11 thg 11, 2021

Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát

Tọa lạc ngay mặt đường Trần Phú (Bãi Dâu, TP. Vũng Tàu), chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát có địa thế tuyệt đẹp: lưng tựa Núi Lớn, mặt hướng biển. Ngôi chùa mang tên vị Bồ Tát là một trong những địa chỉ hành hương nổi tiếng không nên bỏ qua của phật tử và du khách bốn phương.

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát nhìn từ hướng biển.

Ngày Chủ nhật, tôi chạy xe theo đường Trần Phú để tìm đến chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát (170, Trần Phú). Mới 9 giờ sáng nhưng hàng chục ô tô du lịch đã đậu trước cổng chùa. Dọc bờ kè phía biển trước cổng chùa, nhiều nhóm du khách đứng ngắm biển, chụp hình lưu niệm.

Khám phá vẻ đẹp của Tu viện Bát Nhã

Tu viện Bát Nhã (thôn Vạn Hạnh, TT.Phú Mỹ) được Hòa thượng Thích Minh Hiển xây dựng vào năm 1954 với tên gọi Liên Trì tịnh xá. Tu viện nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, một không gian chan hòa trong thiên nhiên.

Thuyền Bát Nhã bên hông tu viện.

Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Trụ trì Tu viện Bát Nhã cho biết, năm 1966, tu viện bị chiến tranh tàn phá. Năm 1975, tu viện được xây dựng lại tại thôn Vạn Hạnh trên diện tích 8ha. Ban đầu tu viện chỉ là một am nhỏ, xung quanh được che chắn bằng tranh nằm lọt thỏm giữa rừng cây. Qua đợt đại trùng tu vào năm 1994, tu viện được xây dựng lại khang trang và đẹp đẽ gồm cổng tam quan, gian chánh điện, nhà giảng và nhà bếp. Bên trái là nhà tiếp khách và Tàng kinh các, nơi lưu giữ kinh thư, sách vở. Bên phải là nơi thờ phượng linh hương. Nơi đây hiện là nơi tu học, bồi dưỡng phật pháp thường xuyên của khoảng 20 thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chùa Bửu Quang vẻ đẹp cổ kính giữa phố thị

Có tuổi đời gần 90 năm, chùa Bửu Quang (khu phố Thanh Tân, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm. Những ngày đầu Xuân, du khách và người dân địa phương đến chùa dâng hương lễ Phật, cầu những điều tốt đẹp cho gia đình.

Thượng tọa Thích Thánh Biện, Trụ trì chùa Bửu Quang dâng hương lễ Phật.

Từ Bà Rịa, đi trên Quốc lộ 55, qua Trường CĐ Kỹ thuật-Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu (thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) khoảng 300 m, nhìn hướng bên phải sẽ thấy con hẻm dẫn vào chùa Bửu Quang.

Tượng đài Chiến thắng Bình Giã

Tượng đài chiến thắng Bình Giã (Quốc lộ 56, TT.Ngãi Giao, huyện Châu Đức) là nơi ghi dấu trang sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Bức phù điêu thể hiện sự phối hợp chiến đấu và chiến thắng trong chiến dịch Bình Giã của quân và dân ta.

Bình Giã là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ - Ngụy trong chiến tranh đặc biệt. Cuối năm 1964, bộ đội chủ lực miền phối hợp với bộ đội và du kích địa phương tổ chức chiến dịch Bình Giã và giành được thắng lợi vang dội, góp phần quan trọng phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy. Cụ thể, lực lượng quân giải phóng đã tiêu diệt 1.700 tên địch, trong đó có 60 cố vấn Mỹ, 50 sĩ quan ngụy; bắt sống 293 tên, trong đó có 3 cố vấn Mỹ; phá hủy 45 xe các loại, loại khỏi vòng chiến đấu 56 máy bay; thu trên 1.000 súng các loại; 100 máy thông tin và nhiều quân trang quân dụng.

9 thg 11, 2021

Phật Tích Tòng Lâm vẻ đẹp diệu kỳ

Phật Tích Tòng Lâm tọa lạc tại quốc lộ 51 huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai hướng về Vũng Tàu. Nói đến Phật Tích Tòng Lâm là phải nói đến sự linh thiêng, vẻ đẹp diệu kỳ, đặc biệt với những vườn tượng mô tả nét lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đản-sinh đến Niết-bàn.

Vì sao gọi là Phật Tích Tòng Lâm? Phật tích nghĩa là cảnh Phật cổ xưa, tích xưa. Tòng Lâm là chỗ của chúng Tăng tụ họp, tức là chỗ Tăng chúng yên ở, cũng gọi là Thiền lâm hay Thiền viện, đều là những nơi thanh tịnh để cho chúng Tăng tu tập và thiền định. Nơi đó có rừng cây che mát, nhiều vô số, cũng có nghĩa là có vô số chúng Tăng hòa hiệp ở chung một chỗ mà tu hành.

Thuở đức Phật còn tại thế, thường cùng đệ tử nhóm ở nơi rừng Kỳ Đà, hoặc ở Trúc Lâm mà thuyết pháp, nên gọi những chỗ ấy là Tòng Lâm (Trung Quốc dịch). Già lam là tiếng Ấn Độ.

Thiền viện Thường Chiếu trong mắt tôi

Thiền viện có trong trí nhớ bản thân tôi từ lúc nhập môn đọc các trước tác của Sư ông Thích Thanh Từ như “Tu là chuyển nghiệp”, “ Y báo và chánh báo”, “Mê tín và chính tín”....

Thiền viện có trong trí nhớ bản thân từ lúc nhập môn đọc các trước tác của Sư ông Thích Thanh Từ như “Tu là chuyển nghiệp”, “ Y báo và chánh báo”, “Mê tín và chính tín”....

Trong các câu chữ gọn gàng giản dị, Hòa thượng lồng ghép nói về chốn thiền Thường Chiếu xa lắc trên miệt Trấn Biên, thời hoang sơ đầy lồ ô, tre trúc và lau sậy, sỏi đá...Ngài cùng chư tăng lao tác kiên trì dựng cảnh tự rồi phát triển thành chốn thiêng có tiếng ở phía Nam của Thiền tông.