3 thg 11, 2022

Nhớ dưa nho rừng của ngoại

Nho rừng là một loại cây tầm gởi, sống nương nhờ vào những bụi tre làng. Bất kỳ ở một vùng quê nào của miền Tây cũng đều có sự hiện diện của loại cây này. Nho rừng bắt đầu ra hoa vào độ tháng 5, tháng 6 âm lịch.

Ngày xưa, đời sống còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn, bữa cơm gia đình thường là bát canh tập tàng có vài con tép mũi, một dĩa rau luộc chấm nước tương, lâu thật lâu mới được ăn ít thịt hoặc cá.

Nho rừng đem muối dưa chua

Lăng Mạc Cửu - Hà Tiên

Chần chừ mãi rồi tôi cũng đến Hà Tiên (Kiên Giang). Sau hơn 300 năm, từ thời Mạc Cửu không thần phục nhà Thanh vào năm 1671 dắt theo một đoàn tùy tùng gồm 400 người đến đây phá đất mở cõi bờ. Để khi chạm đến núi Bình San, chân theo những bậc cấp, lên cao lần, gặp ngôi mộ của Mạc Cửu, trong lòng bộn bề cảm giác.

Núi Bình San ở thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) có độ cao hơn 50 mét, một ngọn núi đẹp.

Cổng vào khu lặng mộ Mạc Cửu ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

2 thg 11, 2022

Phở Tứ Hải

Phở Tứ Hải là một trong những tiệm phở nổi tiếng và lâu năm ở Biên Hòa. Theo ghi nhận thì nhiều người khen ngon, thậm chí có người ra nước ngoài đã lâu khi về Việt Nam tìm đến phở Tứ Hải để thưởng thức lại món ngon ngày nào. Riêng tui, đã ăn phở Tứ Hải vài lần và... không hề thấy ngon! Hổng sao, gu ăn uống của mỗi người mỗi khác mà.

Tô phở Tứ Hải

Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận, dường như viết từ năm 2007, đăng lại trong tập sách Đậm đà hương vị Đồng Nai, xuất bản năm 2013. Nội dung bài không nói nhiều đến chất lượng phở Tứ Hải mà chủ yếu là lai lịch, xuất xứ của món phở/quán phở này. Đặc biệt đoạn đầu có trích dẫn một đoạn ngắn của nhà văn Nguyễn Thái Hải nói về phở Biên Hòa.

Phở Tứ Hải được nhiều người biết tiếng, không chỉ ở Biên Hòa (và cũng có người không thích như tui) nên tui nghĩ đăng lại bài viết này ở đây sẽ có những ý kiến đóng góp thú vị của mọi người. Không chỉ là về phở Tứ Hải mà cả về phở Biên Hòa nữa.

Mộ chum nghìn năm trong lòng hồ thủy lợi

Hơn 20 mộ táng và nông cụ bằng đá, trang sức từ 3.500 năm trước được bóc tách, phục dựng sau hơn 10 năm khai quật ở hồ Nước Trong.


Hồ Nước Trong ở huyện Sơn Hà nằm trên sông Tang, tổng diện tích 460 km², trong đó mặt hồ 12 km², là một trong bốn hồ thuỷ lợi lớn nhất miền Trung, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khởi công từ 2007.

Trong lúc dự án được giải phóng mặt bằng, cơ quan quản lý văn hóa và các nhà khảo cổ phát hiện các di tích cư trú, mộ táng và các đồ đá, đồng, sắt, đồ thủy tinh và đồ gốm ở thung lũng sông Tang thuộc hồ này.

Nghĩa Trủng đàn ở Quảng Trị

Nhiều người biết trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta có hàng ngàn nghĩa trang, trong đó có 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ. Thế nhưng, ít ai biết nghĩa trang người lính Việt đầu tiên nằm tại Quảng Trị, có tên Nghĩa Trủng đàn.

Nghĩa trang thờ người lính Tây Sơn áo vải

Nghĩa Trủng đàn là nghĩa trang người lính Việt đầu tiên của Việt Nam, được lập vào năm 1872 (năm Tự Đức thứ 25), trên khu đất hơn 3.000 m², thuộc địa phận làng Thạch Hãn xưa (nay thuộc khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị). Đây là nơi thờ cúng các vong linh và là nơi an nghĩ của hơn 1.000 hài cốt người lính Tây Sơn áo vải ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789.

Cổng Tam Quan của Nghĩa Trủng đàn vừa được xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Vũ.

Chùa cổ Thiền Lâm ở Ninh Thuận

Trải qua hơn 230 năm khai sơn và truyền thừa với biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa cổ Thiền Lâm ở thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) vẫn giữ được sự uy nghi trước phong ba bão tố. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông và cũng là cái nôi Phật giáo của tỉnh Ninh Thuận...

Một ngày trung tuần tháng 10/2022, trong tiết trời se se lạnh của vùng đất "nắng và gió", chúng tôi theo Quốc lộ 27 từ trung tâm TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Đà Lạt, để với chùa Thiên Lâm (còn gọi là Tổ đình Sắc Tứ Thiền Lâm Tự).

Theo ghi nhận của chúng tôi, chùa Thiền Lâm nằm ven con sông Dinh thơ mộng, bên một cánh rừng nhỏ dưới chân núi Ngỗng, thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận). Có thể nói, không gian và cảnh quan "sơn thủy hữu tình" nơi đây thật thanh bình, yên ả...

Chánh điện và 1 trong 2 cây Bồ Đề cổ thụ xanh tươi trong sân chùa Thiền Lâm. (Ảnh: Đức Cường)