14 thg 10, 2014

Chùa Phụng Sơn: Di tích Lịch sử Cách mạng thị xã Ninh Hòa

Là một ngôi chùa luôn gắn bó với dân làng, có những đóng góp lớn trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 2001, Trung tâm Quản lý Di tích Danh Lam Thắng Cảnh Khánh Hòa đã xếp hạng chùa Phụng Sơn, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa là Di tích lịch sử… 

“Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh”

Chùa Phụng Sơn tọa lạc tại làng Phụng Cang, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa nằm ở đầu làng Phụng Cang, đối diện với Hòn Lớn. Phía Đông chùa là ngôi đình làng cổ kính. Phía Tây trải dài cánh đồng phì nhiêu bát ngát, cò bay thẳng cánh. Phía Nam là dòng sông uốn lượn giữa những cánh đồng mênh mông sóng lúa, phía Bắc là đồng ruộng.

Chùa Phụng Sơn, tại thôn Phụng Cang, xã Ninh Hưng (Ninh Hòa) 

Ngỡ ngàng cảnh đẹp Hồ Gươm sang thu

Những ngày đầu tháng 10, tiết trời thu như ùa vào lòng người Hà Nội. Những tán lá xanh đang dần đổ vàng cùng thời gian, những cơn sóng lăn tăn dưới mặt hồ xanh ngắt…. Một mùa thu lại đến. 

Mùa thu, trong hành trình du lịch phương Bắc của mình, khách phương xa nhất định sẽ ghé Hà Nội, thong thả dạo chơi trên những con đường rợp bóng mát, ngắm Hồ Gươm, thăm Tháp Bút, dạo cầu Thê Húc, nhâm nhi tách cà phê ven hồ, cảm nhận không khí thu lãng đãng xung quanh. 

Tháp Rùa linh thiêng rọi bóng lòng hồ mỗi ngày 

13 thg 10, 2014

Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph

Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây. 

Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph 

Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa “uống” cà phê của người dân Sài Gòn.

Ngắm hàng cây cổ thụ sắp không còn trên đường Tôn Đức Thắng

Sáng cuối tuần, chạy xe thong dong trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), ngắm những vệt nắng xiên qua những vòm lá xanh rì, bạn sẽ thấy lòng mình bỗng nhiên thư thái. Đáng tiếc, hàng cây cổ thụ làm nên 'con đường màu xanh' này sắp không còn.

Đường Tôn Đức Thắng với bốn hàng cây cổ thụ là một trong những con đường xanh mát nhất ở trung tâm TP.HCM 

Các món vừa ăn vừa giải nhiệt ở Cần Thơ

Khi đến Cần Thơ mùa nắng nóng, ngoài các ly nước mát ưa dùng như sâm, rễ tranh hay nước mía, du khách có thể tham khảo thêm bốn loại đồ ăn có thể giải khát sau đây.

Không mất nhiều thời gian và nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm, sương sa hạt lựu, sâm bổ lượng, chè bưởi hay tàu hủ đá đều là những món khoái khẩu của người Cần Thơ.

Sương sa hạt lựu

Hạt lựu ở đây không phải được lấy ra từ trái lựu, loại này làm từ bột năng vo thành những viên tròn nhỏ có tẩm màu thực phẩm đỏ. Sau đó luộc lên, khi vớt ra bột trong veo, dai mềm lại có màu ngà ngà đỏ nên người Cần Thơ thường gọi là hạt lựu. Còn sương sa thì đổ bằng bột thạch sương sáo và rau câu. Khi thạch sương sáo và rau câu đông đặc lại thì sẽ cắt thành những miếng hình vuông nhỏ. Để món ăn này thêm thơm béo hấp dẫn thì không thể thiếu sự có mặt của nước cốt dừa và đậu xanh xay nhuyễn. 

Sương sa hạt lựu ngọt mát hấp dẫn. Nguồn: Tranvanrang 

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre

Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.

Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này

Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich. 

5 món ngon chế biến từ dừa

Cháo dừa, rau câu trái dừa hay tôm kho cùi dừa đều là những món mà chỉ cần nhắc đến cũng đủ khiến bạn thèm ăn.

Dừa là loại cây mà từ thân dừa, vỏ dừa, sọ dừa, lá dừa và sơ dừa đều có thể sử dụng được. Dưới đây là một số món ăn ngon được chế biến từ dừa đủ sức thuyết phục dạ dày của bạn.

Ốc len xào dừa

Ốc len xào dừa là món thường được gọi đầu tiên mỗi khi bước vào quán ốc. Với nước cốt dừa béo ngậy và đặc quánh, thêm vào vài lát ớt thấm vị, ốc len xào dừa thường được dùng khi còn nóng hổi. Khi ăn ốc len xào dừa, nhiều người cầm đuôi ốc, múc một chụt nước cốt rồi mới bỏ vào miệng hút. Nước cốt dừa càng chất lượng, đĩa ốc len xào dừa càng ngon. 

Nhìn một thố ốc len xào dừa ngập nước cốt thế này bạn sẽ chỉ muốn bắt tay vào ăn ngay. Ảnh: Linh Lê 

Hoang sơ Cồn Vành

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.

Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bê tông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. 

Một góc Cồn Vành nhìn từ ngọn hải đăng Ba Lạt.

Côn Đảo - “Hòn ngọc” của Biển Đông

Trước đây, Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Giờ đây, giữa biển khơi của Tổ quốc, Côn Đảo trở thành một “hòn ngọc” lộng lẫy thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những bãi biển, bãi san hô cùng những vạt rừng xanh ngút ngàn được bao bọc bởi sóng và gió biển… 

Từ địa ngục đến thiên đường du lịch:

Huyện đảo Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Vũng Tàu 97 hải lý.

Do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á nên Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Vào năm 1294, đoàn thuyền của nhà thám hiểm Marco Polo người Italia trên đường từ Trung Hoa trở về nước đã gặp bão phải dạt vào trú tại Côn Đảo. Từ đó, đến thế kỷ 15-16, rất nhiều đoàn du hành của châu Âu đã ghé thăm Côn Đảo.

Côn Đảo bắt đầu hình thành hệ thống nhà tù tàn bạo kể từ năm 1862, ngay sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông thuộc Nam kỳ. Từ đó đến năm 1975, suốt 113 năm, địa danh Côn Đảo trở thành “địa ngục trần gian”, nơi lưu đày, giam cầm những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.

Du khách tham quan tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo tại Bảo tàng Côn Đảo. Ảnh: Lê Minh

11 thg 10, 2014

Những con đường mang tên chức sắc tôn giáo ở Sài Gòn

Đường phố thường mang tên những danh nhân lịch sử - văn hóa, hiếm có tên đường là tên những vị chức sắc tôn giáo (nhất là sau 1975). Thế nhưng hiếm không phải là không, ở TPHCM có những con đường mang tên của các vị chức sắc ấy.

Nhiều nhất là Phật giáo, điều này chắc không cần phải giải thích. Có lẽ quen thuộc nhất là những con đường Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,,, có người còn kể tên Trần Nhân Tôn với giải thích rằng ông chính là Phật hoàng, Gần hơn, có Sư Thiện Chiếu (1898 - 1974), thế nhưng sát với thời nay nhất và đúng là một chức sắc cao cấp của Phật giáo chính là Ni sư Huỳnh Liên (1923 - 1987). Đường Ni sư Huỳnh Liên nằm ở quận Tân Bình.