23 thg 10, 2022
Di tích chùa Láng, Hà Nội
Cách trung tâm Hà Nội 5 km về phía Tây có một ngôi chùa cổ tên nôm gọi là chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự”, nhưng mọi người thường gọi theo tên nôm là chùa Láng theo danh xưng của làng Láng và vùng Láng nổi tiếng kinh thành xưa.
22 thg 10, 2022
Thăng trầm thương hiệu hủ tiếu Ông Cả Cần
Người Sài Gòn trước năm 1975 không ai không biết thương hiệu hủ tiếu và bánh bao Ông Cả Cần. Tương truyền, hủ tiếu ở đây ngon nức tiếng, còn bánh bao làm theo một công thức vô cùng đặc biệt. Thời gian trôi đi, Ông Cả Cần trở thành một phần ký ức, di sản văn hóa trong mỗi người Sài Gòn!
Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?
Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979
Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.
Hiện trên đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM, có tới hai tiệm hủ tíu mang tên Cả Cần. Câu chuyện về thương hiệu này khá nhiều thăng trầm, những khách sành ăn thuở xưa khi trở lại, dễ dàng nhận ra, hủ tíu mang tên Cả Cần không còn hương vị thuở trước. Vậy thực hư của thương hiệu này ra sao?
Hủ tiếu Cả Cần chính gốc nức tiếng một thời Sài Gòn chỉ tồn tại từ năm 1969 - 1979
Theo chia sẻ từ con gái ông bà Trần Phấn Thắng - người sáng lập thương hiệu hủ tíu Ông Cả Cần, thì quán ban đầu lấy tên Mỹ Tiên, tên của người con gái đầu. Quán nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 hiện nay.
Gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh
Khi những cơn mưa chiều báo hiệu mùa mưa sắp bắt đầu, ba tôi kéo ra từ trong góc của chiếc gạc-măng-rê cũ nằm khuất trong góc bếp bịch ruốc khô được bao bọc cẩn thận. Vậy là chị em tôi lại được thưởng thức món ăn dân dã từ ruốc khô, đặc biệt là món gỏi ruốc khô trộn cà chua xanh.
Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.
Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.
Ở vùng biển miền Trung, mùa ruốc thường kéo dài từ cuối mùa đông đến đầu mùa hạ. Vào thời gian này trời trong, sóng êm, ngư dân thường xuôi ngược ghe thuyền để vớt ruốc. Ngoài bờ biển, nhiều tấm lưới mành được căng lên chuẩn bị đón ruốc về.
Đàn ông đảm đương việc cào vớt ruốc trên biển, còn phụ nữ thì mỗi người cầm sẵn một cái sàng chờ những mẻ ruốc tươi chồng con mang từ biển vào để phơi cho được nắng. Vào mùa ruốc, đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng vàng, cùng những nụ cười lấp lánh trên gương mặt.
Địa danh dân gian ở Ba Tơ: Nhiều điều thú vị
Huyện Ba Tơ là nơi đồng bào Hrê và người Kinh sinh sống từ lâu đời, để lại nhiều địa danh dân gian gốc tiếng Hrê và gốc tiếng Việt phổ thông. Giải mã địa danh là một công việc thú vị, giúp hiểu hơn về vùng đất Ba Tơ anh hùng và có chiều sâu văn hóa từ xa xưa.
Về Ba Tơ, nghe nói về địa danh Đồng Chùa (tên gọi tổ dân phố thuộc thị trấn Ba Tơ hiện nay), không có ngôi chùa nào cả, mà nguyên gốc tiếng Hrê gọi là Đông Chua. Đông là đồng, còn Chua nghĩa là con heo, tên gọi cánh đồng phát tích từ xưa, một già làng nơi đây đem heo ra cúng để mong thần cho suối Lệ Trinh tắm táp cho cánh đồng đủ nước.
Đồng Chùa sau đó là tên thôn, rồi chữ Chùa trở thành một từ trong tên gọi của xã sở tại (xã Ba Chùa, nay đã sáp nhập vào thị trấn Ba Tơ và xã Ba Dinh). Hay như tên gọi Làng Teng đã được nhiều người biết, là làng có nhiều cây thầu đâu (sầu đông), tiếng Hrê gọi là hteng. Nếu không biết gốc gác Tài Năng (tên tổ dân phố của thị trấn Ba Tơ và tên suối hiện nay) vốn có gốc tiếng Hrê (t’neng), ắt hẳn nhiều người sẽ bị hiểu nhầm về nghĩa của địa danh này.
Về Ba Tơ, nghe nói về địa danh Đồng Chùa (tên gọi tổ dân phố thuộc thị trấn Ba Tơ hiện nay), không có ngôi chùa nào cả, mà nguyên gốc tiếng Hrê gọi là Đông Chua. Đông là đồng, còn Chua nghĩa là con heo, tên gọi cánh đồng phát tích từ xưa, một già làng nơi đây đem heo ra cúng để mong thần cho suối Lệ Trinh tắm táp cho cánh đồng đủ nước.
Đồng Chùa sau đó là tên thôn, rồi chữ Chùa trở thành một từ trong tên gọi của xã sở tại (xã Ba Chùa, nay đã sáp nhập vào thị trấn Ba Tơ và xã Ba Dinh). Hay như tên gọi Làng Teng đã được nhiều người biết, là làng có nhiều cây thầu đâu (sầu đông), tiếng Hrê gọi là hteng. Nếu không biết gốc gác Tài Năng (tên tổ dân phố của thị trấn Ba Tơ và tên suối hiện nay) vốn có gốc tiếng Hrê (t’neng), ắt hẳn nhiều người sẽ bị hiểu nhầm về nghĩa của địa danh này.
Bệnh viện hơn 160 tuổi gắn liền lịch sử Sài Gòn
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861, gắn với nhiều sự kiện lịch sử Sài Gòn xưa và từng có cả trại giam, nhà thương điên, phong cùi...
Theo báo cáo về cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861-1862 của Cục Quân y Pháp, Bệnh viện Chợ Quán mở cửa ngày 13/2/1861 như bệnh viện dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861. Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy, bên bờ kênh Người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hủ.
Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.
Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.
Đại đồn Kỳ Hòa là một cứ điểm quân sự lớn do triều đình Nguyễn xây dựng nhằm phòng thủ, chống lại các cuộc tấn công của liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Khi xảy ra trận chiến, nhiều lính Pháp bị thương được đưa về đồn Cây Mai rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán bằng cả đường bộ và đường thủy.
Khi đại đồn này thất thủ, triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, Nam Kỳ dần bị Pháp chiếm đóng hoàn toàn.
21 thg 10, 2022
Đậm đà cá nục kho nước mía
Cá nục kho nước mía là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Đây là món ăn dân dã, đậm đà hương vị mà nhiều người tấm tắc khen khi thưởng thức.
Cá là món ăn thường xuyên của gia đình tôi, thế mà chẳng bao giờ ngán, bởi vì bà tôi luôn biết cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Mỗi sáng, bà thường mang một chiếc giỏ nhỏ, đi men theo những bãi cát trắng, đến khu vực người dân đi chài lưới về để mua những mẻ cá tươi. Tùy theo mùa cá biển, bà chế biến nhiều món cá khác nhau. Bà vẫn thường mua cá nục, vừa rẻ, vừa ngon nếu biết cách chế biến. Cá nục có thể làm được nhiều món, nào là hấp ăn kèm với bánh tráng, cuốn thêm rau muống, cá nục kho cà chua, cá nục kho với thịt ba chỉ... Riêng tôi thích nhất là cá nục kho nước mía. Qua bàn tay chế biến của bà, món cá nục kho nước mía rất đậm đà, thơm ngon.
Cá là món ăn thường xuyên của gia đình tôi, thế mà chẳng bao giờ ngán, bởi vì bà tôi luôn biết cách chế biến sao cho hợp khẩu vị. Mỗi sáng, bà thường mang một chiếc giỏ nhỏ, đi men theo những bãi cát trắng, đến khu vực người dân đi chài lưới về để mua những mẻ cá tươi. Tùy theo mùa cá biển, bà chế biến nhiều món cá khác nhau. Bà vẫn thường mua cá nục, vừa rẻ, vừa ngon nếu biết cách chế biến. Cá nục có thể làm được nhiều món, nào là hấp ăn kèm với bánh tráng, cuốn thêm rau muống, cá nục kho cà chua, cá nục kho với thịt ba chỉ... Riêng tôi thích nhất là cá nục kho nước mía. Qua bàn tay chế biến của bà, món cá nục kho nước mía rất đậm đà, thơm ngon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)