mâm cơm có thêm món vịt cỏ kho gừng càng thêm hấp dẫn. ẢNH: PV

15 thg 10, 2021

Mùa thị chín

Chúng tôi vô cùng thú vị khi về thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) được nghe các vị cao niên kể chuyện về cây thị di sản hơn 200 năm tuổi tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ Lê Hiệp Tự. Trong không gian yên tĩnh của làng quê, thi thoảng hương thị thơm dìu dịu hòa lẫn trong luồng gió mát làm cho lòng người nhẹ nhàng và càng thêm yêu mến chốn làng quê mộc mạc, yên bình.

Người dân thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) tự hào khi được lớn lên dưới bóng mát của “Cây thị di sản”. Ảnh: Đăng Sương

Rau lồng đèn, dư vị khó quên

Quê tôi nằm dọc bãi bồi ven sông Trà Khúc, nên các loại rau tập tàng mọc nhiều vô kể, song với tôi, món rau lồng đèn (rọ heo) luôn để lại những dư vị khó quên.

Lồng đèn có nhiều tên gọi khác nhau: Cây chùm bao, nhãn lồng rừng, rọ heo. Còn ở miền Trung, người dân thường gọi với cái tên mỹ miều là cây lạc tiên. Là loại dây leo thân mềm, thường ra hoa, kết trái vào tháng bảy, tháng Tám, hoa lồng đèn có màu tím, bên trong nhị màu vàng nhạt. Quả lồng đèn có hình tròn, nho nhỏ như trứng cút, khi chín có màu vàng nhạt, bên trong có hạt nhỏ li ti. Nếu ai đó đã một lần thưởng thức quả lồng đèn thì khó quên lắm, cái vị chua chua, ngọt ngọt.

Rau lồng đèn luộc chấm với mắm nêm, giản dị mà nhớ mãi.

6 thg 10, 2021

Anh hùng dân tộc Trương Định: Sống mãi trong lòng dân

Vào dịp tưởng nhớ 157 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864 - 20/8/2021), trong mỗi người dân lại bùi ngùi xúc động nhớ về ông với niềm tôn kính vô bờ. Anh hùng dân tộc Trương Định đã khơi dậy mạnh mẽ trong nhân dân lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

Vị nguyên soái của lòng dân

Vào dịp lễ giỗ Anh hùng dân tộc Trương Định, nhiều người dân đến đền thờ ở xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), để thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính tri ân. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ tưởng niệm được Sở VH-TT&DL, Ban Quản lý Khu Chứng tích Sơn Mỹ tổ chức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo trang nghiêm. Gia đình ông Trương Thanh, ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, cháu họ của Anh hùng dân tộc Trương Định, thì năm nào cũng đều làm giỗ vọng. Thắp hương tưởng nhớ vị Anh hùng của dân tộc, ông Thanh tự hào chia sẻ, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là niềm tự hào đối với nhân dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung. Ông là tấm gương sáng về lòng yêu nước, kiên trung để thế hệ con cháu noi theo.

Học sinh tham gia chào cờ, hát Quốc ca trước Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). (ảnh chụp trước ngày 26/6/2021). ẢNH: Kim Ngân

Nhớ bánh ống gạo ngày xưa

Những ngày đầu tháng Bảy âm lịch vừa qua, chiều nào cũng có mưa. Những cơn mưa ngâu không dầm dề mà chỉ ào qua chốc lát rồi thôi. Những buổi chiều mưa đó, hòa vào nhịp điệu tí tách của giọt mưa là tiếng máy đùng bánh ống gạo chạy xình xịch, mùi gạo thơm lừng lan trong không khí, những bịch bánh ống gạo thuôn dài, đều tăm tắp treo lủng lẳng khắp quán chờ người đến mang về...

Ai ở lứa tuổi 8X, 9X hẳn không thể không biết đến chiếc bánh ống gạo, một trong những món ăn vặt yêu thích của đám trẻ con ngày ấy. Thời bấy giờ, nếu mang theo nguyên liệu thì khá nặng và cồng kềnh, nên những người làm bánh chỉ mang theo chiếc máy là chính, còn nguyên liệu là do người dân tự chuẩn bị lấy. Do đó, chiếc bánh được làm ra của nhà này hoàn toàn không giống với nhà khác. Bởi nguyên liệu chính là gạo trắng, nhưng tùy khẩu vị từng nhà mà có người cho thêm gạo lứt, bắp, đường, đậu xanh, đậu đỏ... để tạo vị khác lạ.

Bánh ống gạo. Ảnh: PV

Thơm lừng gà re nướng

Trong những ngày dịch Covid-19 kéo dài, ở vùng quê nhiều nhà trữ con gà để nấu cháo, để kho sả. Những món này dân dã mà ngon. Nhưng ngon nhất có lẽ là món gà re nướng ở miền núi mà thực khách thưởng thức rồi thì mấy ai quên.

Nhiều lần về vùng cao Ba Tơ, nhất là xã Ba Vinh, chúng tôi nhìn thấy những đàn gà của đồng bào dân tộc nuôi đã nhiều năm. Đồng bào cho rằng con gà có sắc lông đen là quý nhất, nuôi để cúng Giàng trong mùa lúa mới và để cúng thần linh cầu mong sự phù hộ độ trì trong năm mới. Còn gà có sắc lông trắng nuôi để dành đem giết thịt luộc cúng xả xui khi nhà có người bị bệnh. Chỉ con gà có lông đen trắng chen lẫn hay con gà có lông màu sẩm thì nuôi để ăn thịt hoặc để đãi khách.

Món gà re nướng chấm muối ớt. Ảnh: Cẩm Thư

4 thg 10, 2021

Cá bò nấu cà chua

Thân thô cứng nên trông cá bò rất “xấu mã”. Nhưng bù lại, thịt cá bò trắng nõn, dai và không tanh nên có thể chế biến được nhiều món ngon. Trong đó, món cá bò nấu chua được ưa thích nhất vì cách chế biến đơn giản, nhưng giữ được trọn vẹn vị ngọt thơm của cá.

Theo kinh nghiệm của những ngư dân, vào mùa mưa bão, khi ngoài khơi có sóng to gió lớn thì “họ cá bò” rủ nhau kéo về khu vực cửa biển, cửa sông để vừa trú ẩn, vừa tìm mồi. Thế nên mùa mưa, thịt cá bò thường thơm ngon hơn, dai và ngọt hơn. Cá bò có nhiều loại, như: Cá bò giáp (da dày mình xám), cá bò giấy (mình trắng nhẵn bóng), cá bò hòm (mình vuông xám sẫm)... Mỗi loại có một cách chế biến riêng. Nếu như cá bò giáp, cá bò hòm thường được “nướng trui”, kiểu nướng để y con nguyên da dưới than củi và ăn kèm muối ớt, thì cá bò giấy lại hợp với nấu chua.

Cá bò giấy nấu chua được xem là "món ngon nhớ lâu" của người dân xứ biển mỗi khi đến mùa gió chướng. Ảnh: TH.PHONG

Rượu sim Bùi Hui

Cánh rừng sim Bùi Hui ở xã Ba Trang (Ba Tơ) trở nên quý giá với đồng bào dân tộc Hrê, khi họ đang được chính quyền hỗ trợ để từ những mùa sim sau, sẽ mang ra thị trường giới thiệu một sản phẩm rượu sim gắn với tên làng: Rượu sim Bùi Hui...

Với khoảng 20ha, năm nay, đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang lần đầu tiên đã giúp cho đồng bào Hrê có thêm thu nhập. Mùa sim chín vừa qua, mỗi ngày bình quân mỗi nhà trong ngôi làng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng từ việc hái sim chín bán cho thương lái.

Một phần trong số sim thu hoạch được người làng đưa vào làm rượu sim dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chế biến của Hội LHPN huyện Ba Tơ. Những quả sim chín mọng sau khi rửa sạch, có nhà thì bóp nhuyễn sim, có người thì để nguyên quả cho vào hũ, rồi cho đường ngâm thành rượu sim.

Đồng bào Hrê ở Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ) đã biết cách làm rượu sim.

Sim rừng mùa Covid-19

Khi dịch Covid-19 “tái xuất”, cả tỉnh tập trung chống dịch. Bạn gọi điện bảo tôi: “Dịch giã thế này thì đành lỗi hẹn một mùa hái sim rừng Bùi Hui” . Ừ, thì đành lỗi hẹn, nhưng trong ký ức lại bừng lên một màu tím hoa sim.

Đây rồi, thảo nguyên Bùi Hui với cánh đồng cỏ bạt ngàn. Sau những cơn mưa giông, giã từ chiếc áo bạc màu, cỏ khoác lên mình một màu xanh thẳm. Còn một bên núi rừng sim bạt ngàn, mưa giông về trái chuyển dần sang màu tím, rồi chín thẫm. Bầy chim chào mào, chim quành quạch đến hẹn lại về trên thảo nguyên ăn trái, tiếng kêu vang vọng. Những cô gái Hrê trong trang phục dân tộc, cõng chiếc gùi sau lưng cùng lên đồi hái sim. Tiếng nói cười vang vọng cả núi đồi.

Các cô gái dân tộc Hrê hái sim trên thảo nguyên Bùi Hui. ẢNH: CẨM THƯ

Độc đáo những địa danh ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có nhiều địa danh như chùa Đục, chùa Ông Rau, hang Kẻ Cướp... là những nơi có vẻ đẹp độc đáo, nhưng cũng gây ấn tượng qua tên gọi lạ lùng. Đằng sau những tên gọi ấy là vô số những câu chuyện, giai thoại thú vị từ xa xưa.

Tên Đục nhưng thanh tịnh

Du khách đến Lý Sơn vẫn thường trầm trồ khi vãn cảnh chùa Đục - một ngôi chùa độc đáo từ tên gọi đến kiến trúc. Ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền, chùa Đục có diện tích khá khiêm tốn, chưa đến 50m2 và chia làm hai phần là Tiền đường và Chánh điện. Để lên được chùa Đục, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi. Tọa lạc ngay tiền sảnh của chùa Đục là tượng Phật Quan Âm Bồ Tát cao 27m. Sau lưng tượng Phật, là điện thờ chùa Đục cổ kính nằm sâu trong lòng núi.

3 thg 9, 2021

Nấm rơm kho tiêu

Mẹ tôi đi chợ về, mang theo một túi nấm rơm để làm món nấm rơm kho tiêu. Đây không chỉ là món tôi yêu thích nhất, mà nó còn gắn bó với tôi từ thuở bé.

Nhà tôi từ xưa đến nay ai cũng rất thích ăn món nấm rơm kho tiêu, vừa ngon lại bổ dưỡng. Cách chế biến món nấm rơm kho tiêu theo kinh nghiệm của mẹ tôi, trước tiên phải chọn mua nấm tròn đều, nguyên vẹn, nhỏ vừa không quá to, không bị dập nát và vẫn còn búp, không bị nở hoa. Nếu nấm để lâu sẽ có mùi hơi mốc, do đó nên chọn nấm có mùi hương thoang thoảng, vì đó là nấm mới.

Món nấm rơm kho tiêu ngon, ngọt. Ảnh: K.Trang

15 thg 8, 2021

Dân dã gỏi chuối non

Nói đến những món ăn quê, tôi thường nghĩ ngay đến món gỏi chuối non. Bởi món ăn dân dã, đạm bạc này đã trở thành món đặc sản trong tiềm thức của tôi, gắn với những kỷ niệm ngọt bùi nơi thôn dã.

Ngày trước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nên mẹ tôi thường rất tối giản, tiết kiệm trong việc chế biến ra những món ăn hằng ngày. Thay vì bỏ đi những trái chuối non có trong hoa chuối, mẹ luôn tận dụng để chế biến thành món gỏi dung dị, thơm ngon.

Gỏi chuối non dân dã, nhưng rất đậm đà. ẢNH: MỸ DUYÊN

Thú câu cá suối ở vùng cao

Câu cá suối là cả một nghệ thuật, đòi hỏi kỹ năng điêu luyện của người đi câu. Với đặc tính ăn mồi động, người câu phải cho cần câu nằm dọc theo mặt nước và liên tục co duỗi tay theo chiều nước chảy.

Như đã hẹn, chúng tôi có dịp theo chân ông Hồ Văn Thanh ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) đi ‘săn cá suối’. Gọi là ‘săn’ cho oai, chứ người dân trên núi chỉ nói đơn giản là ‘câu cá suối’.

'Hành trang' mà ông Thanh mang theo chuyến đi câu khá đơn giản, chỉ có một chiếc cần câu, một cái giỏ đan để đựng cá và cái ống chứa mồi câu. Từ con đường nhựa, sau hơn mười phút đi bộ men theo con đường mòn trong rừng, chúng tôi đã đến địa điểm câu- đó là một dòng suối trong vắt nằm ở xã Trà Thủy.

Trên non cao, những dòng suối chảy róc rách, mát lạnh, nhiều rong rêu là môi trường sống lý tưởng của những loài cá suối. Cá suối sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy. Những con cá to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái, thế nhưng, cá suối có đặc tính rất khỏe để có thể bơi ngược cả dòng nước chảy mạnh.

Để câu được cá, người câu phải lội xuống suối ở những đoạn nước chảy

14 thg 8, 2021

Vệ nông một thuở

Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, người dân Quảng Ngãi vẫn luôn giữ lấy nghề nông. Vậy nên, trong hương ước của nhiều làng quê xứ Quảng, người xưa luôn đề cập đến việc vệ nông, với mong muốn người làng sẽ cùng nhau gánh vác trách nhiệm đảm bảo nước tưới, bảo vệ hoa màu...

Ra sức đắp đập, vét mương

Quan niệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nên vấn đề tưới, tiêu nước, tức là công tác thủy lợi luôn được người Quảng xưa đặc biệt lưu ý. Trong hương ước các làng Diên Trường (TX.Đức Phổ), Diên Niên (Sơn Tịnh), Long Phụng, Thi Phổ Nhì, Quýt Lâm (Mộ Đức)... đều có rất nhiều điều khoản liên quan đến việc đắp đập, vét mương.

Đập Phước Khánh - con đập nước chung mà người dân hai làng Thi Phổ Nhất và Thi Phổ Nhì (Mộ Đức) từng ra sức đắp, tu bổ hằng năm. Ảnh: Ý THU

Về Bình Dương thưởng thức ốc dừa

Du khách có dịp về xã Bình Dương (Bình Sơn) mà không thưởng thức món ốc dừa xào sả ớt thì sẽ tiếc nuối. Món ốc dừa càng thơm ngon, đậm đà hơn khi ngồi thưởng thức bên dòng sông êm đềm, xanh biếc của quê hương nhà thơ Tế Hanh.

Món ốc dừa xào sả ớt luôn hấp dẫn thực khách mỗi khi đến thăm xã Bình Dương (Bình Sơn). Ảnh: Đ.Sương