20 thg 5, 2023

Mái tóc người Quảng Ngãi xưa

Với người xưa, việc để tóc, cắt tóc và các kiểu tóc... vừa là sinh thể tự nhiên, vừa bao gồm quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ, mang dấu ấn lịch sử văn hóa của một vùng đất.

Chúng ta đã từng thấy, với người Trung Đông, đàn ông nhất thiết phải để râu dài không được cạo, đó là xuất phát từ tín ngưỡng đạo Hồi. Xưa kia, người dân Quảng Ngãi đàn ông, đàn bà đều để tóc dài, búi sau ót. Có người bảo rằng, vì người Việt ta chưa sáng chế được cái tông-đơ cắt tóc như ở phương Tây nên mới vậy. Suy nghĩ như thế có thể là nhầm, vì cắt tóc đôi khi chỉ cần cái kéo, cái dao là được. Để tóc dài gắn với quan niệm tóc là của cha mẹ trao cho, không được cắt bỏ. Đến thời thực dân Pháp cai trị, mang danh đi “khai hóa”, chưa biết họ có vận động người dân cắt tóc hay không, nhưng rõ ràng đến khi phong trào Duy Tân “cúp tóc” đầu thế kỷ XX với cử nhân Lê Đình Cẩn làm chủ súy thì mới khởi đầu.

Người Quảng Ngãi với mái tóc pôm-pê hồi thập niên 30 của thế kỷ XX. ẢNH: TL

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.

Ché đối với đồng bào Ê đê rất quý và linh thiêng nên chỉ dùng để ủ rượu cần.

Sự tích thác cùi

Sự tích giải thích nguồn gốc tên gọi trước đây của thác Diệu Thanh là Leng Dũn (thác Cùi) và bon Phũng (bon Cùi). Truyện còn cho thấy hậu quả của tập quán cưới vợ cưới chồng trong cùng họ hàng (hôn nhân cận huyết) là con cái dễ mắc các dị dạng, dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền và nòi giống bị suy thoái...

Thác Diệu Thanh. Ảnh tư liệu

Ở một bon gần một con sông có một cái thác rất đẹp, nước trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn xuống có thể đếm được từng hòn đá, nhìn thấy cá bơi. Tiếng thác chảy quanh năm rì rầm, làm vui nhộn cho bon làng.

19 thg 5, 2023

Cây nêu của đồng bào Ca Dong

Các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều làm các loại cây nêu trong các lễ thức tín ngưỡng, đặc biệt là trong lễ ăn trâu. Mỗi dân tộc có mỗi cây nêu ăn trâu riêng, nhưng với cây nêu trong lễ ăn trâu của người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi là một trong số ít cây nêu độc đáo nhất.

Nhiều điều thú vị về cây nêu

Kalung là tên một loại cây cổ thụ mọc khắp núi đồi miền Tây Quảng Ngãi. Ở miền xuôi hình như không thấy có cây này. Trước đây, người Ca Dong chưa biết tính ngày tháng như bây giờ, họ nhìn trái reang kalung nở bung cánh trắng trên khắp núi rừng là biết sắp vào mùa lễ ăn trâu.

Cây nêu được dựng trước nhà ông Đinh Văn Dung, ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Ảnh: Đăng Vũ

Nét đẹp chùa Tà Pạ

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer). Tọa lạc trên núi Tà Pạ, nên người dân địa phương lấy tên địa danh này để gọi tên chùa.

Vẻ đẹp khác lạ của hồ Trị An

Hồ Trị An là hồ nhân tạo lớn, hình thành cùng với Nhà máy Thủy điện Trị An. Nếu như mùa mưa, hồ là một biển nước mênh mông, là sinh kế của cư dân lòng hồ, thì mùa khô - mùa nước thấp mang đến một vẻ đẹp khác lạ với những gam màu, đường nét gây ấn tượng mạnh, hút hồn người xem...

Tháng 5, cao điểm mùa khô, cũng là lúc mực nước hồ Trị An xuống thấp. Mặt nước rộng mênh mông thay thế bằng những đồi cỏ xanh rì, thoai thoải