22 thg 2, 2023

Ngon lạ giá đậu ván Lý Sơn

Giá đậu ván là món ăn hết sức quen thuộc trong bữa ăn của người dân huyện Lý Sơn. Được trồng trên loại cát biển pha vôi, giá đậu ván có vị ngon, giòn và bổ dưỡng hơn hẳn giá được làm từ đậu xanh thường thấy trong đất liền.

Cho đến thời điểm này, Lý Sơn vẫn là nơi hiếm hoi sử dụng đậu ván để làm giá ăn. Cũng như giá đỗ thông thường, trồng giá đậu ván không khó nhưng đòi hỏi khá nhiều công chăm sóc. Cát sử dụng để gieo ươm giá đậu ván là loại cát biển có pha vôi được sàng bỏ tạp chất, để tránh giá bị hư thối và kém phát triển.

Sau khi gieo đậu ván dưới lớp cát trắng thì dùng vỏ bao phủ kín và thường xuyên tưới nước để đậu nảy mầm. Tùy vào thời tiết nóng hay lạnh mà thời gian gieo, ủ giá đến khi thu hoạch giao động từ 6-10 ngày. Khi trưởng thành, giá đậu ván dài khoảng 20-30cm và có thân to gấp đôi so với giá đậu xanh. Giá đạt chuẩn có thân mập tròn; khi ngắt, bẻ giá phải giòn chứ không dai.

Giá đậu ván được người dân Lý Sơn xem là loại rau sạch, giàu dưỡng chất và có hương vị thơm ngon, lạ miệng.

Dân dã bánh ít trắng

Những ngày còn nhỏ, tôi rất thích về quê ngoại ăn giỗ vì được thưởng thức món bánh ít trắng. Cùng tên gọi bánh ít, nhưng bánh ít lá gai có màu đen đặc trưng làm từ cây lá gai thường mọc ở các vùng quê, còn bánh ít trắng làm từ bột nếp nên phần vỏ bánh trắng nõn, nhân bánh có hương vị đậm đà, thơm ngon.

Làm bánh ít trắng thơm ngon hơi kỳ công. Bột nếp không phải từ bột khô mua sẵn mà được làm ở nhà. Nếp vo, làm sạch rồi ngâm cho đến mềm, sau đó xay nhuyễn thành bột. Bột nếp được nhồi thật kỹ cho đến khi tạo thành khối dẻo, mịn.

Bánh ít trắng nhân tôm, thịt có hương vị thơm ngon. ẢNH: GIA HÂN

Độc đáo 2 cây dầu rái hàng trăm tuổi ở Bảy Núi

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, 2 cây dầu rái hàng trăm năm tuổi ở vùng Bảy Núi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây không chỉ là tài sản diệu kỳ của thiên nhiên ban tặng, mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu, mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân qua nhiều thế hệ.

Trong số 2 cây dầu rái hàng trăm năm tuổi ở Bảy Núi thì cây dầu rái ở ấp Tô An (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) được xác định là cây có tuổi thọ cao nhất với hơn 700 năm. Theo nhiều vị cao niên, từ khi họ sinh ra đã thấy cây dầu rái cổ thụ vững chãi, xanh tươi che bóng mát trên mảnh đất này. Cây dầu rái không có nhiều nhánh, thân cây to phải 8-9 người lớn ôm mới giáp vòng, chiều cao của cây hơn 30m vươn thẳng lên bầu trời. Có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử, vì vậy thân cây dầu rái cổ thụ in hằn dấu vết của thời gian với những sần sùi, vỏ cây khô cứng như đá.

19 thg 2, 2023

“Cồn của cồn” ở phố thị Long Xuyên

Ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) có một “cồn của cồn”, nằm biệt lập trên sông Hậu. Chính sự biệt lập ấy khiến nơi đây có cuộc sống bình yên rất riêng, đậm nét sông nước miền Tây.


Cồn Phó Ba (ấp Mỹ Thạnh), thuộc cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng). Có 2 cách để đến với cồn Phó Ba. Khách đi từ phà Trà Ôn theo đò của người dân cồn Phó Ba hoặc đi phà qua xã Mỹ Hòa Hưng, rồi lại tiếp tục đi đò sang cồn Phó Ba. Chúng tôi chọn cách thứ 2, vắt vẻo trên xuồng của chú Hai Đành, lạng qua “chiếc eo” nhỏ xíu giữa “cù lao mẹ” và “cồn con”.

18 thg 2, 2023

Bảy Núi vào mùa hành hương

Bắt đầu từ tháng 11 (âm lịch) và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau, mùa hành hương trở thành một phần đặc trưng của vùng Bảy Núi. Du khách đến nơi này để được trải lòng với các đấng siêu nhiên, cầu mong những điều tốt đẹp và hòa mình vào cảnh sắc thơ mộng của vùng “thất lĩnh”.

Những dòng xe cộ ngược xuôi kéo dài hàng cây số, những gương mặt nhẹ nhàng, thành kính ngưỡng vọng đấng siêu nhiên trong làn khói hương nghi ngút, những nụ cười thích thú, choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… tất cả tạo nên những mảng màu đặc trưng của mùa hành hương vùng Bảy Núi. Đúng với tên gọi mùa hành hương, dòng người từ khắp mọi miền đất nước tề tựu về An Giang, đi qua dòng sông Hậu hiền hòa lộng gió để đến với chốn non nước hữu tình. Với du khách, hành hương về Bảy Núi là chuyến đi của nguyện ước và cũng là “cái hẹn” của niềm tin.

Đầu năm đi Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Châu Đốc (tỉnh An Giang) là thành phố du lịch (DL) tâm linh, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán đến tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Đến TP. Châu Đốc vào những ngày đầu tháng Giêng, tại các khu di tích lịch sử - văn hóa; các khu, điểm DL, nhất là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam... du khách rất đông đúc.