Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.
16 thg 7, 2022
Lễ cầu an của người Tày
Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.
Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.
Tết nhảy của người Dao Tiền
Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.
Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.
Người Dao tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.
Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.
Khám phá vịnh Lan Hạ
Nằm ở phía Đông đảo Cát Bà thuộc Tp. Hải Phòng, vịnh Lan Hạ từng được ví như “một thiên đường bị bỏ quên”. Nhưng nay thì thiên đường ấy đã và đang làm ngạc nhiên tất cả những tín đồ xê dịch, yêu thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên.
Nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã chia sẻ một clip về vịnh Lan Hạ, ví nơi đây như thiên đường và kêu gọi du khách cần chú ý giảm thiểu tác hại với môi trường khi tới đây. Đoạn clip chỉ dài 1 phút nhưng tới nay đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt yêu thích. Hầu hết mọi người khắp nơi trên thế giới đều để lại bình luận ngạc nhiên, yêu thích và thậm chí có người còn hỏi “làm thế nào để tới được thiên đường có thật này”.
Nam tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio đã chia sẻ một clip về vịnh Lan Hạ, ví nơi đây như thiên đường và kêu gọi du khách cần chú ý giảm thiểu tác hại với môi trường khi tới đây. Đoạn clip chỉ dài 1 phút nhưng tới nay đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt yêu thích. Hầu hết mọi người khắp nơi trên thế giới đều để lại bình luận ngạc nhiên, yêu thích và thậm chí có người còn hỏi “làm thế nào để tới được thiên đường có thật này”.
Cung An Định
Cung An Định (số 97 đường Phan Đình Phùng, Tp. Huế) là công trình kiến trúc nghệ thuật của triều Nguyễn, mang trong mình sự giao thoa kiến trúc Á - Âu vô cùng độc đáo. Đây là một công trình kiến trúc khác biệt hoàn toàn giữa hàng trăm di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế hiện nay. Cung An Định là đại diện tiêu biểu cho trường phái kiến trúc tân - cổ điển ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cung An Định tiền thân có tên gọi là phủ Phụng Hóa - một công trình bằng gỗ nằm bên bờ dòng sông An Cựu. Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng vào năm 1917 cho con trưởng của mình - tức vua Khải Định - làm cung điện riêng sinh sống từ khi vua Khải Định còn là Thái tử đến ngày lên ngôi Hoàng đế. Sau ngày đăng quang, năm 1917, vua Khải Định sử dụng tiền riêng của mình bắt đầu cải tạo lại phủ Phụng Hóa theo lối hiện đại, biến phủ gỗ ban đầu trở thành một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất Việt Nam thời bấy giờ, đổi tên là An Định cung. Tiếp nối truyền thống từ đời trước, vua Khải Định trao lại cung An Định của mình cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Cung An Định tiền thân có tên gọi là phủ Phụng Hóa - một công trình bằng gỗ nằm bên bờ dòng sông An Cựu. Cung An Định được vua Đồng Khánh xây dựng vào năm 1917 cho con trưởng của mình - tức vua Khải Định - làm cung điện riêng sinh sống từ khi vua Khải Định còn là Thái tử đến ngày lên ngôi Hoàng đế. Sau ngày đăng quang, năm 1917, vua Khải Định sử dụng tiền riêng của mình bắt đầu cải tạo lại phủ Phụng Hóa theo lối hiện đại, biến phủ gỗ ban đầu trở thành một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nhất Việt Nam thời bấy giờ, đổi tên là An Định cung. Tiếp nối truyền thống từ đời trước, vua Khải Định trao lại cung An Định của mình cho hoàng tử Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Vẻ đẹp kỳ ảo của hang Gió
Từng được biết đến là một trong những thắng cảnh thu hút du khách hàng đầu Xứ Lạng, hang Gió (nằm trên địa bàn thôn Sao Thượng B, xã Sao Mai, huyện Chi Lăng) gây ấn tượng bằng vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo như: các con vật, dòng nước, hoa sen, rèm đá, thác nghiêng, chuông đá, măng đá, cột đá…
Hang có quy mô lớn, gồm 2 tầng chính và 1 tầng hầm, ít ngách phụ, tổng chiều dài khoảng 700 m, rộng từ 50 đến 70 m. Cửa hang nằm tại lưng chừng núi, gió thổi lồng lộng mát rượi. Bên trong hang khá tối nhưng tương đối bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, thoáng mát mang dáng dấp của vòm nhà thờ.
Đến với hang Gió, ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi trước mắt là những mỏm đá óng ánh như dát bạc, hay những nhũ đá với đủ hình dáng gợi lên sự liên tưởng lý thú cho người xem.
Hang có quy mô lớn, gồm 2 tầng chính và 1 tầng hầm, ít ngách phụ, tổng chiều dài khoảng 700 m, rộng từ 50 đến 70 m. Cửa hang nằm tại lưng chừng núi, gió thổi lồng lộng mát rượi. Bên trong hang khá tối nhưng tương đối bằng phẳng, đi lại dễ dàng. Vòm hang cao rộng, thoáng mát mang dáng dấp của vòm nhà thờ.
Đến với hang Gió, ta cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi trước mắt là những mỏm đá óng ánh như dát bạc, hay những nhũ đá với đủ hình dáng gợi lên sự liên tưởng lý thú cho người xem.
Vịt quay Tỳ Bà, vịt quay bóng đêm: món ăn mới lạ mang đậm tinh hoa ẩm thực truyền thống Xứ Lạng
Vịt quay Lạng Sơn được ví như “linh hồn” của ẩm thực Xứ Lạng. Dựa trên tinh hoa ẩm thực truyền thống, người dân Lạng Sơn đã sáng tạo ra những món vịt quay mới như: Vịt quay Tỳ Bà, vịt quay bóng đêm, vịt quay Tỳ Bà tứ vị… không chỉ vẻ ngoài lạ mắt mà còn đem lại hương vị cũng vô cùng hấp dẫn.
Để tìm hiểu về món vịt quay mới lạ này, chúng tôi có dịp trao đổi với anh Chu Văn Trọng (sinh năm 1986), tại cửa hàng của anh ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Anh Trọng chia sẻ: Gia đình tôi làm vịt quay gia truyền, tôi theo nghề đến nay cũng hơn chục năm. Bản thân tôi mong muốn đem đến những điều mới lạ, thu hút thực khách hơn nên tôi đã dựa trên công thức làm vịt quay truyền thống để sáng tạo ra các loại vịt quay mới như: vịt quay Tỳ Bà, vịt quay Tỳ Bà tứ vị, vịt quay bóng đêm… và được sự đón nhận từ đông đảo thực khách trong và ngoài tỉnh.
Để tìm hiểu về món vịt quay mới lạ này, chúng tôi có dịp trao đổi với anh Chu Văn Trọng (sinh năm 1986), tại cửa hàng của anh ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Anh Trọng chia sẻ: Gia đình tôi làm vịt quay gia truyền, tôi theo nghề đến nay cũng hơn chục năm. Bản thân tôi mong muốn đem đến những điều mới lạ, thu hút thực khách hơn nên tôi đã dựa trên công thức làm vịt quay truyền thống để sáng tạo ra các loại vịt quay mới như: vịt quay Tỳ Bà, vịt quay Tỳ Bà tứ vị, vịt quay bóng đêm… và được sự đón nhận từ đông đảo thực khách trong và ngoài tỉnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)