6 thg 7, 2015

Lặn biển bắt trai ngọc ở Hòn Tằm

Đảo Hòn Tằm, nơi nổi tiếng là một trong bốn hòn đảo đẹp nhất ở Vịnh Nha Trang với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Đến đây, du khách không chỉ được thỏa thích bơi, lặn và ngắm nhìn những rạn san hô đẹp, đầy sắc màu mà còn có thể tận mắt ngắm nhìn những con trai được nuôi để lấy ngọc dưới đáy đại dương.

Với mục đích muốn du khách được trực tiếp khám phá công việc của những người thợ nuôi trai lấy ngọc, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao cho Khu Du lịch Hòn Tằm và Công ty Hoàng Gia Pearl phối hợp mở dịch vụ du lịch lặn biển bắt ngọc trai ở Hòn Tằm để phục vụ du khách khi đến với Vịnh Nha Trang.

Chúng tôi được các thợ lặn của Công ty Hoàng Gia Pearl đưa ra bãi lặn có diện tích hơn 10ha, nơi hiện đang nuôi hơn một triệu con trai tạo ngọc.

Việc đảm bảo an toàn cho du khách tham gia lặn biển luôn được Công ty Hoàng Gia Pearl đặt lên hàng đầu. Chị Đào Hà người phụ trách ở đây cho biết: “Chúng tôi luôn chuẩn bị rất chuyên nghiệp và đạt chuẩn quốc tế về lặn. Những thợ hướng dẫn lặn của công ty đều là những người có bằng cấp quốc tế của Hiệp hội lặn PADI”.

Tàu cao tốc đưa du khách từ cảng Hòn Tằm đến bãi nuôi trai lấy ngọc trên mặt biển.

Ngọt ngon bánh chuối

Ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, gần như nhà nào cũng trồng vài ba bụi chuối xiêm, trổ buồng gần như quanh năm. Chuối chín ăn không hết thì ép phơi khô, uống trà. Chuối xiêm còn dùng để làm nhân gói bánh lá dừa, hoặc làm bánh chuối nướng nếp, bánh chuối hấp, bánh chuối chiên…


Để làm món bánh chuối nướng nếp, dùng chuối xiêm chín bói vài bữa vàng ươm. Lột vỏ, để chuối nguyên trái. Ướp thêm ít đường, muối cho vị ngọt đậm đà hơn.

Nếp ngon nấu thành cơm, để nguội dùng tay bọc cơm nếp bên ngoài trái chuối đã ướp rồi gói lại bằng lá chuối xanh trước khi đặt chuối lên vỉ nướng trên bếp than hồng.

3 thg 7, 2015

Ngôi làng 'sạch như Singapore’ giữa rừng Trường Sơn

Bất kỳ ai từng đến với Aur (xã A Vương, huyện Tây Giang, Quảng Nam) đều phải bất ngờ với vẻ trù phú, thanh sạch của ngôi làng giữa rừng già Trường Sơn này.


Từ đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua cầu A Vương, tôi chuẩn bị cho mình một hành trình dài xuyên rừng đến với Aur. Khác với những chuyến đi khác là mang theo đủ đồ đạc, tư trang thì đến với Aur, hành trang của tôi được tối giản hết mức có thể. 

Nhìn chiếc ba lô trên lưng tôi nặng ước chừng 6kg, anh chủ tạp hóa đầu đường cho lời khuyên: “Nên mang chừng 2kg thôi, những thứ thực sự cần thiết, bởi khi đến nơi, nó sẽ là 20kg đấy”. 

Nghệ thuật hát chầu trong lễ Kỳ Yên ở Nam Bộ

Hát chầu trong lễ Kỳ Yên sẽ diễn ra vào ngày thứ hai, trước để cúng thần Thành Hoàng, sau là giúp vui cho dân làng.


Kỳ Yên là ngày lễ tế thần Thành Hoàng lớn nhất năm của các ngôi đình thần. Tùy mỗi địa phương mà thời gian tổ chức sẽ khác nhau. Thường thì cứ khoảng ba năm một lần, lễ lại được tổ chức long trọng và quy mô hơn. Trong hình là lễ Kỳ Yên tại đình An Lợi Đông, quận 2, TP HCM. 

Nón lá Phú Châu

Nghề làm nón tại xã Phú Châu (Ba Vì, Hà Nội) bắt đầu hình thành và phát triển chỉ trong 70 năm gần đây nhưng có đến 90% hộ dân trong xã làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn. 

Được biết, vào năm 1939 có cô gái làng Chuông (Thanh Oai) tên là Phạm Thị Nhàn lấy chồng về xã Phú Châu đã mang theo nghề làm nón từ quê rồi truyền lại cho hàng xóm. Đến nay xã Phú Châu có 3 thôn gồm Phúc Xuyên, Phong Châu và Liễu Châu với 12 nghìn nhân khẩu thì hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có người làm nón.

Theo người dân Phú Châu cho biết, để làm ra được một chiếc nón đẹp phải trải qua nhiều công đoạn như chọn lá, làm vanh, giẽ lá, là lá, quay nón, nức, nhôi và sấy... Nguyên liệu làm nón thường là lá đót được người dân nhập về từ các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi chọn được nguyên liệu, người dân Phú Châu sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá đót rồi khâu lại bằng kim. Công đoạn khâu nón được đánh giá là khó nhất bởi nếu không khéo tay thì dẫn đến lá bị rách, nón sẽ hỏng.

Người dân xã Phú Châu phơi lá đót, nguyên liệu làm nón trước sân đình làng.

Cá lóc nướng trui và gỏi nhộng ong Cà Mau

Đặt chân đến vùng Đất mũi Cà Mau, du khách nhất định phải tìm đến dân địa phương để thưởng thức món cá lóc nướng trui, cháo hàu tươi hay gỏi nhộng ong hấp dẫn.

Nếu chỉ có một ngày hay một tuần chắc chắn bạn không thể thưởng thức trọn vẹn các món đặc sản ở Cà Mau. Vậy nên khi bạn xuống đây, hãy tìm đến những món ngon nhất để thử qua trước:

Cháo hàu

Ở Cà Mau có rất nhiều hàu. Chúng thường sống bám vào những kênh rạch, bờ kè, thân cây... để sinh sống. Kích thước của hàu khá lớn, nên người dân ở địa phương thường tranh thủ mang theo dụng cụ như búa, đục để bắt, con nào con nấy thịt chắc, mập.

Khi bắt hàu tươi đem về nhà, họ rửa thật kỹ bằng nước sạch rồi tách ra bằng dao. Sau đó, hàu sẽ được xào trên chảo, nêm nếm gia vị và cho vào nồi cháo. Cuối cùng, người dân sẽ nêm cháo thêm một lần nữa cho vừa ăn, thêm chút hành ngò cắt nhỏ, tiêu và múc ra chén để mọi người quây quần thưởng thức. 

Cháo hàu sẽ ngon hơn khi ăn lúc nóng hổi, nghi ngút khói. Ảnh: Ngô Thiên Chương 

Món ngon miền đất võ

Bình Định không chỉ nổi tiếng với danh xưng “miền đất võ” mà còn được biết đến với những món ngon lạ ít khi “đụng hàng”. 

Có dịp đến miền đất võ Bình Định, bạn hãy thử thưởng thức một lần các món đặc sản cua vua, cá chua, sứa gạo... hẳn sẽ nhớ mãi!

Đẳng cấp cua vua 

Cua vua có chất lượng thịt rất ngon, càng ăn thấy càng… sung 

Có lẽ khi nhắc đến tên loại cua vừa lạ vừa sang này, không ít người tỏ ra ngạc nhiên. Tương truyền vua chúa ngày xưa khi du ngoạn ở các vùng biển đẹp thấy ngư dân đánh bắt được loại cua màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Chất lượng thịt cua hảo hạng, càng ăn thấy càng ngon và càng sung sức nên vua ra lệnh cho ngư dân phải thường xuyên dâng lên hoàng cung. Từ đó loại cua này được đặt tên là "huỳnh đế" (còn gọi là hoàng đế). Trong dân gian còn lưu truyền tên gọi khác là cua vua.

Thú vị hải sản ven đầm

Các đầm nước xen cài bên núi cao, bên biển xanh ở một số tỉnh miền Trung đã tạo ra những loại hải sản sinh trưởng tự nhiên có chất lượng ngon đặc biệt. Thưởng thức hải sản ven đầm cũng rất thú vị… 

Vi - a - gờ - ra… hàu ở đầm Thị Nại 

Món hàu sữa chưng cách thủy ở ven đầm Thị Nại 

Những hàng quán ở khu đông huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vang danh món hàu sữa sinh trưởng tự nhiên ven đầm Thị Nại. Ăn vào “chiến đấu” rất sung nên dân sành ăn nơi đây quen gọi món này là vi - a - gờ - ra… hàu.

2 thg 7, 2015

Về miệt Cù lao Dài

Nằm trọn trong lòng sông Cổ Chiên, quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ, Cù lao Dài xanh mướt với những vườn trái cây đặc sản. Không chỉ hoa trái quanh năm, người dân nơi đây còn ước mong “Biến cù lao thành nơi du lịch/Tô điểm rạng ngời cho trang sử Vũng Liêm”.

Thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trước đây mảnh đất này có tên là Cù lao Giày do nhìn từ trên cao trông giống hình một chiếc giày. Người miền Tây Nam bộ thường đọc trại những từ có âm “y” thành “i” nên riết rồi Cù lao Giày trở thành Cù lao Dài. Thanh Bình hay Quới Thiện cũng chính là cách người ta gọi mảnh đất này và đó là tên gọi của hai xã thuộc cù lao. 

Xuống phà Vũng Liêm để sang Cù lao 

Thăm làng rạng danh thương hiệu 'Quảng Nam hay cãi'

Nổi tiếng với câu 'Quảng Nam hay cãi' đến mức trở thành thương hiệu 'không đụng hàng', nhưng ít ai biết rằng ở 'mảnh đất chưa mưa đà thấm' này có một làng được xem là tổ cãi của người xứ Quảng.

Nhà thờ tộc Nguyễn Văn, nơi đang thờ cúng người được xem là ông “tổ cãi” của Quảng Nam Nguyễn Văn Lang - Ảnh: Quỳnh Trân 

Hai làng Đồng Tràm, Hương Quế (thuộc xã Hương An và Quế Phú, H.Quế Sơn, Quảng Nam hiện nay) được hình thành cách đây trên 600 năm. Ông Nguyễn Văn Hoa, Phó chủ tịch UBND xã Quế Phú, người rất am hiểu lịch sử vùng này kể: “Ngày xưa làng Hương Quế có đất đai rộng nhất xứ, bao trùm cả một phần xã Phú Thọ và Quế Cường… đến mức cò bay mỏi cánh luôn.