30 thg 5, 2017

Tết Đoan Ngọ và quan niệm tắm xả xui của dân Bình Định

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mùng 5.5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn và các vùng biển khác của Bình Định lại ùn ùn kéo nhau ra biển.

Người già, người trẻ và cả những em bé nhỏ mới mấy tháng tuổi cũng được cha mẹ ẵm bồng ra biển với ước mong con mình được khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn.

Trưa 30.5, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), hàng nghìn người dân địa phương lại đổ xô ra biển để... tắm. Theo quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, tắm biển lúc giữa trưa ngày tết Đoan Ngọ sẽ rửa xả được hết mọi bệnh tật, xui xẻo trong một năm qua để lấy lại sức lực, may mắn cho một năm tới.

Hua Tát - cung đèo của gió

Đường vào Mộc Châu dốc núi liên tục khiến ta có cảm giác đâu đâu cũng là đèo, nhưng khi đến Hua Tát, đoạn rẽ ngã ba đường mới thấy thế nào là đèo núi thực sự. 


Quốc lộ 6 dẫn lối đến Sơn La, những con đường uốn lượn dưới ánh mặt trời dát vàng. Qua đèo Thung Khe, khung cảnh mỗi lúc một hùng vĩ. Đường đẹp nên xe chạy bon bon. Một chốc đến Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, rồi một chốc đến Mộc Châu.

Kỳ thú Núi Cấm: Lên đỉnh mây mù ngắm... cua

Trên đỉnh Núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) có loài cua rất đặc biệt. Đây là tài nguyên du lịch đặc sắc của ngọn núi được mệnh danh là "Nóc nhà xanh" vùng ĐBSCL. 

Với độ cao trên 700m so với mặt nước biển, Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang) được biết đến như địa điểm “không thể bỏ qua” của khách du lịch. Bởi nơi đây không chỉ có nhiều công trình văn hóa mang dậm dấu ấn tâm linh của thời cha ông mở đất, mà còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều tài nguyên cho nền du lịch sinh thái.

Đó không chỉ là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn tiếng lá non gọi gió, những hang động và nhất là hệ thống suối.

Suối ở Núi Cấm rất đa dạng, có khi chảy ngầm dưới các hốc đá, có khi nhẹ nhàng lan tỏa qua những tảng đá bên dưới hang động, có khi róc rách dưới cội rừng già... nhưng cũng có khi ầm ào thành suối.

Ngoài tên gọi đặc biệt như suối Thanh Long, suối Động Thủy Liêm..., suối ở Núi Cấm còn có nhiều đặc biệt khác, trong đó có điều đặc biệt hiếm nơi đâu có được: Là thủ phủ của loài cua.

Lên Cao Bằng ăn bánh cuốn canh

Cao Bằng có nhiều món ăn hấp dẫn người từ vùng khác đến. Đó là phở chua, phở vịt, phở thịt quay, bánh gai, kẹo lạc và phổ biến nhất, mà ai lên Cao Bằng cũng nhận được lời dặn: “Nhớ thử bánh cuốn Cao Bằng nhé”. 

Bánh cuốn canh theo kiểu trứng chần để trong bát nước dùng. Ảnh: P.V 

Tùy khẩu vị mỗi người. Nhưng thử để biết. Biết rồi sẽ nhớ.

Tu viện bỏ hoang đẹp như ở châu Âu giữa lòng Đà Lạt

Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương đã bị bỏ hoang vài thập kỷ. Lớp bụi thời gian bao phủ trên những ô cửa kính vỡ vụn, hành lang u tối đầy cỏ dại. 

Không phải những con đường quanh co bên những rừng thông cao vút, không phải sắc màu rực rỡ của hàng nghìn loại hoa..., Đà Lạt quyến rũ tôi bởi lối kiến trúc tuyệt đẹp với những biệt thự, nhà thờ cổ kính. 

Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam tại Đà Lạt

Ẩn mình giữa núi rừng xanh mướt, nhà máy thủy điện Ankroet hiện lên như một tòa lâu đài cổ kính thôi thúc bước chân khám phá của du khách. 

Theo cuốn Địa chí Đà Lạt, nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện năm 1946.