“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.
Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.
Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.
19 thg 10, 2022
Đình cổ ở quê Bình Mỹ
Đình thần Bình Mỹ là ngôi đình cổ nằm bình yên bên một bờ rạch ở làng quê Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau bao thăng trầm lịch sử, nhưng đình vẫn giữ lại phần lớn nét cổ kính, bình yên vốn có hàng trăm năm nay...
Đình Bình Mỹ được xây dựng lần đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII, bằng mái tranh, vách lá, nằm bên vàm rạch Trà Vơ (cách đình hiện nay 2,5 km về hướng Tây Bắc), với tên gọi đình thần Long Mỹ. Năm 1815, ngôi đình bị cháy. Sau đó, được xây dựng lại, đổi tên thành đình Bình Mỹ, theo tên của thôn Bình Mỹ, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang. Năm 1890, đình được dựng lại, sau khi bị cháy lần thứ 2.
Cố nhân sĩ Lương văn Lựu
LƯƠNG VĂN LỰU
1916- 1992
Biên Hòa là vùng đất địa linh nhân kiệt, biết bao công trình tim óc của của những bậc tài danh đã làm giàu cho quê hương xứ Bưởi. Về lãnh vực văn chương chúng ta biết đến Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, Bình Nguyên Lộc và Nguyễn Tất Nhiên. Là người Biên Hòa, chúng ta không thể không nhắc đến một nhân sĩ, một nhà văn đã dành hết phần đời của mình trong việc biên khảo và nghiên cứu cho nền văn học, lịch sử của Tỉnh Biên Hòa. Đặc biệt với tác phẩm giá trị được nhiểu người biết đến “Biên Hòa Sử Lược” của cố Nhân sĩ Lương Văn Lựu.
Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương
Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.
18 thg 10, 2022
Chợ ở Bến Cỏ, Ô Lâm
Nếu không phải là người địa phương, sẽ chẳng ai biết bến cỏ nằm ở đâu. Gọi là “bến” cho sang, chứ thật ra, đó chỉ là khoảnh nước nhỏ, đủ để mấy chiếc xuồng quay trở đầu, tấp cỏ vào bờ.
Chúng tôi ghé xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sớm đến mức, bến cỏ lẫn chợ cỏ nơi đây chưa hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, một phụ nữ địa phương) cặm cụi bên xe nước giải khát. Vắng khách, chị kể chuyện đời mình. Từ xứ khác về đây lập nghiệp, sống cùng cha già và 2 con nhỏ, chị chứng kiến bao đổi thay của xóm cỏ. Đã có thời, người dân sống khỏe nhờ cỏ. Chợ cỏ Ô Lâm trở thành địa điểm nổi tiếng xa gần đối với nhiều người, nhất là những hộ chăn nuôi bò. Cực thịnh ắt sẽ suy, nghề dần mai một, đặc biệt là “giọt nước tràn ly” của đợt dịch COVID-19.
Chúng tôi ghé xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sớm đến mức, bến cỏ lẫn chợ cỏ nơi đây chưa hoạt động. Chị Nguyễn Thị Hạnh (32 tuổi, một phụ nữ địa phương) cặm cụi bên xe nước giải khát. Vắng khách, chị kể chuyện đời mình. Từ xứ khác về đây lập nghiệp, sống cùng cha già và 2 con nhỏ, chị chứng kiến bao đổi thay của xóm cỏ. Đã có thời, người dân sống khỏe nhờ cỏ. Chợ cỏ Ô Lâm trở thành địa điểm nổi tiếng xa gần đối với nhiều người, nhất là những hộ chăn nuôi bò. Cực thịnh ắt sẽ suy, nghề dần mai một, đặc biệt là “giọt nước tràn ly” của đợt dịch COVID-19.
Minh Giác cổ tự làng Bồ Mưng
Từ Nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn theo quốc lộ 1A về hướng Bắc đến đường số 1, Bồ Mưng 1, rẽ phải khoảng 500 mét là đến chùa Minh Giác. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm, tọa lạc tại xứ đất Bồ Minh, nay là thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.
Chùa Giác Minh sau khi trùng tu. Ảnh: H.S
Ông Nguyễn Đức Triêm, 80 tuổi hiện là Trưởng ban Hộ tự chùa Minh Giác kể, ngày trước, đây là ngôi chùa làng do tứ tộc tiền hiền của làng Bồ Mưng xây dựng (Nguyễn Lương, Nguyễn Đăng-Văn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đức). Ban đầu chùa được làm bằng tranh tre để thờ cúng chư vị Thành hoàng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)