18 thg 10, 2016

Cuối tuần lên đồi ngắm biển Vũng Tàu lộng gió

Sau một tuần làm việc vất vả, đồi Con Heo cách trung tâm TP.HCM 120 km, nằm ngay Bãi Sau của Vũng Tàu sẽ là một lựa chọn thú vị cho bạn. 

Đồi Con Heo được coi như “ngọn hải đăng trên cạn” của thành phố. Đường đi tới đồi cũng rất đơn giản. Bạn đi từ hẻm 222 Phan Chu Trinh, phường 7, thành phố Vũng Tàu, chạy thẳng chừng 500 m là đến.

Nhìn từ đỉnh đồi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng "bức tranh 3D" của toàn thành phố biển, vừa sinh động, hiện thực mà nên thơ. Bức tranh mở ra khung cảnh của một thành phố đô thị hóa. Những dãy nhà cao tầng xếp san sát. Màu sơn lẫn lộn nhưng thật đẹp mắt mà ta chẳng muốn thêm bớt chỗ nào. 

Đồi Con Heo, điểm đến check-in ưa thích của giới trẻ. Ảnh: Thanh Thùy Dương. 

Món ngon An Giang du khách khó lòng bỏ qua

An Giang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi những món ăn ngon, đậm chất miền Tây Nam Bộ. 

Có dịp đến An Giang du lịch, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sắc này. 

Đường thốt nốt

Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản.

Đường được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.

Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Đường thốt nốt được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Phiêu du giữa bản nhà sàn

Nếu không mấy mặn mà với những chuyến du lịch bằng ô tô, máy bay, đến những điểm du lịch lớn và nghỉ trong những khách sạn sang trọng, bạn có thể chọn cho mình một hành trình ngược lên vùng Tây Bắc xa xôi để tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ. Thong dong trên chiếc xe máy để ngoạn cảnh núi rừng rồi ngả lưng trong căn nhà sàn yên tĩnh giữa vùng rừng núi thì còn gì thú vị bằng.

Những cọn nước bên suối ở bản nhà sàn.

Mùa này, tiết trời mùa thu se lạnh, sắc trời lừng lựng tựa mật ong, muôn hoa đua nở là lúc có thể bắt đầu chuyến du lịch làng bản. Cả một khung trời Tây Bắc đang chào đón bạn, chào đón những chuyến đi tìm về những miền đất mới.

Những ai ưa thích du lịch vùng núi thường gọi đó là những chuyến phượt làng bản. Thay cho việc đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thì họ lại “khăn gói” cho những chuyến vượt đèo, vượt suối để đến với những bản làng thấp thoáng trong sương mờ.

Hẳn là sẽ có những điều thú vị đón đợi những tâm hồn ưa thích khám phá những cảm giác mới với những chuyến du lịch làng bản. Vài năm gần đây, tuy không phải định sẵn là địa điểm du lịch nhưng những bản nhà sàn xinh xắn, chênh vênh bên ven suối, nơi định cư của đồng bào vùng cao từ bao đời nay đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Người dân vùng cao vừa sinh sống vừa kết hợp làm du lịch ngay tại bản làng mình.


Có khá nhiều điểm du lịch làng bản để bạn đến và trải nghiệm, như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải, Tú Lệ (Yên Bái), Bản Lác-Mai Châu (Hòa Bình), Bắc Hà, Bảo Yên (Lào Cai), Định Hóa (Thái Nguyên)… Đó là những nơi quần tụ những bản nhà sàn truyền thống của đồng bào vùng cao. Nơi đây có bao điều vừa hoang sơ, vừa bí ẩn và thú vị chờ đón du khách.

Bản nhà sàn thường ở trọn dưới những thung lũng bạt ngàn màu xanh, màu vàng của lúa, của cây trái. Xung quanh là cảnh quan vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng với núi cao, suối ngàn và âm thanh của muôn loài chim. Dạo chơi trên con đường nhỏ dẫn vào các bản, bạn sẽ cảm thấy như mình đang được sống trong một không gian thanh tĩnh đến lạ kỳ. Không ồn ã, không bụi bặm và cũng không bị ai làm phiền khi đi vãn cảnh.

Ở bản nhà sàn, du khách có thể đi theo nhóm và tự mình khám phá cảnh sắc, con người và văn hóa nơi đây chứ không cần hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nếu có thì chính người dân địa phương là người sẽ giới thiệu và hướng dẫn đường đi lối lại. Thật tuyệt khi giữa tiết trời mùa thu, thả hồn mình giữa hương đồng gió nội để lắng nghe nhịp sống nơi núi rừng. Ngắm những căn nhà sàn đơn sơ, khám phá những cọn nước khổng lồ bên suối, những cối giã gạo bằng sức nước của người vùng cao, ngả lưng trên những thảm cỏ xanh rì, chiêm ngưỡng những điệu múa xòe, những câu hát của người vùng cao rồi cao hứng nhảy xuống dòng suối trong vắt để tắm mình trong làn nước mát. Đến đây, chỉ sau vài giờ đồng hồ, mọi mệt mỏi bị xua tan, mọi ưu phiền như biến mất và thay vào đó là cảm giác khỏe khoắn, phấn chấn như trong cuộc phiêu du.

Buổi tối ở bản nhà sàn, du khách không lo chỗ ngủ bởi chính những căn nhà sàn xinh xắn kia sẽ là nơi mang đến cho khách giấc ngủ sâu sau một ngày lãng du. Mùa này, màn đêm buông xuống cũng là lúc màn sương mờ như tấm màn giăng mắc những bản nhà sàn. Bạn không lo buồn bởi trên những căn nhà sàn, chủ nhà đã đón đợi ngay dưới chân cầu thang, tay cầm chén rượu ngô nóng hổi mời khách để thể hiện lòng quý mến. Bước qua cầu thang “chín bậc tình yêu” là bạn được đến với một không gian ấm áp và gần gũi. Giữa nhà là bếp lửa cháy bập bùng, bốn góc nhà sẽ là những căn buồng nhỏ bằng gỗ, là nơi dành cho khách du lịch ngủ lại.

Trong không gian nhà sàn, bạn sẽ như người được sống trong thời xưa vậy. Được nghe những điệu hát then, hát lượn, được nghe kể sử thi, truyền thuyết của những tộc người. Đặc biệt, được đồng bào vùng cao chế biến và phục vụ những món ăn vùng cao mà có lẽ nếu không cất công lên đây thì chẳng bao giờ có cơ hội được thưởng thức. Ở đây, đồng bào vùng cao có món gì thì mời khách món đó, món xôi ngũ sắc nhìn đã thấy ngon, món vịt om mẻ khá lạ miệng, món cơm lam dẻo thơm, gà nướng than hồng, cá suối lam, ếch om gừng, thịt trâu lùi tro bếp, rượu ngô, rượu thóc say nồng…

Đêm, ngủ trên nhà sàn có cảm giác lạ, thú vị. Ngả mình trên những tấm đệm bông lau vừa êm ái vừa ấm áp, gối đầu trên chiếc gối bọc thổ cẩm, bên trong lõi là phoi bào gỗ quế thơm lừng, đắp trên mình những tấm chăn dệt từ thổ cẩm. Nhà sàn thoáng tứ phía, cả trên và phía dưới đều thoáng nên dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ. Nằm trên căn nhà sàn, lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim gọi bạn trong đêm, thi thoảng, tiếng con nai, con hoẵng cất lên ở phía rừng xa. Nghe sao mà hoang sơ, thanh vắng.

Du lịch ở bản nhà sàn, bạn chớ lo bị chặt chém hay bị chèo kéo. Đồng bào vùng cao làm du lịch không đặt nặng tính thương mại mà chỉ mong du khách đến và thêm yêu mảnh đất nơi đây. Vì thế, họ đón khách với tấm lòng chân thật và giản dị như cuộc sống thường ngày của họ.

Một chuyến phiêu du giữa bản nhà sàn sẽ là những trải nghiệm khó quên, là hành trình khám phá những miền đất còn bao điều bí ẩn đang chờ đón khách phương xa.

Nguyễn Thế Lượng

Về Khánh Hòa ăn nhum béo ngậy

Nhum biển béo, dầy cơm, bổ dưỡng của vùng Khánh Hòa những ngày tháng 10 thu hút sự chú ý của dân sành hải sản.

Cầu gai hay nhum biển, nhím biển là động vật da gai sống ở biển. Nơi sống của loại sinh vật này thường các ghềnh đá, bãi đá. Để bắt được nhum biển, ngư dân mang theo bao chứa và phải lặn xuống vài mét nước. Muốn có nhum ngon phải đi bắt vào những ngày tối trời, ngày trăng sáng nhum bắt mồi ít nên bụng rỗng, không ngon. 

Kẹo dừa - món quà quê thân thương từ Bến Tre

Vị ngọt của đường thốt nốt, vị béo của dừa và độ dẻo thơm tròn vị đã khiến kẹo dừa trở thành món quà quê độc đáo xứ Bến Tre.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa, Bến Tre hấp dẫn khách du lịch bằng nhiều sản phẩm làm từ dừa như cổ hũ dừa, đuông dừa, các loại chè bánh và đặc biệt là món kẹo làm bằng nguyên liệu chính từ phần cơm dừa. 

17 thg 10, 2016

Đón bình minh miền cực Đông tổ quốc

Lặn lội xuyên qua bốn quả núi, cắm trại ngủ ven bờ biển, chúng tôi mong muốn sẽ dậy thật sớm, leo qua các rặng đá, đón bình minh ở điểm được cho là cực Đông của Việt Nam. Nhưng người tính không bằng trời tính…

Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Dù chưa được nhà nước công nhận chính thức, nhưng theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, đây mới thật sự là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ nước ta. Để ra được Mũi Đôi, du khách sẽ phải đi theo Quốc lộ 1, tới chân đèo Cổ Mã thì rẽ theo hướng đi Đầm Môn. Từ Đầm Môn đi bộ ra Mũi Đôi mất khoảng bốn, năm tiếng đồng hồ, leo qua năm cây số đồi cát và băng tám cây số đường rừng. Tại đây, du khách nên gửi xe máy và đồ đạc không cần thiết tại nhà dân, nếu không, sẽ gặp phải trường hợp dở khóc dở cười như chúng tôi.

Vất vả chinh phục những đồi cát lớn

Ngày mưa, khoái khẩu các món lỗ tai heo chua ngọt

Ở vùng nông thôn miền Tây Nam bộ, mỗi khi có lễ nghi quan trọng, người dân thường mua đầu heo về nấu cháo cúng người khuất mặt. Khi ấy, lỗ tai heo sẽ được chế biến thành nhiều thứ “mồi” hấp dẫn để nhâm nhi với ly rượu gạo ấm nồng.

Lỗ tai “lão Trư” được sơ chế thật sạch, để ráo. Trước khi làm món gì cũng phải trụng tai heo sao cho vừa chín tới. Món thông dụng nhất là ngâm giấm: xắt lỗ tai thành sợi nhuyễn, nhỏ, để thật nguội rồi xếp vào keo thủy tinh. Giấm hòa với đường cát và muối nấu sôi, chờ đến khi âm ấm thì trút vào keo lỗ tai để ngâm. Thêm vài lát tỏi, ớt tạo màu sắc và mùi vị. Chỉ ngâm một, hai ngày đã có thể vớt tai heo ra vắt khô, khi ăn chấm nước mắm y (hoặc nước tương) có vài lát ớt. Có người còn trộn tai heo ngâm giấm với thính, ăn vừa thơm, vừa béo.

Tai heo xào dưa leo

Ăn mắm kiểu miền Tây Nam bộ

Khi bàn về văn hóa ẩm thực Nam bộ, có lần nhà văn Sơn Nam từng khẳng định “mắm là đặc trưng của Nam bộ, được hình thành bởi sự “hôn phối” giữa trời đất và con người. Đó là tính hào sảng của thiên nhiên và tính tiết kiệm của con người”.
Theo tác giả Hương rừng Cà Mau, vùng đất Nam bộ thuở cha ông ta đi mở cõi đầy ắp những cá tôm, ăn không hết nên những người đi khai hoang ngày ấy đã biết đến cách làm mắm để dành. Mắm là thức ăn được ưa chuộng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ hàng trăm năm nay.

Ngoài cách làm mắm để dành, bà con còn làm khô, nhưng mắm có ưu thế hơn vì có thể dự trữ dài ngày hơn và chế biến được thành nhiều món ăn, với nhiều cách ăn khác nhau: ăn mắm sống, kho mắm, chưng mắm, chiên mắm, làm lẩu mắm… Gần như loại cá nào cũng làm mắm được, trừ những loại cá nhiều mỡ, bởi cá nhiều mỡ làm mắm hoặc làm khô dễ bị hôi dầu. Mắm làm từ các loài thủy sản khác nhau: tôm, cua, còng, ba khía… mỗi thứ có một hương vị đặc trưng riêng. Ăn mắm là một nghệ thuật ẩm thực dân gian trong dòng chảy văn hóa bình dân miền đất mới.

Ông lão lang thang được xây miếu thờ

Từng là một lão nông lang thang, chuyên làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Không tên tuổi, không người thân thích, chết bên gốc cây, thế nhưng khi chết cụ lại được người dân địa phương gom góp tiền bạc xây miếu thờ khang trang, tạc tượng đồng thờ cúng. Người dân địa phương gọi đây là miếu Cố.

Miếu Cố được nhân dân đóng góp xây dựng khang trang. 

Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m, miếu Cố được xây dựng khang trang, với khuôn viên rộng rãi thuộc địa phận khối 9, thị trấn cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Chẳng ai biết chủ nhân ngôi mộ tên gì, bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, theo những người cao tuổi nhất ở địa phương thì lúc họ lớn lên đã nghe các cụ xưa kể đã thấy ngôi mộ nằm ở đó.

13 thg 10, 2016

Nhân cách Huỳnh Thúc Kháng

Cả dân tộc Việt Nam gọi Quyền Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng bằng tên gọi rất gần gũi, trìu mến: “Cụ Huỳnh”. Đó chẳng phải ngẫu nhiên, mà là thể hiện lòng tri ân, kính trọng của người dân, bởi nhân cách, đức độ, tinh thần trung kiên với cách mạng, với dân tộc Việt Nam của cụ Huỳnh.

1. Theo dấu tiền nhân

Dù đã là người thiên cổ, nhưng cụ Huỳnh luôn được đời sau nhắc đến. Cụ đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô cùng giá trị, đó là một cuộc đời, một nhân cách sống “không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan, chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Suốt chặng đường từ TP.Quảng Ngãi về xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) - nơi cụ Huỳnh sinh ra và lớn lên, mỗi chúng tôi đều dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Có lẽ đó là tâm trạng của lớp hậu sinh, trân trọng và tự hào khi ngược dòng lịch sử tìm hiểu về bậc hiền tài xứ Quảng.