Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 6, 2020

Rau bò khai có vị khai rất đặc biệt

Rau bò khai hay còn gọi là rau dạ hiến, long châu sói, khau hương… Là loại rau mọc ở vùng núi của các tỉnh phía Bắc nhưng giờ đây, ngay trên chính mảnh đất Đắk Nông, rau bò khai đã trở thành món ăn thường ngày trên mâm cơm của nhiều gia đình.

Rau bò khai là loại rau có lá khá giống với rau ngót nhưng ngọn tròn và mập như ngọn su su. Phần ngọn và lá non của rau bò khai thường được chế biến trong bữa ăn hàng ngày như luộc, xào tỏi, xào thịt, xào trứng, nấu canh… 

Rau bò khai có lá giống rau ngót nhưng ngọn mập tròn như ngọn su su 

Thơm ngon cá kìm hồ Tà Đùng

Vườn quốc gia Tà Đùng ở khu vực thượng nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Nơi đây có hồ nước mênh mông, rộng hơn 3.600 ha cùng 47 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan tươi đẹp và những cảnh vật hấp dẫn.

Tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, 4 (còn gọi là hồ Tà Đùng) có nhiều loài thủy sản như lóc bông, cá rô phi, cá trắm, cá mè, cá lăng... Trong đó, phải kể đến cá kìm, một đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon được thiên nhiên tại đây ban tặng. 

Người dân sinh sống trên hồ Tà Đùng bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản 

20 thg 5, 2020

"Sâu muồng" - món ăn đặc trưng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, bên cạnh các món ăn truyền thống như: cà đắng, jiăm tang, lá mì xào… thì “sâu muồng" được xem là một món ăn đặc trưng nhất từ thiên nhiên. Mùa sâu muồng thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Khi thời tiết nắng nóng và sắp chuyển sang mùa mưa là thời điểm mà sâu muồng sinh sôi, nảy nở.

Sâu muồng là loại sâu sống ở cây muồng, loại cây thường được người dân trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy để tạo bóng mát, chắn gió và vừa làm trụ cho cây hồ tiêu. Những cây muồng lá sum suê, lá non là nguồn thức ăn khoái khẩu của sâu muồng. Sâu muồng nhỏ, dài khoảng 3-4 cm, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại về phía trước. Khi trưởng thành, sâu bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. 

Sâu muồng nhỏ, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn được người Ê đê bắt về chế biến món ăn 

Độc đáo điệu múa sư tử mèo của người Tày, Nùng

Trải qua quá trình sinh sống, phát triển, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Ðắk Nông vẫn còn gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc; trong đó, phải kể đến điệu múa sư tử mèo.

Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân. 

Múa sư tử mèo đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng mỗi dịp lễ, tết 

Cây mây "quấn quýt" bon làng, "gắn kết" cộng đồng

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mây chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt, đời sống và ẩm thực. Từ bao đời nay, dù sướng khổ, thăng trầm, dây mây vẫn luôn "quấn quýt" với bon làng, "gắn kết" cộng đồng.

Mây là một loại cây rừng mọc thành bụi, có dây dài đến hàng chục mét. Đồng bào Ê đê, M’nông thường dùng thân mây làm dây buộc các cấu kiện để cất nhà ở, dùng lá mây để lợp mái nhà. Khi lợp, các lá mây rừng được nối kết với nhau bằng dây mây chẻ nhỏ, chuốt nhẵn để tăng độ dẻo dai. Những ngôi nhà lợp bằng lá mây có độ bền còn cao hơn so với cỏ tranh. Có nhiều căn nhà lợp lá mây chịu được mưa gió, nắng nóng hàng chục năm mới phải lợp lại. 

Canh thụt là sự hòa quyện đặc biệt của các loại nguyên liệu, có vị đắng, cay, ngọt, bùi béo khiến ai ăn một lần là nhớ mãi. Ảnh tư liệu 

Tục đòi nợ đậm tính nhân văn của người M’nông

Người M’nông xưa có nhiều tập tục mang đậm tính nhân văn, trong đó có tục đòi nợ. Khi lâm vào tình cảnh khó khăn, người nghèo khó phải đi vay mượn của anh em họ hàng hay bạn bè trong bon. Khi vay, người vay thường hứa với chủ nợ trả bằng heo nếu thời gian ngắn, hoặc trả bằng trâu nếu lâu năm; nếu vay mượn nhiều, thời gian dài thì có thể phải trả bằng chiêng, ché.

Đối với những món vay ít giá trị thì việc trả nợ thường đơn giản. Tuy nhiên, nếu món vay có giá trị lớn, đến thời gian lấy nợ, người cho mượn có cách đòi nợ rất đặc biệt, đó là lễ đòi nợ. Theo đó, đến ngày hẹn trả nợ, vợ chồng chủ nợ sẽ bàn bạc làm lễ đòi nợ. Trước khi làm lễ, chủ nhà mời già làng (có khi là thầy cúng) và anh em dòng họ đến nhà mình để dự lễ và chứng kiến. 

Người M’nông có nhiều phong tục đầy tính nhân văn 

Thơm ngọt quả gùi trên Cao nguyên M’nông

Cây gùi có tên khoa học là Willughbeia cochinchinensis, là loại thực vật có dây leo hóa gỗ mọc hoang dại trong rừng. Ở Việt Nam, cây gùi phân bố chủ yếu một số tỉnh ở vùng Đông Nam bộ và vùng phía Nam Tây Nguyên. 

Vào mùa gùi, bắt đầu từ tháng 4, 5 dương lịch, đi qua các bon làng chúng ta không khó để bắt gặp từng nhóm người M’nông rủ nhau vào rừng tìm hái những quả gùi chín vàng. Cũng từ đó những người đi buôn tập trung đón mua quả gùi của đồng bào dân tộc thiểu số đem bán. 


Gùi khi chín có kích thước to nhỏ khác nhau, có vỏ màu vàng, mỏng 

9 thg 3, 2020

Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề đan lát của đồng bào M’nông thường do nam giới đảm nhận. Những lúc nông nhàn, đàn ông M’nông thường tạo nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, dụng cụ đánh bắt cá. Đôi khi, các sản phẩm làm ra còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động với gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nghệ nhân xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đan gùi 

1 thg 3, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Khó cưỡng với món lá mì xào hoa đu đủ của người Ê đê

Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê. 

Có nhiều món ăn truyền thống độc đáo được chế biến từ lá mì như canh lá mì, lá mì luộc chấm muối ớt, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì muối chua… Nhưng ấn tượng và được nhiều người ưa thích nhất có thể kể đến món lá mì xào hoa đu đủ đực. 

Giống ớt truyền thống mà người Ê đê thường dùng để tạo nên vị cay đặc biệt cho món lá mì xào 

9 thg 2, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

8 thg 11, 2019

Quả núc nác: Món ăn, vị thuốc quý của đồng bào Tây Nguyên

Với cuộc sống gắn bó từ thiên nhiên nên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê ở tỉnh ta đều xem những loại cây trái trong tự nhiên đều là sản vật và có thể chế biến thành món ăn ưa thích. Một trong những món ăn từ cây rừng được đồng bào chuộng dùng là quả núc nác.

Quả núc nác 

Núc nác là cây thuộc họ cây bồ kết, có quả từng chùm và mọc nhiều ở trong rừng. Theo đồng bào, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hàng ngày. Các món ăn làm từ quả núc nác không phải ai cũng ăn được, vì nó có vị hơi đắng và hăng. Những ngọn non được luộc chấm cùng nước cốt chanh, hay quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nấu canh nhưng ngon nhất vẫn là món gỏi. Để có món ăn ngon chế biến từ núc nác, đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt. 

23 thg 10, 2019

Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.

21 thg 10, 2019

Ấn tượng trang sức bạc trên trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ

Người Dao đỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sống tập trung ở các xã: Đắk R’la, Đắk N’Drót, Long Sơn (Đắk Mil); Nâm N’Đir (Krông Nô); Đắk Wil (Cư Jút)… Trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày, người Dao đỏ rất quý trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Bạc được đính nhiều nhất trên áo phụ nữ Dao đỏ 

Trang phục của phụ nữ Dao đỏ mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí trang phục. Trong đó, phải kể đến những trang sức bạc quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Không chỉ thể hiện nếp sống sinh hoạt thường ngày, bộ trang phục truyền thống còn thể hiện đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Dao đỏ. Một bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ bao gồm: áo dài, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu, dây lưng... 

19 thg 10, 2019

Thưởng thức món thịt khô gác bếp của đồng bào các dân tộc thiểu số

Người Thái, Dao, Mông, Tày,… trên địa bàn tỉnh cùng có món thịt khô gác bếp (thịt khô) rất độc đáo bắt nguồn từ xa xưa. 

Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. 

Đồng bào Dao ở xã Nâm N'Đir (Krông Nô) treo từng miếng thịt lợn để hun khói 

Khi chưa có cách bảo quản thịt như ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng cách hun khói (xông khói). Các loại thịt thường dùng là thịt lợn, bò, trâu, nai… Sự khác biệt trong món thịt khô của các dân tộc thường ở công đoạn tẩm ướp.

16 thg 10, 2019

Nồng nàn làn điệu Tâm Pớt

Trong đời sống tinh thần của đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Tâm Pớt là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Trong âm thanh của cồng chiêng, bên bếp lửa bập bùng, làn điệu Tâm Pớt được cất lên thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như du khách. 

Hát Tâm Pớt luôn có mặt trong các lễ hội truyền thống của người M'nông 

Theo Nghệ nhân Nhân dân Điểu Marin ở bon Bu Brâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song), hát Tâm Pớt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người M’nông. Người M’nông có thể hát kể Tâm Pớt khi kết bạn, giao duyên, lúc uống rượu cần hay trong nhà, bon làng có khách quý… Mỗi bài hát Tâm Pớt gồm nhiều câu và mỗi ý được người hát ứng đối dài hay ngắn tùy theo nội dung được đề cập. Tùy theo tính chất và mục đích mà người hát Tâm Pớt thể hiện nội dung phù hợp.

Dẻo thơm gói xôi dâng cúng tổ tiên của người Dao

Xôi là một trong những món ăn ngon quen thuộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có nhiều loại xôi thường được nhắc đến như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu, xôi cốm, xôi bắp, xôi ngũ sắc… Tuy nhiên, mỗi dân tộc thường có cách nấu và loại xôi đặc biệt để sử dụng vào những dịp khác nhau. 

Người Dao trên địa bàn tỉnh ta nổi tiếng với nhiều loại xôi dẻo thơm, ngọt bùi như xôi trắng, xôi sắn và xôi ngũ sắc. Ngày thường, người Dao thích làm xôi sắn cho bữa ăn hằng ngày hay mang theo làm lương thực những lúc lên nương rẫy xa. Xôi ngũ sắc được nấu trong ngày đặc biệt như đám cưới, Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy hay khi có khách quý đến chơi nhà. Vào những dịp quan trọng như Lễ cúng cơm mới hay Lễ cấp sắc, người Dao luôn chuẩn bị những gói xôi nếp trắng làm lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên. 

Lá dong được người Dao dùng để gói xôi dâng cúng 

Mùa măng rừng

Hàng năm cứ vào độ tháng 9-10, người dân ở các huyện trong tỉnh Đắk Nông lại hăm hở đi hái măng rừng về bán. Tuy vất vả nhưng việc hái măng rừng cũng giúp người dân có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống ngày mưa gió.

Mùa mưa là mùa các gia đình hái măng về bán kiếm thêm thu nhập 

7 thg 9, 2019

Nhân văn Lễ cúng vào nhà mới của người M’nông

Từ bao đời nay, người M’nông trên địa bàn tỉnh vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình; trong đó lễ cúng vào nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng. 

Ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan đến đời sống tâm linh của cộng đồng. Vì vậy, mỗi khi làm xong nhà, người M’nông thường tổ chức lễ cúng vào nhà mới, với những nghi thức, tục lệ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. 

Chủ lễ mang cục than hồng, bầu nước khấn xin vào nhà mới 

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.