Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điểm đến. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 5, 2022

Cồn Quy – Điểm du lịch hấp dẫn của xứ dừa Bến Tre

Là vùng đất được phù sa bồi đắp nên Bến Tre có nhiều cồn cù lao, mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Quy. Điều khiến du khách thích thú là ở cồn Quy là đến nay nơi đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên rất thoáng mát và đẹp mắt.

Vị trí Cồn Quy trong cồn Tứ Linh trên bản đồ

Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người.

Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích

Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.

Toàn cảnh của thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước nổi, nơi được ví như Hạ Long trên cạn

Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.

Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.

Rủ nhau check-in ‘quạt gió’ đồi chè Cầu Đất

Khoảng 17 chiếc “quạt gió khổng lồ” nổi bật trên nền xanh của bầu trời và cây cỏ tại đồi chè Cầu Đất, Xuân Trường, Đà Lạt khiến bất cứ ai đến đây đều muốn rút điện thoại ra và chụp “1.001” tấm hình “sống ảo”.

Sự có mặt của những chiếc "quạt gió" khổng lồ làm không gian vốn đã đẹp tại đồi chè Cầu Đất lại càng thêm đặc biệt - Ảnh: ĐỒNG NGÔ

Vốn đã là địa điểm săn mây "hot" nhất ở Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Sự xuất hiện thêm của những chiếc "quạt gió" khổng lồ càng khiến nơi đây trở thành tọa độ "nóng" hơn trên bản đồ các điểm "nhất định phải check-in" tại Đà Lạt của giới trẻ.

24 thg 5, 2022

Măng Đen hoang sơ - nốt nhạc trầm lắng giữa núi rừng Tây Nguyên

Nếu yêu thích những điểm du lịch mới mẻ, hoang sơ, bạn không thể bỏ qua Măng Đen - mảnh đất với những rừng thông bạt ngàn, những ngọn thác hùng vĩ và con đường đất đỏ chân phương.

Ánh bình minh rạng ngời trên mảnh đất Măng Đen

Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.

22 thg 5, 2022

Cảnh tượng hùng vĩ trên đèo Cả

Đèo Cả là một cung đường gắn với những thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Phú Yên.

Nằm trên dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, trên Quốc lộ 1A, đèo Cả là một con đèo lớn, hiểm trở và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. 

20 thg 5, 2022

Thác Ma Hao - một trong top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam

Lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) hứa hẹn trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn tại Thanh Hóa.

Vừa qua Chuyên trang Sài Gòn Tiếp Thị của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online đã công bố thác Ma Hao là 1 trong 7 thác nước đẹp nhất của Việt Nam, hứa hẹn nơi đây sẽ trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn với du khách mỗi khi ghé qua Thanh Hóa.

Lung linh sắc màu phố Hội đất Quảng giữa lòng xứ Thanh

Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, điểm đến hấp dẫn thứ 2 tại châu Á. Phiên bản dãy phố cổ Hội An vừa được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hội An tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa, xây dựng tại Công viên Hội An. Khi màn đêm buông xuống, phiên bản phố cổ Hội An càng trở nên quyến rũ, lung linh sắc màu.

Công trình xây dựng tại Công viên Hội An, TP Thanh Hóa với diện tích 980 m², gồm 15 căn nhà gỗ, trong đó có 9 căn nhà 1 tầng và 6 căn nhà 2 tầng.

19 thg 5, 2022

"Bãi biển mini" giữa lòng thị xã Ayun Pa

Thời gian gần đây, khu vực bãi cát bồi dọc bờ kè và chân cầu Bến Mộng (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) thu hút nhiều người dân đến vui chơi, dã ngoại. Mọi người ví khu vực này như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã.

Dòng sông Ba gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, sản xuất, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân thị xã Ayun Pa. Khác với sự hung hãn vào mùa mưa, thời điểm này, nước sông Ba trong vắt, hiền hòa. Mực nước sông hạ thấp, lòng sông thu hẹp làm nhô lên những bãi bồi với dải cát trắng mịn trải dài, cùng với cánh đồng xanh mướt hai bên bờ tạo khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình.

Từ trên cầu Bến Mộng nhìn xuống, nơi đây như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã. Trước sức nóng của những ngày đầu hè, chiều đến, nhiều người tìm đến khu vực này dạo chơi, hóng mát. Chỉ cần một tấm bạt nhỏ, một ít đồ ăn mang theo, cả gia đình sẽ có một chuyến dã ngoại thú vị. Trẻ em thoải mái chơi đùa, bơi lội, xây lâu đài cát; các bạn trẻ có địa điểm lý tưởng để check-in. Chỉ khi ánh lửa bập bùng đã tắt, những cuộc vui mới dừng, trả lại vẻ yên bình vốn có cho dòng sông.

Bí ẩn hầm Đình Đông

Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.

Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại

Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương

Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.

Đình Xuân Áng ngày nay

Đình Xuân Áng thờ vị thành hoàng Nhật Dịch Đại vương giúp vua Lê đánh giặc Chiêm Thành, được tặng phong Thượng đẳng phúc thần.

Son - Bá - Mười: “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”

Nằm giữa bốn bề núi non hùng vĩ, băng qua rừng già đèo cả, hiện lên trong mây là một Cao Sơn ở độ cao hơn 1.000m trầm mặc đầy cuốn hút. Người ta ví nơi đây có vẻ đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc hay xứ Đà Lạt của đất rừng Tây Nguyên.

Cao Sơn chính là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng cao xứ Thanh. Nơi đây gồm 3 bản làng Son – Bá – Mười ở vùng cao thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống và cư trú của đồng bào người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Thái).

16 thg 5, 2022

Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ

 Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.


Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.

Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.

15 thg 5, 2022

Những ngôi chùa trên đảo Trường Sa

Giữa sóng nước trùng khơi, nhiều ngôi chùa ở huyện đảo Trường Sa vẫn ngân lên tiếng chuông như xóm nhỏ trong đất liền.


Huyện đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh...

Một góc chùa Song Tử Tây nhìn từ biển khơi.

9 thg 5, 2022

Tổ đình Kim Cang - Nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX

Tổ đình Kim Cang thuộc ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tirnh Long An là ngôi cổ tự uy nghi, bề thế. Đó có thể được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, có thể trở thành điểm nhấn cho du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Trụ trì Tổ đình Kim Cang - Thượng tọa Thích Tắc Quảng kể, xưa kia, chùa Kim Cang có tên là chùa Phước Long và không phải ở vị trí hiện tại. Chuyện được ghi chép lại rằng, khi ấy, Tổ Chánh Tâm vừa đến làm trụ trì chùa theo lời thỉnh cầu của người dân, thay cho vị trụ trì vừa viên tịch. Một ngày, ông nằm mộng, thấy thần Kim Cang bảo hãy dời chùa đến vị trí gần bờ sông thì ngôi già lam này sẽ được “phát dương quang đại”.

Hôm sau, khi đang ở trong vườn, Tổ Chánh Tâm thấy một con rắn lớn dữ tợn đuổi theo mình. Tổ chạy đến gần bờ sông thì kiệt sức ngồi nghỉ, nhìn lại không thấy con rắn đâu nữa. Lúc đó, có một cơn gió lớn thổi qua khiến lau, sậy nằm rạp xuống. Một khu đất trống hiện ra. Nghĩ rằng thần Kim Cang chỉ điểm xây dựng ngôi chùa tại đây nên Tổ Chánh Tâm dời chùa về vị trí gần bờ sông như hiện nay và lấy hiệu là Kim Cang.

6 thg 5, 2022

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi

Khác với khung cảnh đông đúc, chen chúc vào buổi tối, đến thăm Thành cổ Sơn Tây vào khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể thư thái đi bộ tận hưởng không gian thoáng đãng, mát mẻ dưới bóng hàng cây cổ thụ nơi vùng ngoại ô.

Chiếc máy bay quân sự của Không quân Việt Nam được trưng bày tại khu Thành cổ Sơn Tây thu hút đông đảo các em nhỏ đến khám phá - Ảnh: HÀ THANH

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

Phan Đình Phùng (1847-1895) hiệu là Châu Phong, sinh ra ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ).

Sau khi thi đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Về sau, ông được cử làm ngự sử của Viện Đô Sát tại Kinh Thành. Năm 1883, ông trở về quê không làm quan nữa do bất bình thời cuộc.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tham gia ngay từ đầu, tập hợp các sỹ phu, văn thân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình khởi nghĩa. Ông trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, do bị thương nặng, Phan Đình Phùng hy sinh tại đại bản doanh của khu căn cứ Vũ Quang vào ngày 28/12/1895. Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương, là anh hùng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam noi theo.

Ghi nhớ công lao của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, gia đình, dòng họ và Nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để thờ phụng, tôn vinh người anh hùng quê hương đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2006/QĐ- BVHTT ngày 29/5/2006.

 

Từ ngã tư thị xã Hồng Lĩnh đi theo Quốc lộ 8A về phía Tây gần 20 km là đến địa bàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Nhà thờ Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái.

4 thg 5, 2022

Homestay lung linh sắc hoa ở Đak Pơ

Bước chân vào homestay nhỏ xinh của gia đình chị Trần Thị Bạch Tuyết (thôn Tân Bình, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) ngay cạnh quốc lộ 19, mọi ồn ào như tan biến, chỉ còn lại không gian yên bình, rực rỡ sắc hoa.

Cách đây 6 năm, được gia đình ủng hộ, chị Tuyết bắt đầu cải tạo khu vườn phía sau nhà rộng 700 m². Từ một vài tiểu cảnh, chậu hoa ban đầu, đến nay, chị đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, xây dựng 2 căn phòng tách biệt cho khách lưu trú và bài trí, sắp xếp lại khu vườn.

Chị Tuyết tâm sự: “Tôi là người yêu thiên nhiên, mỗi ngày đi làm về ở trong 4 bức tường thấy rất gò bó nên mới nảy sinh ý tưởng tự làm một góc vườn nho nhỏ để thư giãn, nghỉ ngơi. Đầu tiên, tôi chỉ làm 2 hồ cá nhỏ có hòn non bộ và thác nước chảy, tạo cảm giác mát mẻ cho không gian sống. Dần dần, tôi làm thêm các tiểu cảnh, trồng thêm hoa, càng làm càng thấy đam mê. Hiện khu vườn cơ bản phủ đầy hoa cùng các tiểu cảnh xinh xinh”.

Từ năm 2016 đến nay, chị Trần Thị Bạch Tuyết (thôn Tân Bình, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đầu tư khoảng 1 tỷ đồng xây dựng khu vườn. Ảnh: Ngọc Minh

2 thg 5, 2022

Hồ Trà Đa - một đôi mắt khác của Pleiku


Hồ thủy lợi Trà Đa được xây dựng sau giải phóng đất nước năm 1975. Đây cũng là mốc thời gian những cư dân đầu tiên của thị xã Pleiku đến khai khẩn ở vùng đất Trà Đa bây giờ. Ông Bạch Ngọc Tỉnh (74 tuổi, trú tại thôn 4, xã Trà Đa) là một trong số ít những nhân chứng sống của một trong những cuộc di dân thời bấy giờ. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Ngãi, năm 1965, ông cùng gia đình lên Pleiku lập nghiệp. Đến năm 1976, thị xã vận động hơn 100 hộ dân từ trung tâm ra vùng ven Trà Đa để khai hoang đồng ruộng.

Núi Đá hút khách đến ngắm cảnh, check-in

Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, rất nhiều người háo hức leo lên đỉnh núi Đá (còn gọi là Đồi 37 pháo binh) ở cuối đường Nguyễn Văn Cừ (TP. Pleiku) để tham quan, ngắm cảnh, check-in.

Núi Đá cao hơn mực nước biển khoảng 900 m, giáp ranh giữa phường Diên Hồng (TP. Pleiku) và xã Ia Dêr (huyện Ia Grai). Dưới chân núi là rừng thông 3 lá, nương rẫy, ruộng vườn xanh mướt. Lưng chừng núi là hồ nước trong xanh quanh năm với cây cối mọc tự nhiên. Trên núi có những khu đất rộng, khá bằng phằng, rất thích hợp cho việc cắm trại, tổ chức vui chơi.

Núi Đá thu hút khá đông du khách tới tham quan, ngắm cảnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Ảnh: Hoàng Cư

Nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa

Tại huyện Đức Hòa, có một ngôi đình mà bên trong khuôn viên là bia ghi ơn anh hùng liệt sĩ và bia kỷ niệm thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa. Hàng năm, ngoài lễ cúng Kỳ yên của đình làng, ngày 27/7 và 22/12, tại đình còn có mâm cúng tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Đó là đình Mỹ Hạnh thuộc ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Như bao ngôi đình khác, đình Mỹ Hạnh là nơi sinh hoạt cộng đồng, làng xã của người dân và vẫn mang những đặc điểm cơ bản của đình làng ở Nam bộ: Đối tượng thờ phụng là Thành Hoàng Bổn Cảnh, trước đình có bàn thờ ông Hổ,... Ngoài những đặc điểm đó, trong khuôn viên đình còn có bia ghi danh liệt sĩ và bia kỷ niệm nơi thành lập giải phóng quân liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa.

Chú Mười - Hội trưởng đình Mỹ Hạnh, kể: “Khu vực này ngày xưa là rừng rậm nên đình được mấy chú, mấy bác làm cách mạng chọn là địa điểm tổ chức các cuộc họp, xuất quân. Đặc biệt, đình được chọn là nơi thành lập lực lượng giải phóng quân liên quận vì Đức Hòa vốn giáp TP.HCM”. Chú Mười nói rằng, tên ấp Tràm Lạc có nghĩa là khu vực rất dễ bị lạc trong rừng tràm. Tên ấp đã nói lên địa thế của vùng trong những năm kháng chiến.

Đình Mỹ Hạnh vừa được trùng tu vài năm trở lại đây từ nguồn kinh phí xã hội hóa