9 thg 11, 2021

Ngôi chùa cổ hơn 200 năm tuổi ở An Ngãi

Chùa Long Hòa (Long Hòa cổ tự, ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ giữa thế kỷ XVIII. Ngôi chùa với nhiều nét đẹp cổ kính này còn có tên là Chùa Phật, hiện là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý...

Chùa Long Hòa vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc của gần 100 năm trước.

Theo tỉnh lộ 44, du khách đến ngã ba Chợ Bến rẽ trái vào hương lộ 14 (đường vào chùa Thiên Thai, núi Chân Tiên) khoảng 400m rồi rẽ trái vào con đường đá cấp phối khoảng 20m là đến cổng tam quan Long Hòa cổ tự.

6 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - Chùa Phật Lớn

Du khách tham quan khu du lịch Núi Cấm bằng cáp treo hoặc bằng xe hơi (như hối còn cho xe hơi lên núi) thì hầu như điểm đến chỉ là khu Trung tâm hành hương, tức vùng cảnh quan hồ Thủy Liêm. Nơi đây tập trung các điểm tham quan ấn tượng (và đi lại thuận tiện) như tượng Phật Di Lặc trên núi lớn nhất châu Á, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh...


Bản đồ các vùng cảnh quan trên núi Cấm

Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn

Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.

Người xây tượng Phật trên núi Cấm

Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.

Nụ cười 'Xuân Di Lặc' qua từng tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Thụy Lam

Hàng chục, hàng trăm tượng Phật, tượng Bồ tát, các vị La hán, Hộ pháp… đã được đôi bàn tay tài hoa của Điêu khắc gia Thụy Lam tạo nắn nên, hiện đang được tôn trí tại các chùa ở cả ba miền đất nước Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có nhiều Tượng đạt Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục châu Á về chiều cao, trọng lượng và thần thái của Tượng khiến người đời chiêm ngưỡng vô cùng ngưỡng mộ.

TÂM HƯỚNG PHẬT… NHIỆM MÀU TỪ ĐÔI BÀN TAY.


“Khi làm tượng, tôi đã cắt đứt hết mọi chướng duyên, chướng nghiệp, chỉ tập trung vào công việc. Tất cả mọi thứ phải để nó trôi đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Tâm mình phải tịnh, không một mảy may vọng động. Bởi vì, vọng tâm thì mọi việc đều dễ dàng tan vỡ như bong bóng! Mình làm tượng Phật, tượng Bồ tát mà lòng không thanh thản, nhiều tạp niệm thì sẽ mất niềm tin trong từng nét vẽ... Tự mình làm mình không xứng đáng với sự thanh khiết, cao siêu của Chư Phật… Làm tượng Phật cũng như tu thiền… Và, người xây chùa thì có Pháp môn xây chùa,còn người làm tượng thì cũng phải có Pháp môn tạo tượng!”. Câu nói này tỏ rõ tâm sự bất biến của Điêu khắc gia Thụy Lam khi bắt tay vào việc tạc tượng!

Điêu khắc gia Thụy Lam, tên thật là Phạm Dân Chủ. Ông sinh năm 1945, trong một gia đình Nho giáo trung lưu tại tỉnh An Giang.

4 thg 11, 2021

Đường lên núi Cấm - thuở xưa

Năm 1951, học giả Nguyễn văn Hầu cùng 3 người bạn làm một chuyến du hành Thất Sơn, và sau đó ông viết thành bút ký Nửa tháng trong miền Thất Sơn. Chương VIII của bút ký là 30 giờ trên núi Cấm kể về hành trình lên ngọn núi này. Thời điểm ông thực hiện chuyến đi đường sá đã thuận tiện hơn thuở trước rất nhiều nhưng so với 70 năm sau - tức hiện nay - cũng là rất khác. Tui trích đăng câu chuyện kể của ông năm 1951 kèm theo hình minh họa chụp trong chuyến hành trình 3 giờ trên núi Cấm của tui hồi đầu năm nay để... so sánh (3 giờ là tính luôn giờ... ăn bánh xèo á!).


Khu du lịch Lâm viên Núi Cấm. Mua vé đi cáp treo ở đây nghe quý vị.