Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 2, 2021

Về địa danh "Tri Tôn", "Tức Dụp".

Đọc bài “VỊNH CHÙA XVAYTON (Tri Tôn) của Trần Văn Đông trong Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 92 – 11/2012, cuối trang có chú thích địa danh “Xvayton” có nghĩa là “khỉ đeo”, tôi sực nhớ đến xấp tài liệu do cô Nguyễn Thị Thái Trân – giảng viên của Trường Đại học An Giang – tặng cho tôi cách đây mấy tháng. Tài liệu được trích từ Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô, chuyên ngành Văn hóa học, do GS. Lê Trung Hoa hướng dẫn. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu về địa danh, trong đó có một số phát hiện khá thú vị về cách lý giải ý nghĩa của địa danh, chẳng hạn như địa danh “Tri Tôn”, “Tức Dụp”. Sau đây là ý kiến của cô Thái Trân (lược ghi):

Chùa Xvayton (tức Tri Tôn)

20 thg 2, 2021

Những địa danh xưa của Đồng Nai

Chính thức trở thành địa danh hành chính từ năm 1698, Đồng Nai - với tên gọi là Trấn Biên, trong 320 năm hình thành và phát triển trải qua nhiều lần thay đổi địa giới cũng như địa danh hành chính, vẫn còn khá nhiều địa danh hành chính các cấp được lưu giữ đến ngày nay.

Trung tâm TP.Biên Hòa đầu thế kỷ 20.

Ở TP.Biên Hòa hiện nay có một số địa danh hành chính như: phường Tân Phong, phường Tân Mai, phường Bửu Long, phường Tân Hòa, xã Tân Hạnh… ít ai biết rằng những địa danh này đã có từ hàng trăm năm nay. Bên cạnh đó, một số địa phương có tên gọi trùng lặp một cách thú vị.

18 thg 2, 2021

Chùa Xà Tón ở Tri Tôn

 Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.


Toàn cảnh chùa Xà Tón. Ảnh Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

25 thg 8, 2020

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

16 thg 7, 2020

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

27 thg 6, 2020

Lưu tên lại với đời

Có rất nhiều địa danh, công trình ở nông thôn Quảng Ngãi xưa được đặt tên theo người có công lao, nghĩa hiệp với làng. Cách đặt tên đó xuất phát từ việc người xưa muốn con cháu mai sau ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân.

Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết vào thời điểm những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đoạn: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo giúp Đất nước mình núi Bút, non Nghiên/ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh/ Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. 

Chiếc cầu ván mà ông Nguyễn Thời khởi xướng xây dựng, giờ đã được thay thế bằng một cây cầu bê tông vững chãi, song người dân ở tổ dân phố 6, phường Quảng Phú gọi tên cầu là cầu ông Thời. 

22 thg 6, 2020

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư 

20 thg 5, 2020

Một số địa danh ở vùng Hạ Long

Hạ Long là một kỳ quan của Việt Nam và cả thế giới. Hạ Long nổi tiếng nhờ có nhiều vịnh, sông, núi, hang động và đảo đẹp.

Hai vịnh nổi tiếng nhất là Hạ Long và Bái Tử Long.


Vịnh Hạ Long

Hạ Long là vịnh ở hướng đông nam tỉnh Quảng Ninh, diện tích 1. 553 km2, gồm 1.969 hòn đảo, trong đó có 989 hòn đã có tên và 980 hòn chưa có tên, trong đó 40 đảo đã có người ở, có nhiều núi và hang động đẹp, là khu du lịch nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới ngày 14-12-1994. Vào thời tiền sử, đảo đã có người ở. Ngày 7-7-2007, vịnh đã được đề cử vào danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Một số địa danh ở Thừa Thiên - Huế

Ở vùng Thừa Thiên Huế, địa danh có nhiều biến dạng và nguồn gốc khá phức tạp. 
Trước hết là những địa danh có nhiều biến dạng.
Chợ Đông Ba

Đông Ba là chợ lớn nhất ở thành phố Huế, toạ lạc tại phường Phú Hoà. Chợ cũ xây năm 1887, chợ mới xây năm 1899 bên ngoài cửa Chính Đông (Đông Hoa). Đông Ba có dạng gốc là Đông Hoa, đến năm 1842 đổi thành Đông Ba để khỏi phạm huý vì mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa, người ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Một số địa danh ở Lâm Đồng

Đẻo Bảo Lộc

Tên núi, đèo:


Bảo Lộc là đèo nằm trên quốc lộ 20, nằm ở ranh giới thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng, dài 10km, ở độ cao 930m. Còn gọi là đèo B’Lao.

Bảo Lộc còn là thành phố của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 232,4
km2, dân số 138.000 người (2006), gồm 6 phường. B’Lao chuyển thành Bảo Lộc ngày 19-2-1959.

Bảo Lộc có hai cách lý giải: 1.Là địa danh dùng để Việt hoá một tên gốc là B’Lao hay Cơ Ho Kuèl Kơh Vơlau, nghĩa là “đèo Vơlau” theo chủ trương của chính quyền thời bấy giờ (1959). 2. Tên một loài hoa đẹp có nhiều trong vùng, theo tiếng địa phương.

Một số địa danh ở Đắk Nông

Thác Dray Sáp

Tên các sông, suối, hồ :

Đray Sap là thác nước ở xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắc Nông. Cũng gọi là thác Chồng, đối ứng với thác Đray Nu (thác Vợ) ở tỉnh Đắc Lắc. Đray Sap gốc Ê Đê, có nghĩa là “thác khói”, vì thác dài gần 100m, bọt nước tung mù mịt như khói phủ.

Một số địa danh ở Đắk Lắk

Thành phố Buôn Ma Thuột

Tên núi, đèo:

Núi Chư Kuên ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Kuên gốc Ê Đê, nghĩa là “núi vượn”.

Chư Đrao là núi ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Đrao gốc Ê Đê Chư Krao, nghĩa là “núi chim sáo”.

Ở tỉnh Đắc Lắc có núi Chư M’Gar. Đây cũng là tên huyện của tỉnh, diện tích 819,8 km
2, dân số 151.100 người (2006), gồm 2 thị trấn Ea Pôk, Quảng Phú và 14 xã. Chư M’gar gốc Ê Đê, Mơ Nông, nghĩa là “núi trọc, không có cây”.

Chư Mnga là núi ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Mnga gốc Ê Đê, là “núi hoa”.

19 thg 5, 2020

Quận có tên đường hai vị hoàng tử

Quận 8 của Sài Gòn có hình thế khá đặc biệt, nằm giữa xung quanh kênh rạch. Những câu chuyện về một vùng đất xưa kia “trên bến dưới thuyền” tạo nên nét riêng biệt, vốn được mệnh danh là miền đất 5 cù lao.

Kênh Tàu Hủ nhìn từ phía đại lộ Võ Văn Kiệt 

18 thg 5, 2020

Núi Dục Thúy, ngôi nhà bảo tàng thiên tạo lưu giữ văn thơ

I. Dục Thúy – Núi Lịch sử.

Đến thành phố Ninh Bình, du khách sẽ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kỳ thú của hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh, lặng lẽ soi mình bên bờ giữa ngã ba sông Đáy - sông Vân. Đó là núi Dục Thuý (núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thuỷ hữu tình của thành phố.

Núi có từ lâu lắm, bể dâu thay đổi, biển lùi xa và núi từ mặt đất trội lên, lặn ngụp thách thức với thời gian, như một nghệ sĩ tuyệt vời, thiên nhiên đã kiến tạo nên. Nói như Ngô Thì Sĩ, bốn chữ Hán lớn khắc ở vách núi “Vũ Trụ Dĩ Lai”, từ khi có vũ trụ, có trời đất là có núi này và bốn chữ Hán nữa cũng khắc ở vách núi, “Y Nhiên Thiên Cổ” (muôn đời vẫn thế) của Nguyễn Hữu Tường.

Ngọn nguồn sông Thương

Sông Thương nằm cạnh Phủ Lạng Thương, không dữ dằn, cuồn cuộn như sông Đà, sông Lô hay mênh mang như sông Hồng, trầm mặc như sông Hương, nhưng lại rất nên thơ, nên nhạc và chứa đầy trầm tích lịch sử, văn hóa.