21 thg 10, 2022

Trang phục truyền thống của người Ê Đê

Ê Đê là một cộng đồng trong 54 dân tộc anh em của người Việt. Ngoài những câu chuyện thần thoại, trường ca, sử thi cũng như các nhạc cụ nổi tiếng thì trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê cũng là một trong những nét đặc sắc nổi bật của con người nơi đây.

Khung cửi dệt thổ cẩm của các tộc người M’Nông, Mạ, Ê Đê khá giống nhau và được làm bằng tre nứa, gỗ có sẵn. Đây là công cụ dệt thô sơ được giữ bằng chân, dệt bằng tay.

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tọa lạc tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nơi đây ghi lại nấu ấn sâu đậm về Nguyễn Đức Cảnh, một trong 7 đảng viên đầu tiên sáng lập ra Đảng Cộng sản, một cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.

Đến thăm khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, du khách có cơ hội được biết thêm về mảnh đất quê hương Diêm Điền, nơi đã sinh ra người chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông không chỉ là cán bộ cách mạng lỗi lạc mà còn là nhà lý luận với những tác phẩm báo chí đầy tính chiến đấu. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nguyễn Đức Cảnh mãi mãi là tấm gương sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng để lại cho mỗi thế hệ chúng ta hôm nay và mai sau.

Khu lưu niệm được xây dựng trên chính mảnh đất hương hoả của 8 gia đình trong thân tộc cùng sinh sống, có diện tích rộng 1.600 m². Khung cảnh nếp nhà xưa của gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh lúc sinh thời gồm: Ngôi nhà thờ Tổ (vốn là trường dạy học của ông thân sinh ra đồng chí Nguyễn Đức Cảnh), nhà ở, nhà bếp được dựng lại nguyên vẹn trên nền đất cũ. Không gian giản dị, khiêm nhường, gợi lại hình ảnh nền nếp, gia phong của một gia đình nho giáo thời xưa.

Khu tưởng niệm cũng được xây dựng trên đúng mảnh đất nơi đồng chí sinh ra và lớn lên.

Lễ hội Nghinh Ông ở Vũng Tàu

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức ở Đình thần Thắng Tam thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển, cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc.

Lễ hội Nghinh Ông tại đình Thắng Tam Vũng Tàu năm 2022 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 11-13/9 (tức ngày 16, 17, 18/8 Âm lịch) gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Lễ rước Ông diễn ra tại nhà truyền thống Cách mạng (số 1 đường Ba Cu) về đình Thắng Tam ( đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam), cúng giỗ Tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh sắc thần, cúng tế Ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, trình diễn tuồng cổ… Phần hội gồm các trò chơi dân gian vui, khỏe, tái hiện các hoạt động của ngư dân như: câu cá, kéo co nam nữ, đẩy cây, cờ ca rô trên cát, đan lưới; nhảy sạp, cướp cờ, nhà phao leo núi "chinh phục thử thách"; thi thả diều, bắn bi sắt cho ngư dân.. Các hoạt động Lễ hội tổ chức tại khu vực Bãi Trước, miếu Hòn Bà và khu Di tích lịch sử đình Thắng Tam. Tổ chức phần hội tại Khu vực bờ kè biển Cáp treo Vũng Tàu và khu vực cột cờ Bãi Sau.

Các tàu thuyền làm lễ ngoài biển.

20 thg 10, 2022

Mã Đà sơn cước

Nhà văn Lý văn Sâm (1921 - 2000) sinh ra ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Ông đã có thời gian dài sống và chiến đấu tại vùng rừng Mã Đà (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Bài ký này do ông viết vào tháng 4/1988 với tư cách một người trong cuộc kể lại chuyện xưa.

Đường mòn trong rừng Mã Đà ngày nay. Ảnh: Mytour.vn

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến

Đặc sản Tây Bắc: Cá đang bơi nhảy đưa ngay lên miệng nhai ngon lành

Nhắc đến đặc sản “cá nhảy” của người Thái Tây Bắc nhiều người không khỏi rùng mình, bởi những con cá còn bơi nhảy, giẫy giụa trong chậu được đưa lên miệng một cách ngon lành. Đối với người lần đầu nhìn thấy sẽ coi đây là món ăn kinh dị nhưng với người Thái thì đây là ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa, phong tục tập quán và thú vui ẩm thực khác nhau. Với người Thái Tây Bắc cũng vậy, họ có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đặc sắc, mang đậm chất núi rừng.

Bên cạnh những món ăn giản dị có nguyên liệu từ tự nhiên, người Thái Tây Bắc còn có những món vô cùng độc đáo, tiêu biểu như món cá nhảy - một số món ăn mới nhắc tên đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà vì kinh dị.

Đặc sản cá nhảy gồm có cá tươi sống được bắt từ sông, suối, ao, hồ… mang về ăn ngay khi vẫn còn bơi trong chậu.

Những con cá dùng làm cá nhảy còn tươi sống khi vớt ra rổ có con vẫn còn nhảy tanh tách, nhưng cũng có con đã chết như thế này...