10 thg 8, 2023

Chiếc máy bay ở cù lao Ông Hổ

Mỹ Hòa Hưng là một xã cù lao, nằm tách biệt TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang). Người dân thôn quê có khi chưa từng di chuyển bằng máy bay lần nào. Nhưng họ lại dễ dàng nhìn thấy chiếc máy bay “hàng thật”, được “đậu” quanh năm suốt tháng ở cù lao.


Chuyên cơ YAK-40, ký hiệu VNA.452, được chế tạo tại Liên Xô. Năm 1978, hơn 1.000 chiếc được sản xuất, sử dụng trong các chuyến bay nội địa Liên Xô và 21 hãng hàng không trên thế giới. Trong đó, 125 chiếc xuất khẩu sang 18 nước. Việt Nam được Liên Xô tặng 4 chiếc.

Rực rỡ sắc màu si rô mùa hạ

Ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có một vườn cây si rô sai trái. Những trái si rô mọc thành chùm màu sắc bắt mắt phủ kín khu vườn...

Nồng nàn mùa thị chín

Không phải là loại trái cây hảo hạng, nhưng trái thị có sức cuốn hút riêng biệt, bởi mùi hương. Ăn cũng được, để trưng thơm cũng được. Mọi người nâng niu loại trái gắn liền tuổi thơ, với câu chuyện cổ tích quen thuộc và nhớ hoài câu: "Thị ơi, thị rơi bị bà, để bà ngửi chứ bà không ăn"...

'Vườn thượng uyển của nhà Phật' ở Lâm Đồng

Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên nằm trên đỉnh đồi ở thị trấn D’ran, Lâm Đồng, được xây dựng từ 100 năm trước, lưng dựa núi, mặt hướng về thủy điện Đa Nhim.

Cuối năm 1923, Chùa Tổ Đình Sắc Tứ Giác Nguyên (Giác Nguyên) hay còn gọi là chùa Bà Xám được xây dựng trên một ngọn đồi tại thị trấn D’ran, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương nằm giữa lưng chừng hai con đèo D'ran và Ngoạn Mục. Giác Nguyên hoàn thành năm 1924, là chùa cổ nhất ở thị trấn D'ran, theo anh Châu Danh Khang, huynh trưởng của Tổ chức Gia đình Phật tử trực thuộc chùa.

Anh Khang cho biết thêm, lúc mới lập, chùa chỉ là một am nhỏ với mái lá, tường đất. Năm 1925, chùa được xây lại bằng gạch mái ngói, nơi chính điện có chín cây cột nên còn gọi là chùa Chín Cột. Chùa được sắc tứ (lệnh vua ban) vào thời Bảo Đại năm thứ 14 (năm 1939).

Đến năm 1976, hòa thượng Thích Pháp Chiếu người Bình Định về làm trụ trì đã cho sửa chữa, tu bổ chùa cũ, đồng thời xây dựng thêm chùa Trung, điện Thượng và một số công trình phụ.

Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi ở thị trấn D’ran, hướng về phía thủy điện Đa Nhim.

Đi tìm 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Minh Ngọc đã trải nghiệm đi đào sá sùng, một loài hải sản quý từng là sản vật tiến vua, được ví như "vàng ròng" của biển Quan Lạn.

Đến đảo Quan Lạn vào 27/7, Phạm Minh Ngọc (29 tuổi, Hải Phòng) lưu trú tại nhà bà Hạnh tại thôn Đông Nam, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Tại đây, cô đã cùng bà Hạnh đi đào bắt sá sùng, đặc sản đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2015.

Sá sùng còn được gọi là giun biển, là loài động vật thân mềm, không xương, màu nâu đỏ, có hình dạng giống giun đất, dài khoảng 5-10 cm. Sá sùng từng là sản vật tiến vua thời xưa và hiện được ví là "vàng ròng" của vùng biển Vân Đồn bởi có thời điểm một chỉ vàng mới mua được một kg sá sùng.

Ngọc cho biết ban đầu, cô nghĩ người bán "thổi giá" vì nhìn chúng không có gì hấp dẫn. Nhưng sau buổi sáng trực tiếp trải nghiệm cùng bà Hạnh, người có thâm niên trong nghề, cô đã thay đổi quan điểm. "Sá sùng đắt đỏ không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì sự nhọc nhằn, vất vả của nghề đào sá sùng vào sáng sớm tinh mơ", Ngọc nói.

Sá sùng tươi được đào bắt bằng tay tại vùng biển Quan Lạn, huyện Vân Đồn.

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên

Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.

Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.

"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.

Các chị, mẹ chơi trò "lày cỏ"