22 thg 11, 2023

Mắm cá thính kho với sắn mồi

Mắm thính hay còn gọi cá thính kho với củ sắn mồi là món ăn quen thuộc ngày trước nhưng bây giờ không phải thứ dễ tìm. Mỗi lần mẹ tự tay chuẩn bị món xưa, ký ức tuổi thơ ùa về, có món nào ngon hơn bữa cơm mẹ nấu… 

Sắn mồi kho mắm thính - món ngon của mẹ.

Cá lưỡi trâu kho khô

Một sáng đi chợ, tôi may mắn mua được hai con cá lưỡi trâu lẫn trong mớ cá lộn xộn trên mẹt của chị bán cá biển ngang.

Đem về đánh vẩy rửa sạch để ráo, ướp chút tiêu, bột nghệ, đường, nước mắm, ớt bột, dầu phụng, củ hành đập dập... Để một chút cho cá thấm, bắc lên bếp liu riu lửa. Khi cá sôi, đổ thêm ít nước sôi kho đến khi cạn nước.

Khi kho phải chú ý mở nắp vung để thịt cá không bị mềm. Kho xong cá cứng, thịt thấm thía. Phần nước kho sệt lại thoảng chút mùi cháy sém càng thêm ngon.

Đậm đà cá lưỡi trâu kho khô.

Thương hoài tép nhủi ngày mưa

Món tép đồng má nấu canh sắn hay xào khế tự thuở xưa nhưng dư vị cứ quẩn quanh ký ức… 


“Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn cho đầy bầu chạy về vác nhủi”. Có người đi từ mờ sáng còn hơi sương, có người dầm cơn mưa chiều, có kẻ đợi trời hưng hửng mới kéo nhủi quanh.

21 thg 11, 2023

Hoàng Ân cổ tự với cây dầu 300 tuổi

Ngày 2/11/2023, tại chùa Hoàng Ân ở Cù lao Phố, Biên Hòa đã diễn ra lễ đón nhận và gắn bia cây di sản Việt Nam cho cây dầu rái hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên chùa. Đây là cây di sản đầu tiên và cho đến nay là duy nhất ở Đồng Nai.

Chùa Hoàng Ân được khai sơn năm 1726. Theo lời kể của người xưa thì khi ấy ở khu vực quanh chùa có nhiều cây dầu như vậy. Qua thời gian 3 thế kỷ, các cây dầu khác đã lần lượt biến mất, chỉ còn lại duy nhất một cây như hiện nay. Tình từ thời gian lập chùa đến nay là 297 năm, mà lúc ấy đã có cây dầu rồi như vậy tuổi của cây dầu đã trên 300 năm.

Đến viếng chùa, từ xa ta đã thấy câu dầu cao vút trời xanh. Chu vi gốc cây khoảng 8 met, 3 người ôm không xuể. 

Nhân dịp đặc biệt này, tui đăng lại bài viết năm 2011 về chùa Hoàng Ân với các thông tin và hình ảnh cũ, cách đây 12 năm. Cuối bài có bổ sung vài hình ảnh mới của chùa.

Thăm cây da trăm tuổi xứ đầu nguồn An Phú

Hơn 300 năm song hành cùng mưa nắng, cây da Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất trời, là nơi lưu giữ niềm tin, tình đất, tình người Long Bình với quê hương, xứ sở...


Tọa lạc tại thị trấn Long Bình, cây da Long Bình gắn chặt với tên gọi “Giồng cây da”. Địa danh dân gian ấy đã chứng minh sự có mặt của “cụ” cây này từ những ngày lớp lưu dân đầu tiên đến “cắm dùi”, lập ấp ở vùng đất đầu nguồn.

Bí ẩn hai sư bà họ Lê ẩn tu trên núi Thị Vải

Núi Thị Vải là ngọn núi linh thiêng của vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây chứa đựng nhiều huyền tích văn hóa lịch sử gắn với tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng.

Núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) là ngọn núi thiêng liêng, gắn với sự tích lịch sử về hai người con gái nổi tiếng đã theo dòng tu khắc khổ tại đây. Đó là sư bà Lê Thị (thường gọi là bà Vải) và sư cô Lê Thị Huệ (nhân vật bạn Bác Hồ trong tác phẩm nổi tiếng Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng).

Sư trụ trì Linh Sơn Bửu Thiền tự trên núi Thị Vải là Hòa thượng Thích Pháp Huệ, năm nay 72 tuổi. Nhà sư cho phóng viên Tiền Phong biết: "Ngọn núi này gắn với hai tu sĩ đều họ Lê".

Đường lên núi Thị Vải hoang sơ, vắng vẻ, với những bậc đá rêu phong.