11 thg 10, 2014

Mùa hồng giòn trên xứ lạnh Đà Lạt

Ngoài những thắng cảnh nên thơ, thành phố sương mù Đà Lạt còn có những vườn cây trái xum xuê trĩu quả, trong đó hồng giòn là loại trái cây đặc sản ngon, hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua.

Đà Lạt với đất đai màu mỡ và khí hậu tươi mát thuận lợi cho các loại cây trái và hoa màu phát triển. Ngoài là thủ phủ của rất nhiều loài hoa, Đà Lạt còn là nơi cho ra nhiều trái cây ngon ngọt không kém miền Tây, trong đó hồng giòn là một đặc sản rất riêng và đặc trưng của thành phố sương mù. 

Hồng giòn, đặc sản đặc trưng của phố núi Đà Lạt. Ảnh: Lamchame. 

Vãn cảnh chùa Đục, chùa Hang trên đảo Lý Sơn

Đến Lý Sơn bạn không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh biển bình yên hay những món ăn ngon miệng mà còn bị thu hút bởi những ngôi chùa thanh tĩnh, tầm nhìn hướng ra biển. Chùa Đục và chùa Hang là hai trong số đó mà bạn không thể không ghé qua.


Cách cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) hơn 1 giờ tàu cao tốc, Lý Sơn hiện ra trước mắt bạn là hòn đảo trù phú với cảng biển lúc nào cũng tấp nập các hoạt động bán buôn. Lý Sơn còn hoang sơ và bình yên, người dân hiền hòa với nhịp sống khẽ chầm chậm trôi.

Ngoài hai đình làng An Hải và An Vĩnh nổi tiếng, Lý Sơn còn có hàng chục miếu thờ, am ở khắp nơi trên cả đảo lớn và đảo nhỏ. Nhưng nhắc đến Lý Sơn không thể bỏ qua hai ngôi chùa trứ danh: Chùa Đục và chùa Hang.

8 thg 10, 2014

Ngôi nhà quyền lực nhất vùng cao nguyên trắng

Sau gần 100 năm tồn tại với thời gian, dinh thự vua Mèo hay dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà, Lào Cai) vẫn giữ được sự bề thế, uy nghi của một gia tộc quyền lực nhất miền cao nguyên trắng.

Dinh thự Hoàng A Tưởng hay dinh thự vua Mèo nằm ở trung tâm huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một tòa nhà bề thế được xây dựng vào năm 1914 và hoàn thành vào 1921. Người có công xây dựng là Thổ ty Hoàng Yến Chao, người dân tộc Tày và là cha đẻ của Hoàng A Tưởng. 

10 món ăn hợp trời thu Hà Nội nhất

Ốc luộc nóng hổi hay bánh chuối giòn tan là những món dễ làm du khách ngon miệng hơn khi đến Hà Nội vào mùa thu.

Mùa thu đến, Hà Nội còn vương lại chút nắng cuối hè và bắt đầu đón gió heo may. Đây cũng là lúc những món ăn đặc trưng của mùa trở thành tâm điểm như bánh chuối, ốc luộc hay chí mà phù, lục tào xá. Dưới đây là những món ăn vặt dành cho trời thu du khách nên thử khi đến thủ đô.

1. Ốc luộc 

Mỗi hàng ốc luộc sẽ có cách pha chế nước chấm riêng theo bí quyết của chủ quán. Ảnh: Lan Itou. 

7 thg 10, 2014

Núi Châu Thới, suối Lồ Ồ: Một thời chiến địa

Núi Châu Thới nằm cách trung tâm TP. Biên Hòa khoảng 5 km, có thể nhìn thấy khi ngồi uống cafe ở bất kỳ quán cafe nào bên bờ sông Đồng Nai. Trên núi có Châu Thới sơn tự, ngôi chùa có đông đảo khách thập phương lui tới. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi du lịch sinh thái hữu tình (xem: Núi Châu Thới). Còn suối Lồ Ồ ở cách đó không xa cũng đã từng là nơi ngoạn cảnh thiên nhiên tươi đẹp của bao nam thanh nữ tú (xem: Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối).

Thế nhưng cách đây gần 250 năm, chốn thiên nhiên hữu tình ấy là bãi chiến trường đầu rơi máu đổ của một trong những thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cảnh thủy mặc bên sườn núi Châu Thới. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngon ấn tượng với cá bùng binh

Mỗi lần đãi khách quý, bạn bè, người dân các làng chài xứ Quảng thường dùng các món thủy sản tươi sống, trong đó có các món chế biến từ cá bùng binh.

Cá bùng binh làm sạch ướp gia vị và các nguyên liệu để hấp - Ảnh: T.Ly 

Tuy hình dạng xấu xí nhưng khi nấu chín cá bùng binh có màu trắng lại rất chắc thịt, mùi vị thơm, ngon, dai và ngọt. Tại vùng biển Quảng Nam cá bùng binh có quanh năm. Những hôm gặp luồng cá thế nào bà con ngư dân cũng đánh bắt được cả chục sọt.

Mộc Châu, nơi những chú ong về lấy mật

Du lịch đến cao nguyên Mộc Châu, Sơn La vào mùa hoa nở, không khó để bạn có thể bắt gặp hình ảnh những trang trại nuôi ong trông khá lạ mắt ở trên núi cao.

Nghề nuôi ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và ong có được nguồn thức ăn dồi dào. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật. Cao nguyên Mộc Châu là địa điểm lý tưởng để những người nuôi ong tìm đến. Vào tháng 11 tới tháng 5 âm lịch hàng năm, ở Mộc châu có đến hàng trăm trại nuôi ong lớn nhỏ, mỗi trại lại nuôi tới hàng trăm đàn. 

Thiên Mụ - ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế

Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương..


Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương - chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được nhiều người biết đến là ngôi chùa cổ và đẹp nhất của Huế. Chùa được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. 

5 thg 10, 2014

Tục nhuộm trứng đỏ của người La Hủ ở Lai Châu

Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là lễ cúng bản, người La Hủ ở Lai Châu thường nhuộm trứng thành màu đỏ sẫm làm quà tặng nhau với mục đích chúc phúc, cầu may.

Người La Hủ (còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy) sống tập trung ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhuộm trứng đỏ (Gá u nhi) là một trong những tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây, mang nét đẹp độc đáo, thú vị.

Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín. 

Công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm, họ sẽ làm cho mỗi người trong nhà một quả trứng nhuộm đỏ. Ảnh: Langvietonline. 

Mũi Sa Vĩ, cực Đông miền Bắc

Vào ngày trời gió lạnh mù sương, Sa Vĩ càng trở nên ám ảnh với bãi vắng, người thưa, phi lao ngăn ngắt và những con thuyền biếng lười nằm dài trên cát trắng.

Thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc từ lâu là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là với những người yêu thích mua sắm. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp những chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, tấp nập người mua kẻ bán với đủ mặt hàng, nào vải vóc, quần áo, giày dép, nào đồ điện tử, đồ gia dụng.

Nhưng chỉ cần ra khỏi thành phố chưa đầy 10 cây số, du khách đã có thể cảm nhận một không gian hoàn toàn khác biệt của Trà Cổ yên bình. Đây là nơi mà ai cũng muốn đến khi đã đặt chân tới thành phố vùng biên. Người ta tìm đến đây để tắm, để vùng vẫy trong làn nước mát lành và thỏa lòng mình với cơn gió lộng từ biển thổi về. Nhưng hơn cả là được chiêm ngưỡng những “mái đình, làng biển” và nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ tổ quốc - mũi Sa Vĩ.

Biển Trà Cổ cong hình lưỡi liềm. Ảnh: dulichvietnam