7 thg 3, 2022

Cắm trại ngắm lá đỏ ở xứ D'ran

Bước vào khu rừng toàn lá đỏ ở D'ran, nhóm của Xuân Thượng thấy như đang ở giữa trời Âu.

Nguyễn Xuân Thượng, sinh năm 1997, hiện sống và làm việc D'ran, chia sẻ về hành trình cắm trại ngắm lá đỏ, dành cho những du khách thích sự lãng mạn.

Nằm ngay cửa ngõ về Đà Lạt, xứ D'ran ở huyện Đơn Dương khá hoang sơ. Nếu ai từng đọc "Chuyện xứ D'ran xưa" của Lâm Trung Châu sẽ biết một D'ran mơ màng, nơi ai cũng từng nghe tên một lần nhưng để hình dung thì khó miêu tả.

D'ran có tên từ thời Pháp. Thị trấn có vị trí địa lý nằm giữa hai đèo D'ran và Ngoạn Mục. Do đó, người ta còn gọi D'ran là thị trấn lưng đèo. D'ran chưa nổi tiếng trong giới du lịch và huyện Đơn Dương cũng chưa phát triển như các huyện khác nên D'ran giữ được nhiều sự hoang sơ của thiên nhiên, con người chân chất.

Cảnh đẹp xứ Dran. Ảnh: Lạc Tour

6 thg 3, 2022

Đền Cùng - Giếng Ngọc, chốn tâm linh từ ngàn xưa ở Bắc Ninh

“Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.


Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…

5 thg 3, 2022

Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông

Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiênvẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.

Bánh củ mì của người Xơ Teng

“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.

Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.

Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.

Du ký Nghệ An trăm năm trước

Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, theo xu thế phát triển chung, nhu cầu hiểu biết, khám phá những vùng đất mới ngày càng tăng và trở thành động lực thúc đẩy hoạt động du lịch, đặc biệt với giới hữu sản và tầng lớp trí thức. Ghi dấu giai đoạn này có những du ký đặc sắc, trong đó có những trang du ký sinh động, ấm áp nghĩa tình về vùng đất Nghệ An non xanh nước biếc của đức Cha X., Phạm Quỳnh, Đào Hùng, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Thành Châu, Mai Hữu Khanh, Thanh Phong, Hồng Sơn, Vũ Tuân Sán…

Toàn cảnh đền Cuông. Ảnh: Sách Nguyễn

Một dòng chảy của lịch sử đô thị Vinh