20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

Lễ cúng rào bon trồng cây của người M’nông ở xã Nâm Nung

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon). 

Đây là một trong những nghi lễ tiêu biểu của người M’nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần với sự tham gia của nhiều bon làng trên địa bàn nhằm cảm tạ trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, cây Blang đã bảo vệ che chở dân làng vượt qua bao gian khó của cuộc sống. 

Lễ cúng rào bon trồng cây là lễ hội tiêu biểu của người M'nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần 

Long Xuyên – 230 năm hình thành và phát triển

Từ một đồn nhỏ được lập bên vàm sông Tam Khê mang tên thủ Đông Xuyên, sau 230 năm, đã trở thành mảnh đất trù phú Long Xuyên ngày nay. Là thành phố trẻ nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, Long Xuyên còn có cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) quanh năm cây trái xanh tươi, phong cảnh hữu tình - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến.


Viếng ngôi chùa có nhiều tượng phật được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam

Rằm tháng 7, các ngôi chùa ở An Giang tấp nập phật tử đến thắp hương, cầu mong các bậc sinh thành được mạnh khỏe, bình an, gia đình hạnh phúc… 

Trong đó, chùa Phước Thành (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới) là một trong những địa điểm thu hút đông khách hành hương, phật tử đến tham quan, cúng bái. 


Chùa Phước Thành được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam, với công trình quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh Chúng. 

19 thg 8, 2019

Người dân tấp nập đi chợ phiên Tam Thái mua chuột, nhái ăn Tết

Được biết đến là ngôi chợ chuyên bán các sản vật của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, chợ phiên Tam Thái họp vào Chủ nhật hàng tuần. Và ngày 31/12 năm nay cũng là phiên chợ cuối cùng của năm 2017 nên chợ đã thu hút rất nhiều người đi mua sắm để ăn Tết dương lịch.

Mới sáng sớm dù trời mưa, lạnh nhưng người dân vẫn đổ về chợ phiên Tam Thái. Một khung cảnh khá nhộn nhịp trong ngày nghỉ lễ. Ảnh: Đình Tuân

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao Tương Dương với các loại rau củ độc đáo

Đã từ lâu người dân khắp nơi đều biết đến chợ phiên Tam Thái (Tương Dương) là phiên chợ chuyên bày bán rất nhiều loại rau, củ, quả do bà con tự trồng hoặc thu hái ở trên nương rẫy hay khe suối. Đây không chỉ là những loại nông sản "sạch" mà còn là những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe, nên được người dân rất ưa chuộng. 

Chợ phiên Tam Thái, cách trung tâm huyện Tương Dương khoảng 10km. Chợ được họp vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Tuần nào cũng vậy người dân trong và ngoài xã lại mang các loại nông sản ra chợ để bày bán. 

Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn

Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... 

Một buổi lễ cúng vía của người Khơ mú ở Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

Những chiếc cối giã gạo truyền thống của đồng bào miền Tây xứ Nghệ

Đời sống xã hội ngày càng phát triển, trên các bản làng vùng cao người Thái, Mông, Khơ mú… hầu hết đã có máy xay lúa. Tuy vậy, nhiều gia đình vẫn còn giữ lại những chiếc cối giã gạo truyền thống. 

Những chiếc cối giã gạo lớn bằng gỗ vẫn được lưu giữ trong các gia đình vùng cao. Ảnh: Hồ Phương

Giải mã ché thiêng của người Ê Đê

Người Ê Đê có kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, trong đó, ché không chỉ là vật dụng để ủ rượu cần mà còn là báu vật thiêng - hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử của người Ê Đê. Tìm hiểu về ché để giải mã những bí ẩn và thông điệp của người xưa gửi gắm.

Sự sáng tạo đặc biệt


Trong văn hóa truyền thống, dân gian của người Ê Đê, những biểu tượng văn hóa của đồng bào thường là những vật có kích thước khá to lớn, được coi như là báu vật, thể hiện thế lực và sự giàu có cũng như sự linh thiêng: Nhà dài, dàn chiêng đồng, trống h’gơr, ghế k’pan và ché rượu cần. 

Ché không chỉ để chứa rượu cần mà còn là vật thiêng trú ngụ của các vị thần, luôn có mặt trong các nghi thức tín ngưỡng của người Ê Đê. 

Rộn ràng lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La

Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.

Nét đẹp văn hóa


Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ. 

Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo....