Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Tháp. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 3, 2017

Khởi nghiệp tuổi xế chiều

Đã lên chức ông, chức bà nhưng họ không ngần ngại bắt tay khởi nghiệp ở những lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm với bản thân... 

Ông Lê Văn Thành (giữa) thăm hỏi sự hài lòng của du khách khi đến điểm du lịch của ông - Ảnh: NGỌC TÀI 

Hơn nửa đời người gắn bó với cái cuốc, cái cày, lão nông Lê Văn Thành - ngụ xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) - hiểu lắm nỗi cơ cực của nghề nông. Lam lũ cả đời, ông mới có được chút ít ruộng vườn để lại cho con cháu.

1 thg 3, 2017

Du khách đắm mình ngắm hoa nhĩ cán tím tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

Sau một thời gian ngắn được biết đến, hoa nhĩ cán tím nở tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp đã có một sức hút lớn đối với du khách gần xa; tạo nên một không gian ngút ngàn, thu hút đông du khách đến tham quan. 

Đây là địa điểm đáng quan tâm dành cho những ai có nhu cầu tham quan, du lịch thời điểm này. 

Hoa nhĩ cán tím ở Vườn Quốc gia Tràm Chim 

Lần đầu tiên, hoa nhĩ cán tím nở rộ thành một dãy dài khoảng 1km trên kênh nội đồng của Vườn Quốc gia với màu tím mộc mạc xen lẫn giữa màu xanh của rừng tràm.

13 thg 2, 2017

Quít hồng Lai Vung

Quít hồng Lai Vung là quít gì?

Wikipedia nói về quít hồng như vầy:

Tên khoa học là Citrus Reticulata. Quýt hồng là tên gọi cho một giống quít được trồng phổ biến ở một số nước, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam. Đây là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là vùng chuyên canh cây quýt hồng, hiện toàn huyện có diện tích khoảng 1.200 ha nằm trên ba xã là Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.


12 thg 2, 2017

Về làng hoa Tân Quy Đông ngày cận Tết 2017

Người ta nói rằng thời điểm hợp lý nhất để thăm làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc là khoảng 10 - 15 ngày trước Tết. Thời điểm đó người trồng hoa chăm cho hoa vừa nở rộ để bán đi các nơi, nên vào vườn sẽ ngập tràn hương sắc hoa. Đi sớm hơn thì hoa chưa nở rộ, đi trễ hơn thì hoa đã bán hết rồi.

Một điều nữa là đến làng hoa thưởng ngoạn thì không giống như đi hội hoa Xuân hay đường hoa. Ở hội hoa Xuân, đường hoa người ta dựng nên các tiểu cảnh, mang hoa về đó trưng bày thật đẹp theo những ý tưởng đã được thiết kế. Do đó rất tập trung hương sắc hoa, có nhiều góc chụp ảnh rất đẹp. Còn ở làng hoa, hoa được trồng thành luống trong vườn của người dân. Nó trải rộng mênh mông, nó tự nhiên như hơi thở... Bước vào đây là sống cùng người dân, sống cùng cánh đồng hoa, đó là trải nghiệm hết sức lý thú.

Cận Tết 2015, tôi đã có dịp tới Tân Quy Đông đúng thời điểm như vậy và thật tuyệt vời.



Làng hoa Tân Quy Đông năm 2015

Năm nay, tôi lại chọn đúng thời điểm để đi, rủ thêm dì, anh em... Thế nhưng một chút hẫng đã xảy ra.

Mặc dù đã tính kỹ thời điểm, nhưng làng hoa ít hoa, nhiều giàn hoa trống trơn, còn những chỗ khác thì... hoa chưa nở...

Hoa đặt trên những giàn ở trên mặt nước như thế này. Tại thời điểm tôi đến thì nhiều giàn đã dở, trơ mặt nước, một số giàn trống không, hoa đã đem đi đâu mất. Nơi còn chậu thì chưa có hoa, ở xa xa kia mới thấy hoa vàng.

Hỏi thăm, người trồng hoa nói năm nay mưa thất thường, hoa nở sớm và bán hết rồi (chớ chẳng lẽ đợi tới Tết cho nó tàn?), còn số khác thì... không nở kịp. Chuyện này có lẽ ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập của người trồng hoa, có điều khi trò chuyện thì họ vẫn vui vẻ, lạc quan.



Dù có hơi thất vọng một chút vì không như mong đợi, nhưng làng hoa vẫn là làng hoa, có những góc đẹp để chụp hình.





Và có lẽ cũng không nên bỏ qua những khoảnh khắc ở miền quê Nam bộ, phải không?


Những năm gần đây Sa Đéc tổ chức ngày hội làng hoa vào dịp cận Tết, đây là điều rất tích cực để giới thiệu về thủ phủ hoa Nam bộ (có thể là cả nước) này, thu hút đông du khách đến tham quan. Năm nay có thác hoa lớn nhất Việt Nam và nhiều công trình triển lãm khác. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói về làng hoa thôi hà, nên không có hình ảnh những nơi đó nghen bạn.

Phạm Hoài Nhân

16 thg 9, 2016

Tam Nông – Mùa nước nổi

Năm nay thời tiết thay đổi, khí hậu thất thường, lượng nước ít hẳn do các đập thủy điện. Mùa nước nổi đang về, dù chưa được như mong muốn. Khác hẳn mùa lũ lụt khắc nghiệt và tang thương ở miền Trung, miền Bắc, người dân miền Tây rộn rã đón nước nổi.

Mỗi ngày, nước chỉ“nổi” lên từ từ chừng mười đến hai mươi phân. Nước nô nức từ thượng nguồn Mekong, qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia; rồi kéo nhau xuống Nam bộ mở hội. Nước sóng sánh niềm vui; người nhộn nhịp, hối hả thu hoạch sản vật.

Vào mùa nước nổi, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông như một ốc đảo, lạ lùng và đông vui giữa bốn bề nước. Nhiều vùng ở Đồng Tháp, An Giang cũng vậy. Trên trời, dưới nước, chỉ có trời nước chứ không thấy trời đất. Nhà cửa, con người và cây cối như những nét chấm phá sống động giữa bức tranh khổng lồ trời nước. Cả người và cây, bao đời đã quen sống chung với nước. Nước về ngập đồng, ngập đất mang theo bao phù sa và sản vật cho đời. Những hàng cây ngập nước, không úa vàng héo rũ mà vẫn rối rít vẫy chào, mượt mà xanh vui. Những loài hoa đặc thù như điên điển, súng, sen… càng tươi cười khoe sắc.

17 thg 8, 2016

Chợ chiếu “âm phủ” (Chợ chiếu Định Yên)

Trong số các chợ ở vùng đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay - đó là chợ chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp! Nét độc đáo của chợ chiếu Định Yên là được nhóm họp vào lúc nửa khuya cho đến 2 - 3 giờ sáng là tan tầm cho nên người ta đặt tên cho chợ chiếu này là “chợ ma”, “chợ âm phủ”...

Độc đáo hơn nữa là: chợ không có quầy - sạp kinh doanh cố định, nhưng người mua - kẻ bán rất nhộn nhịp. Người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới - lui rao hàng, nói giá... Sau khi chọn được hàng - ngã giá xong, người mua thanh toán tiền, người bán giao hàng... Sau hơn 2 giờ diễn ra cảnh mua bán tất bật, các thương lái mua đủ số chiếu đưa xuống ghe - tàu chở đi tiêu thụ khắp nơi; còn người bán được hàng nhận tiền trở về nhà ngồi bên khung dệt tiếp tục công việc để đến đêm khuya hôm sau lại đem chiếu ra chợ chào hàng, rao bán. Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: “Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”. Theo những cụ cao niên ở đây kể: ... Sở dĩ hồi trước, chợ chiếu nhóm họp nửa đêm cốt là để trốn nộp thuế cho chủ chợ.

2 thg 8, 2016

Bột Bích Chi - ý tưởng từ kháng chiến

Trong điều kiện của một đất nước chiến tranh khốc liệt, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, những chén bột gạo lứt màu hồng hồng của Bích Chi được các bà mẹ khuấy lên đút cho con ăn dặm với mong muốn bồi bổ thêm cho đứa trẻ được căng da chắc thịt, vượt qua nỗi lo đau ốm, còi xương của một thời thiếu thốn đến cùng cực.

Tôi tin rằng rất nhiều bạn đọc ở độ tuổi 40-50 đang đọc bài báo này đã từng ít nhất một lần được ăn chén bột Bích Chi khi còn đang chập chững. Tình thương mà các bậc cha mẹ dành cho con mình cũng chính là tình thương mà ông Trần Khiêm Khánh (tức Tư Khánh) dành cho cô con gái bé nhỏ của mình, để rồi trở thành một thương hiệu quen thuộc gắn với các bậc phụ huynh một thời.

31 thg 7, 2016

Đến Đồng Sen Gò Tháp thưởng thức hương vị miệt vườn

Vùng Đồng Sen Gò Tháp tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười níu chân du khách gần xa bởi đầm sen ngào ngạt hương hoa và được thưởng thức những hương vị ẩm thực đặc sắc của vùng miệt vườn Đồng Tháp Mười. 

Vùng Đồng Sen Gò Tháp có diện tích 20 ha, là một trong những các loại hình du lịch đồng quê hấp dẫn với du khách khi đến với Đồng Tháp. Để tiện cho du khách có chỗ nghỉ ngơi và thư giãn, cứ 50 mét lại có một chòi mái lá có sức chứa lên tới 15 người. Bao quanh vùng sen là các lối đi bằng gỗ từ chòi này đến chòi khác. Ở giữa Đồng Sen là tháp cao. Từ trên đỉnh tháp phóng tầm mắt ra xung quanh là cánh đồng lúa trải dài tít tắp. 

Bắt đầu từ tháng 7 hằng năm, hoa sen ở Đồng Sen Gò Tháp bắt đầu bung nở khoe sắc.

10 thg 6, 2016

Nét đẹp riêng biệt của chùa Sen Nia

Hiện nay, nhiều du khách thích đến chùa Phước Kiển (còn gọi là chùa “lá sen”, chùa “sen nia” hay “sen vua”) tọa lạc tại xã Hoà Tân (Đồng Tháp) để chứng kiến tận mắt một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4m, có thể tải trọng lượng xấp xỉ 100 kg đang thu hút sự khám phá đối với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học.

Ban đầu nhiều người hoài nghi về một ngoại lực phía dưới lá sen nên mới có thể tải được trọng lượng như vậy nhưng khi khám phá, tìm hiểu tận mắt thì mới biết là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc.

Hoà thượng Thích Huệ Từ, trụ trì chùa đã 54 năm, kể lại: “…Đến nay, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc loại sen kỳ lạ này, nhưng tựu trung đều khẳng định chúng có xuất xứ từ Nam Mỹ, ở đó cư dân dùng lá sen để vận chuyển lương thực nhẹ, dễ dàng trên mặt nước…”.

1 thg 6, 2016

Bánh xèo Cao Lãnh hấp dẫn từ khi đang chế biến

Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, đốt trên lò củi, với nhân là giá, thịt lợn và tôm.

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của cả miền Trung và miền Nam, thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Nổi bật nhất tại miền Tây Nam bộ phải kể đến bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp. Loại bánh làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi. 

22 thg 4, 2016

Đẹp ngỡ ngàng đồng sen Tháp Mười

Cách TP.HCM khoảng 150km, đồng sen Tháp Mười là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để cảm nhận không khí thôn quê cũng như thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây sông nước. 

Mùa sen nở rộ ở Tháp Mười - Ảnh: Thành Nhơn 

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi ve bắt đầu kêu râm ran cũng là thời điểm thích hợp cho chuyến hành trình về thăm mảnh đất sen hồng bởi lúc này hàng chục ha sen cùng bung nở, khoe sắc.

20 thg 4, 2016

Uy thiêng chùa Bửu Hưng ở Đồng Tháp

Đường vào chùa Bửu Hưng tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Đồng Tháp. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. 

Theo tư liệu của chùa thì năm 1777, thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước. Sau đó chùa được trùng tu rất nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1977. 

Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam" (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm 1821. 

5 thg 4, 2016

Quán hủ tiếu ở Sa Đéc rẻ và ngon nhất ASEAN

ASEAN, chỉ Đông Timor là tôi chưa đến, nhưng có tìm hiểu qua sách báo. Bởi chưa đi hết 47 nước châu Á, nói chi 204 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, nên chỉ mới dám khẳng định như vậy. 

Tác giả bài viết và ảnh trước quán Bà Sẩm 

​Cũng cần nói thêm cho rõ, “rẻ và ngon” đi cùng với nhau. Nếu tách riêng từng phần lại là chuyện khác (vì có thể có quán ngon hơn nhưng đắt hơn hoặc rẻ hơn nhưng không ngon bằng).

24 thg 3, 2016

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bà Chúa Xứ Gò Tháp và Đìa Phật - Đìa Vàng

Hằng năm, lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách thập phương. 

Miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp - Ảnh: Hoàng Phương 

Mấy năm nay vào các ngày lễ hội, đường vào khu di tích Gò Tháp thường bị tắc nghẽn. Du khách cho rằng “Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc là chị, còn Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp là em” nên kéo đến miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp chiêm bái rất đông. Miếu nằm trong quần thể khu di tích khảo cổ Gò Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), xung quanh có nhiều cây cổ thụ trăm năm xòe bóng mát, cao sừng sững. 

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bí ẩn miếu Hoàng Cô

Đồng Tháp Mười là vùng đất trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Các nhà khảo cổ học khẳng định cư dân Phù Nam từng sinh sống ở đây.

Di tích Ao thần sau khi khai quật - Ảnh: Hoàng Phương 

Vùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Sư tử huyền thoại ở chùa Tháp Linh

Gò Tháp Mười là gò lớn và cao nhất trong quần thể khu di tích Gò Tháp (tỉnh Đồng Tháp). Cách đó chừng 100 m về phía bắc là Tháp Linh cổ tự.

Chùa Tháp Linh - Ảnh: Hoàng Phương 

Mở đất, lập chùa

Người dân địa phương cho biết trước năm 1975 chùa Tháp Linh lợp lá, nền gạch đơn giản, được cất ở khu vực triền gò. Mặc dù ghi là cổ tự, song niên đại ngôi chùa còn nhiều điểm nghi vấn. 

Theo mô tả của nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong quyển Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, đó là “một ngôi chùa bằng gạch, rộng thênh thang mà đồ thờ rất ít, chỉ có vài tượng Phật bằng gỗ sơn hoặc để mộc, vài bình hương, một ngọn đèn dầu cá leo lét. Không có một bức hoành, một đôi liễn. Hỏi người giữ chùa về di tích thì người ấy đáp nền chùa này ở trong đồn Tháp hồi xưa. Mấy năm trước, dân chúng quanh đây đào được ở chân giồng những viên sắt lớn bằng đầu ngón tay, chắc là những viên đạn thời đó. Ngoài ra, còn thấy những cây cừ bằng gỗ sao chôn ở dưới đất, đen như than. Còn chùa cất từ năm nào thì không rõ”.

15 thg 3, 2016

Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc

Đầu tháng 3-2016, sau khi xem lại các bức ảnh một gia đình sếu đầu đỏ vừa chụp được, ông Nguyễn Văn Hùng - giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, Đồng Tháp - bất ngờ phát hiện một con sếu vốn là “cư dân” của vườn 18 năm về trước. 

Con sếu (bìa phải) trở về Vườn quốc gia Tràm Chim 18 năm sau khi được đeo vòng khuyên và máy định vị - Ảnh: Nguyễn Văn Hùng 

Đó cũng chính là con sếu đầu đỏ mà vào ngày 14-3-1998, ông Hùng đã cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước đã bắt, gắn máy định vị và đeo vòng số 150-0364 vào chân. Khi ấy con sếu này mới 3 tuổi. 

20 thg 2, 2016

Ngon khó quên củ hũ dừa miền Tây

Tôi đã thưởng thức một bữa tiệc củ hũ dừa đúng nghĩa khi có dịp về thăm nhà bạn ở Sa Đéc, Đồng Tháp.

Để có món ăn củ hũ dừa, người ta phải hạ một cây dừa bằng chiếc cưa máy, chứ không phải bằng cái rìu như tôi hình dung. 

1 thg 2, 2016

Thăm xứ quýt hồng Lai Vung mùa tết

Cứ cuối năm âm lịch, chúng tôi lại tranh thủ cuối tuần xách xe về Lai Vung, Đồng Tháp để thăm mấy vườn quýt - nơi những người dân coi chúng tôi như người thân quen và "phụ" đi thu hoạch quýt. 

Quýt trong nắng xuân - Ảnh: Trân Duy 

Đầu tháng gọi điện thoại về thăm hỏi, các chị dè dặt thông báo: “Năm nay quýt chín muộn mấy đứa ơi, chừng 15 âm xuống thì vừa”. Tuần rồi chưa kịp xuống, cũng các chị điện thoại lên: "Sao chưa xuống chơi em. Xuống trễ quá bẻ bán hết, muốn chụp hình cũng hỏng còn đó”...

20 thg 1, 2016

Ngọt ngào mùa vú sữa bơ Đồng Tháp

Không thương hiệu, không nổi tiếng như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)... nhưng vú sữa bơ Đồng Tháp có những đặc trưng riêng mộc mạc, gần gũi khiến người ta ăn rồi nhớ mãi. 

Cây vú sữa bơ vườn nhà cho trái trĩu đầy cành - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Tôi có cô bạn thân học chung lớp đại học, quê bạn ở Châu Thành, Đồng Tháp. Năm nay bạn rủ về quê chơi đúng vào mùa vú sữa chín. Cả đám chúng tôi háo hức chờ từng ngày để được về thăm mảnh đất phù sa, được đặt chân ra tận vườn, tự tay hái từng trái vú sữa bơ chín mọng, ngọt lành.