26 thg 7, 2023

Chùa Vĩnh Nghiêm - trường đại học Phật giáo đầu tiên

Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã được thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu thiên hạ. Giữ vị trí địa lý tâm linh quan trọng nên chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trên hành trình về với kinh đô của đất thiêng Yên Tử.

Ngày 23/9/2014, Website của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đăng tải Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản thế giới. Theo đó, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 6 điểm thuộc 3 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) được lựa chọn để lập hồ sơ. Căn cứ vào thư tịch cổ cho biết, ngôi chùa được xây dựng thời Lý (thế kỷ XI) có tên gọi là Chúc Thánh. Đến thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), chùa được mở mang, tôn tạo và đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm.

“Cư trần lạc đạo phú” - Áng văn Nôm mang tinh thần Phật giáo Trúc Lâm

Tháng 5/2012, kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với giá trị lớn lao của kho mộc bản, nhiều nhà nghiên cứu Hán-Nôm và những người yêu mến Thiền phái Trúc Lâm, những người làm công tác nghiên cứu đã dày công lược thuật toàn bộ kho mộc bản.

Qua nghiên cứu cho thấy, kho mộc bản gồm hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại bằng ngôn ngữ Hán - Nôm. Những tác phẩm này đa phần chứa đựng nội dung cốt lõi của tư tưởng nhân văn Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nguồn di sản tư liệu phong phú, đa lĩnh vực giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ sở phát triển của Thiền học Trúc Lâm Yên Tử, lịch sử Phật giáo Việt Nam, văn hóa, giáo dục, văn học, ngôn ngữ học, sinh thái môi trường, tâm linh học, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền, y học, cùng các lĩnh vực khác thuộc về khoa học xã hội của Việt Nam từ đầu thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX.

Đi cấy trên nương miền biên viễn xứ Thanh

Vào vụ cấy lúa mùa, trên khắp những cung ruộng bậc thang miền biên viễn huyện Mường Lát, đồng bào nơi đây lại nô nức tay cày, tay cuốc ra đồng, với mong ước có một mùa màng bội thu.

Khi những cơn mưa rào đổ nước xuống những thửa ruộng bậc thang, thì cũng là thời điểm đồng bào vùng cao huyện Mường Lát bước vào vụ cấy lúa mới.

Mùa 'hoa' san hô Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến là danh thắng có giá trị tự nhiên từ địa chất đến hệ động thực vật, đa dạng sinh học. Danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và nguyên sơ bên bờ biển xã An Hòa Hải (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được tạo thành bởi: Hòn Yến, Hòn Đụn (Hòn Sắt), Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi. Trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể thắng cảnh này, đặc biệt là những rạn san hô độc đáo.

Mời bạn đọc cùng Đà Nẵng cuối tuần ngắm nhìn những bông hoa của biển đầy độc đáo qua góc máy của tác giả Mộc Nhiên (Đà Nẵng).

Hình thành trên trầm tích của núi lửa, san hô ở Hòn Yến mang vẻ đẹp khác biệt so với một số loại san hô phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.

Rộn ràng mùa buôn trái cây núi Cấm

Khi những cơn mưa già nặng hạt trút xuống núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái cũng là thời điểm các chủ vựa dưới chân núi tranh thủ thu mua trái cây của nhà vườn...

Mùa này, trái cây đặc hữu trên đỉnh núi Cấm khá phong phú, như: Bơ sáp, sầu riêng, dâu xanh, dâu vàng, mãng cầu núi, hồng quân… Những năm qua, dưới chân núi Cấm luôn là địa chỉ gặp gỡ, mua bán giữa nhà vườn và chủ vựa trái cây thật rộn ràng.

25 thg 7, 2023

Có một phố Hàng rất khác

Không cứ người Hà Nội mà bất kỳ ai đặt chân tới thủ đô, đều xem 36 phố phường như một biểu tượng văn hóa giúp nhận chân bản sắc đô thị. Những con phố mang tên “Hàng” ngay lập tức khiến người ta liên tưởng tới ngành nghề thủ công hay mặt hàng mà chúng gắn liền. Tuy nhiên, có một biệt lệ: phố Hàng Bè.

Tên người Pháp dành cho phố Hàng Bè là Rue des Radeaux, tức phố của những chiếc bè. Khác với những phố Hàng khác, tên gọi của phố Hàng Bè không phản ánh loại hàng hóa đặc trưng của nó. Con phố này được đặt tên dựa trên vị trí đặc thù và loại phương tiện di chuyển gắn với cư dân địa phương. Để thử lý giải sự khác biệt này, ta cần “theo bè” ngược dòng lịch sử.

Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.