Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 6, 2020

Sắc màu làng Cơ tu phía tây thành phố

Cách trung tâm thành phố gần 30km về phía tây, làng truyền thống Cơ tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách. 

Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, "Toom" có nghĩa là suối còn "sara" là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. 

9 thg 3, 2020

Hồ Hòa Trung - Vẻ đẹp hoang sơ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), cách đường DT602 gần 7km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km, hồ Hòa Trung có không gian đẹp như một bức tranh với hồ nước, đồng cỏ xanh và nắng vàng.
Đây là món quà thiên nhiên ban tặng cho những ai muốn khám phá nét hoang sơ, thích thả hồn phiêu lãng ở vùng quê bình dị và tận hưởng giây phút yên bình. Không chỉ có giá trị cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho các vùng lân cận, hồ nước này hiện nay còn mang giá trị về du lịch. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hòa Trung vào mùa nước cạn. (Ảnh: Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Hòa Vang cung cấp) 

4 thg 3, 2020

Khu sinh thái văn hóa Thái Lai: Nét đặc trưng của làng quê Hòa Vang

Trải dài bên bờ bắc sông Túy Loan, thuộc thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, Khu sinh thái văn hóa Thái Lai có hệ sinh thái nhân tạo phong phú, bản sắc văn hóa đa dạng mang tính đặc trưng của làng quê Hòa Vang nói riêng và của Trung Bộ xưa nói chung. Nơi đây có đình Thái Lai gần 300 năm tuổi, đã được công nhận di tích văn hóa - lịch sử cấp thành phố vào năm 2010. 

Thôn Thái Lai vẫn còn lưu giữ được hồn quê mộc mạc, thanh bình. 

Đình làng Thái Lai là nơi hội tụ, sản sinh những giá trị truyền thống của làng, hình thành nhiều phong tục tốt đẹp có sức lan tỏa lớn, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt, men theo làng là hệ thống đường lát đá, hai bên hàng rào được trồng chè tàu cùng hệ thống nhà cổ Tích Thiện Đường, nhà thờ tộc Đỗ Hữu… tạo nên khung cảnh làng quê mộc mạc, thanh bình.

12 thg 11, 2019

Đến Đà Nẵng ăn nem lụi

Nem lụi (còn gọi là nem nướng) có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành miền Trung, trở thành món ăn hấp dẫn của mọi người bởi hương vị gần gũi, mộc mạc. Ở Đà Nẵng, nem lụi đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực, hiện diện trong sổ tay du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố.

Nem lụi gồm những xiên thịt lợn nướng trên than, rau sống ăn kèm, dưa leo, đu đủ xắt sợi, bánh tráng mỏng và đặc biệt không thể thiếu nước chấm - "linh hồn" của món. 

Đình Xuân Dương trên làng di sản

Có vị thế tựa lưng vào núi đá cùng tên, lại nằm ngay trên khu vực Làng nghề nước mắm - di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Nam Ô, đình làng Xuân Dương (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch.

Đình Xuân Dương hiện tại, sau khi được đại trùng tu. 

Đình Xuân Dương được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Ban đầu, đình được tạo nên từ những vật liệu đơn giản, gần gũi như tranh tre, vách nứa và tính đến nay đã qua 3 lần được sửa chữa.

Thư giãn với suối khoáng nóng Phước Nhơn

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, sóng êm và cát mịn, Đà Nẵng còn có núi non hùng vĩ, hữu tình. Vùng phía tây thành phố được thiên nhiên ban tặng những dòng suối khoáng nóng để phát triển du lịch với dịch vụ tắm khoáng nóng thư giãn và chữa bệnh. Trong số đó, phải kể đến Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. 


Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về phía tây nam, Khu nước khoáng nóng Phước Nhơn nằm lặng lẽ giữa cánh rừng tràm xanh bạt ngàn, phong cảnh hoang sơ. Nhiệt độ trong lòng suối phun trào đo được hơn 50 độ C, chứa hàm lượng khoáng cao có tác dụng thư giãn cơ thể, hồi phục thể trạng sau những cơn mệt mỏi. Tắm khoáng nóng còn rất tốt cho những người mắc bệnh đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên.

23 thg 9, 2019

Khe Răm - Điểm du lịch "bụi" mới lạ

Có lẽ với nhiều người dân thành phố Đà Nẵng, cái tên Khe Răm vẫn còn rất mới lạ do địa hình đi lại khó khăn. Tuy nhiên, với dân phượt, cái tên này đã bắt đầu trở nên quen thuộc bởi vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo. 

Bình minh trên thung lũng Khe Răm. Ảnh: G.H 

Khe Răm nằm ở điểm cuối của tuyến du lịch sông Cu Đê, thuộc địa phận thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 25km, cách Quốc lộ 1A 5km theo đường bộ và cách Khu công nghệ cao 7km. Với quang cảnh núi rừng tuyệt đẹp, Khe Răm đang trở thành điểm du lịch “bụi” mới lạ và mang nét hấp dẫn riêng đối với dân phượt.

7 thg 9, 2019

'Đổi vị' với bún thịt nướng

Nếu Hà Nội có bún chả nức tiếng gần xa thì Đà Nẵng cũng có bún thịt nướng để "chiều lòng" những thực khách khó tính nhất. Món ăn này có hương vị đậm đà, mộc mạc với những nguyên liệu dễ tìm, dễ chế biến.

Bún thịt nướng là món ăn phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. 

Ở Đà Nẵng, bún thịt nướng được bán phổ biến trong nhiều hàng ăn, từ ngoại thành cho đến trung tâm thành phố và thường bán cùng các món đặc sản khác như bánh xèo, nem lụi, thịt bò lá lốt... Ngoài ra, đây cũng là món "đổi vị" của nhiều gia đình trong những ngày "chán cơm".

12 thg 7, 2019

Vẻ đẹp hoang sơ của Sủng Cỏ

Đến Sủng Cỏ, được tận mắt chiêm ngưỡng màu xanh trong của nước biển, bãi cát vàng mịn trải dài và những mỏm đá có hình thù kì lạ…, chắc chắn, nhiều người sẽ bị “chinh phục” bởi vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết và đầy quyến rũ của bãi biển xinh đẹp này. 

Ở Sủng Cỏ, ngoài bãi biển xanh biếc, bãi cát mịn trải dài, du khách còn được thư giãn với các hoạt động câu cá, câu mực… 

Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, bãi biển Sủng Cỏ nằm ở hướng Bắc của mũi Hải Vân, nhô ra biển. Nếu đi bằng tàu hay xuồng cao tốc từ cửa sông Hàn chỉ mất khoảng 15 phút, còn đi bằng tàu cá của ngư dân cũng chỉ mất hơn 40 phút đồng hồ. “Ngoài đi bằng tàu hay xuồng đến Sủng Cỏ, du khách cũng có thể chọn cách đến đây bằng đường bộ, men theo con đường mòn được người dân địa phương mở. Tuy nhiên, nếu đi bằng cách này, phải có người dẫn đường, nếu không rất có thể du khách sẽ bị lạc”, ông Hải chia sẻ.

3 thg 7, 2019

Vùng đất, con người Hòa Vang: Thăm Túy Loan, khám phá văn hóa đình làng

Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú, hệ thống sông ngòi, thác ghềnh thơ mộng, khí hậu trong lành, rừng nguyên sinh kỳ vĩ, đã tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, đẹp nao lòng người. Bên cạnh các danh lam thắng cảnh của làng quê, du khách còn được trải nghiệm sự độc đáo về bản sắc văn hóa của người dân khi tham quan đình làng và tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống. 

Lễ hội văn hóa đình làng Túy Loan. 

Nằm trên địa phận thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15km (đi theo quốc lộ14B cũ).

20 thg 5, 2019

Vàng ươm, giòn rụm với bánh căn Đà Nẵng

Trong vô vàn các món ăn dân dã của miền Trung, bánh căn luôn là món ăn hấp dẫn đủ để "gây nghiện" cho người dân địa phương và cả những ai khi đến Đà Nẵng. Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. 

Bánh căn Đà Nẵng với màu vàng ươm và độ giòn đặc trưng. 

Ngày trước, ở Đà Nẵng, phải đến mùa lạnh, người ta mới bán bánh căn vì món ăn này khá nóng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhằm phục vụ nhu cầu của thực khách, đa phần các quán bánh căn ở Đà Nẵng bán quanh năm và thường bán vào chiều tối.

9 thg 5, 2019

Khám phá vẻ đẹp quyến rũ của Tà Lang - Giàn Bí

Hai thôn Tà Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) trở thành điểm đến mới thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Nơi đây hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hoang sơ và khí hậu mát mẻ, nổi tiếng nhất là suối Vũng Bọt và Khe Đương.

Toàn cảnh suối Vũng Bọt - con suối nằm ở khu vực trung tâm của Tà Lang – Giàn Bí. Ảnh: XUÂN SƠN 

Ngon đậm đà bánh canh Đà Nẵng

Bánh canh là món ăn quen thuộc, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Trung. Tùy vào cách chế biến và cách sử dụng nguyên liệu đặc trưng của mỗi vùng miền mà món ăn này mang hương vị khác nhau. Bánh canh có thể được xếp vào món ăn "đặc sản" mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch miền Trung nói chung, Đà Nẵng nói riêng. 

Bánh canh Đà Nẵng. Ảnh: THÚY NGÂN 

Sợi bánh canh khá to và ngắn, sợi bột thường được làm từ bột gạo, bột mì, bột lọc hoặc bột gạo pha bột sắn.

25 thg 4, 2019

Rực rỡ bán đảo Sơn Trà mùa hoa lim xẹt

Từ cuối tháng 3 dương lịch, quần thể lim xẹt trên bán đảo Sơn Trà bắt đầu trổ hoa. Sắc hoa nhuốm vàng bán đảo, làm sáng rực một góc trời, tạo nên điểm nhấn cho bức tranh nên thơ nơi này.

Quần thể lim xẹt với những cây có chiều cao 9-10 mét phát triển ở cánh rừng tại khu vực gần mũi Tiên Sa. Ảnh: LAM PHƯƠNG 

10 thg 4, 2019

Đậm đà bún mắm nêm

Trên "bản đồ ẩm thực" Đà Nẵng, bún mắm nêm "nghiễm nhiên" có vị trí hết sức nổi bật bên cạnh những đặc sản hấp dẫn khác như mỳ Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo... 

Bún mắm nêm Đà Nẵng. 

Đã là người con gốc Quảng thì đều từng "trải nghiệm" hương vị đặc biệt của món bún gây nghiện này. Món ăn đậm bản sắc vùng miền này được gọi là bún mắm nêm, bún mắm Đà Nẵng hay bún mắm miền Trung để phân biệt với bún mắm đặc sản của miền Tây Nam Bộ (món bún có nước lèo được nấu chỉ lấy cốt từ cá linh, cá sặc đồng, sau khi chan nước lèo vào tô bún xếp lên cá hấp, lát thịt ba rọi, tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm).

10 năm và cuộc đổi đời của một điểm đến

Người Đà Nẵng trước đây có câu “Bất đáo Bà Nà phi hảo hán” - nghĩa là chưa lái xe lên được tuyến Bà Nà thì chưa phải hảo hán, bởi đường lên Bà Nà rất hiểm trở. Người Đà Nẵng nay tự hào: “Chưa đi chưa biết Bà Nà/ Đi rồi mới biết đâu là cõi tiên”. 

Hiện tượng Cầu Vàng (từ tháng 6-2018) đã tạo nên sức hút đặc biệt với điểm đến Bà Nà Hills. Ảnh: Đ.T 

5 thg 3, 2019

Ghềnh Bàng - viên ngọc hoang sơ giữa lòng Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Bãi đá Obama, khu du lịch Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, đỉnh Bàn Cờ... luôn là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khai thác du lịch của các đơn vị lữ hành khi đưa khách tham quan Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn đó một "viên ngọc hoang sơ" chưa được khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đó là ghềnh Bàng.

Một góc ghềnh Bàng nhìn từ trên cao. 

Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.

Công viên Biển Đông

Bạn lần đầu vào Đà Nẵng, ngỏ ý muốn ra biển chơi cho biết thế nào là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bèn chở bạn qua cầu Sông Hàn, chạy thẳng đường Phạm Văn Đồng để đến Công viên Biển Đông, xem như đây là nơi bắt đầu cho hành trình khám phá biển Đà Nẵng của khách phương xa. 

Với địa thế, cảnh quan đặc biệt, Công viên Biển Đông là nơi tổ chức nhiều lễ hội của thành phố. TRONG ẢNH: Cảnh quan bãi biển trong chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2018”. 

Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.

Vào mùa ốc lể

Những ngày này, khi hương ốc quyện với vị ớt, vị sả thơm lừng khắp các khu chợ, khi những xe ốc dạo ngân nga "điệp khúc" quen thuộc "Ai ốc lể không?" cũng là lúc mùa ốc lể bắt đầu.

Những con ốc tí hon, chưa bằng chiếc cúc áo nhưng lại mang đến "ma lực" quyến rũ nhiều thế hệ người dân ở Quảng Nam và Đà Nẵng. 

Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn

Bên cạnh hệ thống chùa chiền, hang động và núi đá độc đáo, di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn sở hữu quần thể 4 loài với 7 cây đại thụ quý được vinh danh là cây di sản Việt Nam.

Cây đa sộp (đa lá đỏ) có tuổi đời khoảng 600 năm, nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng). 

Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn.