10 thg 12, 2023

Mối duyên Quảng Ngãi - Gò Công

 1.

Nhân vật lịch sử gắn bó với đất Gò Công và được người Gò Công quý yêu, trân trọng nhứt có lẽ là Bình Tây đại nguyên soái Trương Định. Ca dao có câu:

Gò Công anh dũng tuyệt vời
Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây

Ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông - tức khu vực Đám lá tối trời ngày xưa - hiện có đền thờ Trương Định, là di tích cấp quốc gia.

Thiên Lộc Đường và các nhà thuốc bắc ở Phú Nhuận

Trước năm 1975 riêng ở quận Phú Nhuận của thành phố Sài Gòn, giới chủ tiệm thuốc bắc làm ăn phồn thịnh, số tiệm mở ra khá nhiều mà vẫn có khách…

Vào những năm Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc giữa thập niên 30 thế kỷ trước, có một gia đình gồm đông y sĩ La Đinh cùng vợ, con trai là La Hiên di cư từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đến Sài Gòn. Lúc đó, khu Chợ Lớn tuy có đông đúc người Hoa nhưng ông La Đinh quyết định tìm về Phú Nhuận để sinh sống, trên con đường chính của vùng này là Louis Berland (năm 1952 đổi thành Võ Di Nguy, nay là đường Phan Đình Phùng).

Vài năm sau, năm 1942, tại tư gia ở số nhà 293, sau đổi thành 261 đường Louis Berland, ông La Đinh mở một nhà thuốc bắc hành nghề sở trường của ông, cũng là nghề chính của nhiều người Hẹ (Khách Gia). Nhà thuốc lấy tên Thiên Lộc Đường (hiện nay là tiệm sơn Thạnh Phát Jotun). Nhãn hiệu của Thiên Lộc Đường là “nhạo rượu” in trên nhãn giấy và trên bảng hiệu.

Đông y dược sĩ La Đinh, chủ nhân nhà thuốc Thiên Lộc Đường.

Nguyễn Công Cơ, người được học trò Trung Quốc lập đền thờ khi còn sống, là ai?

Trong lịch sử Việt Nam có một vị tiến sĩ tài cao đức trọng, được các sử gia xếp vào số ít những vị quan có công lao lớn. Ông còn được hai học trò người Trung Quốc xây miếu thờ khi ông còn sống. Ông là tiến sĩ Nguyễn Công Cơ.

Nhân dân địa phương và dòng họ tổ chức lễ kỷ niệm 290 năm ngày mất của tiến sĩ Quận công Nguyễn Công Cơ - Ảnh: BÌNH NGUYÊN

Cây kơ nia cổ thụ 1.230 tuổi trong rừng Mã Đà được công nhận Cây di sản Việt Nam

Trong số 162 cây cổ thụ trong rừng Mã Đà vừa được công nhận Cây di sản Việt Nam có "cụ" cây kơ nia khoảng 1.230 tuổi.

Bình Phước long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam trong rừng Mã Đà - Ảnh: NAM HÀ

Ngày 9-12, UBND huyện Đồng Phú (Bình Phước) phối hợp Tập đoàn Trường Tươi và các đơn vị liên quan tổ chức công nhận quần thể 162 Cây di sản Việt Nam tại tiểu khu 379, rừng Mã Đà.

9 thg 12, 2023

Hoa vàng ảo ảnh

Thảm hoa vàng trên triền đất đỏ

Một phần tư thế kỷ trước tôi tới Buôn Ma Thuột lần đầu. Trên một chiếc xe con, đi quá giang.

Thuở ấy tôi còn dành quá nhiều thời gian cho việc kinh doanh, chưa đi du lịch nhiều, chưa biết nhiều... Thuở ấy chưa có máy ảnh hay smartphone lo le trên tay để mà chụp lấy những khoảnh khắc đáng ghi... Thuở ấy cũng chưa có mấy ai đi phượt và Internet tuy có nhưng đường truyền chậm chạp, đắt tiền nên chẳng phổ biến được bao nhiêu.

Quốc lộ 14 vắng vẻ, đìu hiu, hai bên đường có khi vài chục cây số không có nhà cửa gì cả. Đất bên đường đỏ quạch, như ngậm trong mình dòng máu. Đất đỏ làm tôi nhớ đến đất Long Khánh quê mình, nhưng đất ở đây đỏ hơn, đượm hơn, như thấm đẫm trong trong mình một nỗi nồng nàn, da diết.

Cây thị 700 tuổi ‘cứu vua Lê Lợi’ được công nhận là Cây di sản Việt Nam

Cây thị có tuổi đời trên 700 năm gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" ở Hà Tĩnh vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị trên 700 năm tuổi gắn liền với sự tích "cứu vua Lê Lợi" được công nhận Cây di sản Việt Nam - Ảnh: H.A.

Ngày 30-5, ông Phan Văn Đoài - chủ tịch UBND xã Kim Hoa (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - cho biết Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa ra quyết định công nhận một cây thị tại địa phương là Cây di sản Việt Nam.