1 thg 6, 2023

Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen

Lễ hội Chá Mùn là một trong những lễ hội dân gian, văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của người Thái đen tại xã Yên Thắng (Lang Chánh, Thanh Hóa). Dự lễ hội Chá Mùn người dân trong bản phấn khởi, vui vẻ với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sôi nổi. Đối với các thày mo đây là dịp để tổng kết quá trình 3 năm làm nghề hái thuốc, trị bệnh cứu người.

Thày mo thực hiện bài khấn mời Pó Then về dự lễ hội Chá Mùn. Ảnh: Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

Bảo tồn làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các chị ở bản Xiềng bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.

Trang phục của người Thái đen ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt lên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết. Ảnh: Đình Tuyên

Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ ở Nghệ An

Sắc màu ở chợ cá Bình Minh

Khi bình minh dần ló rạng phía chân trời, cũng là lúc chợ cá Bình Minh (xã Bình Minh, H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhộn nhịp phiên chợ mới.

Không khí tấp nập, khẩn trương chợ cá Bình Minh bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló dạng. Dưới biển, những chiếc thuyền thúng nô nức cập bến thì trên bờ cũng là lúc những phụ nữ với quang gánh sải bước vội vã trên bãi cát.

Ngư dân miền biển xứ Quảng vào cuộc mưu sinh ở chợ cá Bình Minh với những thanh âm rộn rã, sắc màu tươi vui…

Dưới cảnh sắc rực đỏ khi mặt trời dần ló rạng, tàu thuyền cũng cập bến để chuyển hải sản sang các thúng nhỏ mang vào bờ tiêu thụ. Ảnh: NGUYỄN TRÌNH

30 thg 5, 2023

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư

Thăm chùa Côn Sơn - nơi tưởng nhớ công lao của danh nhân Nguyễn Trãi

 Chùa Côn Sơn thuộc thôn Côn Sơn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Đây là ngôi chùa gắn liền với danh nhân Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.


Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Thiên Nhẫn ở xã Sơn Tiến, cách ngọn Hoàng Tâm - địa điểm chính của thành Lục Niên (huyện Nam Đàn - Nghệ An) di tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khoảng 2 km. Nơi đây thuộc hệ thống di tích, thành lũy khu căn cứ Đỗ Gia của khởi nghĩa Lam Sơn, trên đất Hương Sơn ngày nay. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV, tương truyền có tên Côn Sơn là do Nguyễn Trãi đặt cho để tưởng nhớ đến quê hương của ông.