5 thg 3, 2013

Chùa cổ xứ Kinh Bắc

Cách thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) chừng 10 km, qua cầu Hồ là đến đất Thuận Thành, nơi có hai ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Dâu và chùa Bút Tháp. 

Gần hai ngàn năm trước, đây là đất Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc, là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam, nơi nảy sinh nhiều sự tích gắn với những ngôi chùa tuyệt đẹp. 

Tiền đường và tháp Hòa Phong - chùa Dâu 

Một ngày trên đầm Nha Phu

Đầm Nha Phu (cách thành phố Nha Trang khoảng 20 km về phía bắc) là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Khánh Hòa bởi những bãi tắm tuyệt đẹp và những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi xa. 

Bãi tắm Hòn Thị 

Từ điểm xuất phát ở cầu cảng Đá Chồng, chiếc tàu du lịch lướt qua những con sóng nhấp nhô xanh thẳm, đưa du khách đến Hòn Thị. Nơi đây còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ với những rừng cây rậm rạp, nhiều lòai động vật hoang dã và những thung lũng mang nhiều câu chuyện huyền bí. 

4 thg 3, 2013

Lắc lư lắc lẻo cầu treo

Các bạn đã từng qua cầu treo chưa?

Cái cảm giác lúc la lúc lắc như võng đưa khi đi qua cầu thật là hấp dẫn bạn nhỉ?

Trên đường đi du lịch nhiều nơi có cầu treo lắm. Vừa vào cửa ngõ Đà Lạt, ở thác Prenn là đã có một cầu treo nho nhỏ rồi.


Về Nam Định nhớ ghé đền Trần

Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía tây bắc thuộc phường Lộc Vựng. Là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước (Lễ hội đền Trần), rộng đến hàng chục hécta, gồm có ba đền: Thiên Trường hay đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch hay đền Hạ thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và đền Trùng Hoa.

Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400), di tích đền Trần được xây vào những triều đại khác nhau ở Tức Mạc (phường Lộc Vựng bây giờ), vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Hành cung được xây dựng năm 1923, nơi ở của vua khi về thăm.


Hồ nước

Huyền thoại già làng Tơ Tơ

Bên dòng suối Samach (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), có một nhà sàn nho nhỏ nép mình dưới những tán cây đại thụ. Đó là ngôi nhà của già làng Tơ Tơ, “báu vật sống” của người dân tộc Châu Ro, người từng một thời khiến quân thù bao phen điên đầu.

NGƯỜI HÙNG NĂM XƯA

Tỉnh lộ 761 như một dải lụa mềm uốn lượn giữa đại ngàn, có lúc nằm chênh vênh giữa lưng trời, lẫn trong mây, lúc lại hối hả đổ xuống con suối đang reo ồn ào. Rừng núi Mã Đà, nơi có chiến khu Đ một thời oanh liệt, đẹp như một bức tranh. Sau nửa ngày vượt gần 200 cây số, cuối cùng, chúng tôi cũng đã đến xã Phú Lý trong bộ dạng toàn thân lấm lem bụi đường. Già làng Tơ Tơ đã quá nổi tiếng ở vùng này, nên tìm đến nhà ông chẳng khó khăn gì. Lúc tôi đến, già làng đang ngồi dưới bậc cầu thang được ghép bằng cây rừng lên nhà sàn, đôi mắt nhắm nghiền. Quanh chân nhà sàn, mấy chú heo đang đủng đỉnh kiếm ăn, bầy gà xúm xít tìm mồi, trên cây, tiếng chim ríu rít. Khung cảnh thật yên bình. Cố gắng bước nhẹ nhưng chưa lại gần tôi đã giật mình khi nghe già làng cất tiếng: “Con từ xa đến?”. Tôi gật đầu chào và giới thiệu vắn tắt.

Già làng Tơ Tơ (tiếng Châu Ro) còn có tên là Nguyễn Văn Nổi, bởi cha ông người Kinh ở Ninh Bình, chỉ có mẹ người Châu Ro. Là con thứ 5 trong gia đình nên mọi người thường gọi ông là Năm Nổi. Năm nay đã bước sang tuổi 84, khuôn mặt quắc thước, nước da săn chắc, đôi mắt sáng tinh anh, chòm râu dài, trắng như cước… xem ra, già làng còn đủ sức leo vài quả đồi.



Già làng đang hồi tưởng lại ký ức hào hùng năm xưa

Về miền đất Phật Bổ Đà

Vùng đất Kinh Bắc, nơi hội tụ những nét văn hóa truyền thống đẹp và tiêu biểu nhất của Đồng bằng Bắc bộ. Nơi đây cũng chính là vùng đất khởi thủy của Phật giáo Ấn Độ khi truyền vào Việt Nam, với chứng tích Luy Lâu mà sử sách đã ghi chép.

Ở mảnh đất này cũng đang tồn tại những công trình Phật giáo rất tiêu biểu và kỳ vĩ. Chúng tôi muốn nhắc tới sơn môn Bổ Đà và khu mộ tháp cổ lớn nhất Việt Nam tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

99 mộ tháp linh thiêng, cổ kính

Toàn bộ khu mộ tháp linh thiêng, cổ kính nằm giữa cỏ cây núi rừng

“Phượt” về Bưng Thị

Biết chúng tôi có ý định thực hiện một chuyến “phượt” đến trung tâm bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), một người bạn đang công tác tại thành phố Phan Thiết khuyên tôi nên dành một chút thời gian ghé qua một vùng đất hoang sơ mang tên Bưng Thị. Bị hấp dẫn bởi một vài thông tin mà người bạn cung cấp, tôi quyết định dùng xe máy “phóng” thẳng một mạch đến nơi. Không phụ lòng mong mỏi, Bưng Thị đã đón tiếp chúng tôi bằng vô số điều thú vị… 

Mặc dù đang là giờ nghỉ trưa nhưng anh Võ Thanh Liêm - người có gần 20 năm gắn bó với khu bảo tồn vẫn niềm nở đón tiếp chúng tôi. Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh Liêm sơ lược “lý lịch” về “ngôi nhà xanh” của mình. Như đoán trước được thắc mắc của khách, đến đoạn xưng danh Tà Kóu anh dừng lại khá lâu để giải thích. Anh Liêm cho biết, theo tài liệu còn lưu giữ được thì cái tên Tà Kóu có từ thời Pháp thuộc. Một số nghiên cứu cho thấy, tên gọi này xuất nguồn từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Chăm. Theo đó, từ Tà có nghĩa là núi, Kóu có nghĩa là già, cũ… cụm nguyên của từ này có nghĩa là “Núi Già”. Ngày nay, để tiện cho việc quảng bá đến công chúng, những người làm công tác du lịch đã “Việt hóa” nó thành Tà Cú cho dễ nhớ. 

Đường vào Bưng Thị 

Về Nghệ An nhớ ghé Đền Cuông

Đền Cuông nằm trên Quốc lộ 1A, thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc, được xây dựng trên lưng chừng núi Mộ Dạ, là đền thờ An Dương Vương. 

Tài liệu xưa cho rằng, tên Đền Cuông do ngày xưa trên núi Mộ Dạ có nhiều chim công, tiếng địa phương gọi là cuông, từ đó hình thành nên tên Đền Cuông. Truyền thuyết về Đền Cuông thì vô số, nhưng phổ biến nhất có lẽ là câu chuyện về An Dương Vương. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 TCN). Năm 208 TCN, do mất cảnh giác, Thục An Dương Vương bị Triệu Đà đem quân bất ngờ tấn công, phải rút lui về phương Nam và tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ. 



Chợ phiên Mèo Vạc

Đến Hà Giang, chúng tôi may mắn có mặt tại Mèo Vạc vào đúng ngày chợ phiên. Chợ chỉ họp một lần mỗi tuần tại trung tâm huyện. 

Từ rất sớm, chúng tôi ra khỏi khách sạn, hòa vào dòng người nô nức tới chợ. Buổi sáng trên núi, khi mặt trời chưa mọc, không gian âm u sương mù và se lạnh. Người tay không, người gùi hàng, người chỉ cắp nách con gà, lại có người dắt theo lợn, bò, người đi xe máy, kẻ xe đạp, nhưng chủ yếu là cuốc bộ từ… trên núi xuống, từ dưới thung lũng lên, làm náo nhiệt cả một vùng ngày thường vốn yên ả.

Bỏ qua lối vào cổng chính, chúng tôi theo con đường bên hông để đến khoảng đất ngoài trời rộn rã tiếng nói cười, tiếng mặc cả mua bán. Chao ôi là người, vui như hội, rực rỡ sắc màu. Những người đàn ông giản dị trong trang phục màu đen bên cạnh những người phụ nữ Dao, Lô Lô, Giáy hay H’mông xúng xính trong trang phục truyền thống. Màu khăn, túi, áo, quần, váy của họ tạo nên không khí vui tươi của chợ. Thích thú, háo hức dạo một vòng quanh chợ, chúng tôi thấy hàng hóa bày bán chủ yếu là nông sản và nông cụ được sản xuất trong vùng. Những bao gạo trắng ngần xếp bên những bó rau xanh mơn mởn, cạnh những trái ổi chín vàng, thơm lừng. 

Thăm đền Huyền Trân công chúa

Ngôi đền tọa lạc ở phía Nam sông Hương, cách thành phố Huế chừng 7km, tương truyền là nơi danh thắng phước địa, nơi khí tinh anh của đất trời hội tụ. 

Những thế kỷ trước, để ghi nhớ công ơn mở mang bờ cõi của các vị công thần khai quốc, triều đình và nhân dân Huế đã lập miếu thờ Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, thành phố Huế, trong đó có công chúa Huyền Trân.

Do chiến tranh và những biến thiên lịch sử, đến nay miếu không còn nữa. Vì vậy, đền Huyền Trân khánh thành năm 2007 là sự chuyển tiếp ý nguyện, lòng thành kính của nhân dân đến công chúa Huyền Trân. Đền khá rộng với quy mô 28ha, tọa lạc tại núi Ngũ Phong, thôn Ngũ Tây, phường An Tây.