Vùng đất Tân Châu (thuộc tỉnh An Giang) vốn được nhiều người biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa với những làng nghề nổi tiếng như làng dệt lụa Lãnh Mỹ A; Dệt Chiếu; Dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm Châu Phong,…
Bởi vậy, khi nhắc đến Tân Châu, người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, nơi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A từng vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này.
Ngoài nổi danh với tên gọi “xứ lụa”, Tân Châu còn là điểm đến hấp dẫn du khách bởi cảnh quan đẹp, ẩm thực phong phú và giá bình dân. Chỉ cần một ngày dạo quanh nơi đây, du khách cũng có thể thưởng thức loạt món ngon mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ tỉnh thành nào khác.
Bún cá Tân Châu ăn kèm các loại rau bản địa quen thuộc như bắp chuối bào, rau muống sợi, giá đỗ, bông điên điển, rau nhút; chấm với nước mắm me chua ngọt, thêm ớt hiểm cay cay.
Chuối được đặt lên lá chuối tươi rồi dùng thớt ép mỏng ở mức vừa phải, sau đỏ thả miếng chuối ép vào thau bột pha sẵn. Bột của bánh chuối chiên cũng giống như bột bánh chuối hấp nhưng có cho thêm chút bột mì.
Bánh chuối sau khi chiên có lớp vỏ giòn rụm, giá chỉ 5.000 đồng/chiếc, đủ làm no bụng cho mọi người bữa xế chiều.
Theo chàng trai 9X này, đây là quán hủ tiếu trứ danh ở địa phương, không bảng hiệu, đã hoạt động hơn 40 năm.
Quán mở cửa mỗi ngày từ 6h đến 8h sáng là gần hết. Mỗi tô hủ tiếu, mì có giá trung bình 20.000 – 30.000 đồng. Thực khách tới đây ăn hủ tiếu không chỉ ấn tượng với vị nước dùng đậm đà, ngọt thanh từ xương heo ninh mà còn hài lòng bởi cách phục vụ nhiệt tình, tinh tế của vợ chồng chủ quán.
Bánh hẹ là tên một loại bánh của người Triều Châu, được người Tân Châu biến tấu theo cách riêng để tạo nên hương vị khác biệt. Theo đó, người địa phương làm bánh từ bột gạo vùng Tân Châu rồi trộn với lá hẹ, tạo bánh dẹt, hình vuông. Bánh được chiên lên, ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Bánh lọt vốn thường xuất hiện trong các món chè ngọt ở miền Nam và miền Bắc nhưng bánh lọt Tân Châu lại được chế biến thành món mặn, xào cùng dầu hào, nước tương, giá, hẹ và phủ ngoài thêm lớp trứng. Theo người dân địa phương, món bánh lọt xào có xuất xứ từ Campuchia.
Sợi bánh sẽ được xào sơ cùng dầu, nước màu dừa để tạo độ săn, căng mướt và màu sắc bắt mắt trước khi cho các nguyên liệu khác vào. Đặc biệt, món bánh lọt xào sẽ đậm đà hơn khi ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Lía có thể chế biến thành nhiều món ngon như lía xào tỏi, lía xào sả ớt, lía xào me cay,… nhưng phổ biến nhất là lía luộc, vì giữ nguyên được vị ngọt thơm.
Nước chấm ăn kèm với món lía cũng rất quan trọng, thường là nước mắm me chua ngọt pha sệt, thêm chút ớt hoặc sa tế, tùy vào mức độ ăn cay của từng người. Khi ăn, nhiều thực khách thích cầm vỏ lía chấm trực tiếp vào nước chấm thay vì dùng muỗng, tăm tách thịt rồi mới chấm.
Con lía chín rất nhanh, nên chỉ khi nào khách gọi món chủ quán mới chế biến, chỉ vài phút là có món ăn được làm từ lía nóng hổi, hấp dẫn. Thức uống kèm theo khi ăn lía cũng bình dị quen thuộc như đá me, mủ gòn, hột é, sâm…
Vị mặn mặn, béo béo, hoà quyện với mùi thơm bánh mì nướng khiến bất cứ ai có cơ hội thưởng thức đều thích mê. Chưa kể, món ăn này còn có giá thành bình dân, chỉ 3.000 đồng/nửa ổ. Thực khách có thể tìm và thưởng thức bánh mì mỡ hành ở quầy hàng ngay trước UBND phường Long Thạnh.
Mỗi chiếc bánh mì này có giá khoảng 25.000 đồng. Để những ổ bánh mì biến hóa thành những con vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt, người dân phải trải qua các khâu chế biến cầu kỳ, từ tạo hình, ráp chân cho đến ủ bột, khắc vẩy,… rồi quét thêm một lớp bơ sầu riêng thơm lừng.
Tép sau khi đánh bắt về phải rửa cẩn thận, loại bỏ hết tạp chất rồi dùng kéo cắt bớt râu và để ráo nước.
Sau đó người ta pha bột chiên giòn với nước lọc, cho tép vào trộn đều, nêm nếm chút gia vị cho thấm như bột nêm, nước mắm... và cho thêm trứng vịt, khoai môn, hành vào để tạo độ béo béo, bùi bùi cho món ăn.
Phan Đậu - Ảnh: Thanh Bùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét