3 thg 3, 2017

Những di tích lịch sử ở Điện Biên Phủ

Đến Điện Biên hôm nay, không thể không đến thăm những di tích đã đi vào lịch sử thế giới.

Quần thể khu du lịch hồ Pa Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước 600ha, có sức chứa hơn 37,2 triệu mét khối nước. 

2 thg 3, 2017

Quyến rũ vùng cao Bình Liêu

Những con đường từ xa chỉ như một sợi chỉ. Những thác nước hùng vĩ với hình bóng cô gái Dao Thanh Phán đội mũ sặc sỡ... là điểm khác biệt nếu đến thăm vùng cao Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. 

Biển mây ở vùng núi rừng Bình Liêu - Ảnh: Nguyễn Hường 

Huyện vùng cao Bình Liêu nằm sát biên giới Việt - Trung, phía đông bắc Tổ quốc. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, lên tới gần đỉnh núi Mã Thông Thuận, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thiên nhiên đất trời bắt đầu hiện ra bao la, hút tầm mắt.

Độc đáo lễ cúng Vía của người Mường

Từ xa xưa, trong tín ngưỡng của người Mường Hòa Bình đã tồn tại tục cúng vía đầu năm. Đây là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Quan niệm về vía của đồng bào Mường

Tập quán sinh sống của người Mường thường ở theo các chòm núi, hoặc ven các bìa rừng nơi có các con sông, con suối. Họ sống gần gũi với thiên nhiên nên cũng sớm hình thành cho mình các hình thái sinh hoạt văn hóa khác nhau. Và cứ từ đời này sang đời khác, các giá trị văn hóa của dân tộc luôn được họ giữ gìn, nâng niu.

Trong vô số các phong tục của đồng bào, tục cúng vía là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường họ tin vào những điều “siêu nhiêu”, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu hồn vía bị lưu lạc thì thầy Mo sẽ là người có quyền năng, đứng trước cửa nhà để gọi về. 

Mâm cúng trong lễ "Vía" của đồng bào Mường. 

Lễ đầy tháng của người Tày Hà Giang

Lễ đầy tháng là một trong những nghi lễ trong gia đình của đồng bào Tày xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đây là nghi lễ báo cáo với tổ tiên công nhận là con, cháu trong gia tộc, trong dòng họ và trong gia đình. 

Nghi lễ đầy tháng của người Tày

Theo quan niệm của người Tày , khi đứa trẻ đầy tháng, người ta tổ chức lễ ăn mừng. Lễ này người Tày ở Chiêm Hóa, Chợ Đồn, Ba Bể...gọi là "lẩu ma nhét" (đám cưới con chó nhỏ), ở Bảo lạc gọi là " món dè" (đầy tháng); hay một vài nơi ở Hà Giang con gọi là "lẩu bươn,oóc bươn" (ra tháng) - cũng có nghĩa là đầy tháng. Người Tày ở Kim Ngọc thì gọi lễ đầy tháng là " vằn đáy bươn " (ngày đầy tháng). "vằn đáy bươn" của người Tày ở Kim Ngọc cũng được tổ chức rất to để chúc mừng gia đình có thêm một thành viên.

Các lễ vật trong cúng tế: Các lễ vật trong lễ đầy tháng là các sản phẩm nông nghiệp của gia đình. Các lễ vật này dâng lên để tạ ơn thần linh, ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ cho đứa bé sinh ra được khỏe mạnh. Trong lễ đầy tháng, đặt bên cạnh mâm cúng chính còn có các mâm của các gia đình hai bên nội ngoại mang đến cúng tế mừng cho đứa trẻ chính thức được công nhận là một thành viên trong gia đình. 

Lễ cúng cổng bon làng của người M’Nông

Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch, trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng 1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu xin các thần mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau. 

Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu. 

Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định phần đóng góp của mỗi gia đình.

1 thg 3, 2017

Vạn Thủy Tú - một chút thắc mắc

Ở Phan Thiết, trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng có một nơi gọi là dinh Vạn Thủy Tú. Theo các tài liệu cổ, dinh này được tạo lập vào năm 1762 để thờ cá Ông, và tại đây có trưng bày bộ xương cá Ông (cá voi) dài 22 met, được xác định là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Đây là điểm tham quan của du khách khi đến Phan Thiết, người ta đã nói đến nhiều nên xin không kể nữa, chỉ đăng vài hình cho vui thôi.