15 thg 9, 2020

Di tích Nhà Mồ Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. 

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên 

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương. 

14 thg 9, 2020

Khám phá hang Chà Lòi

Nhắc tới “vương quốc hang động Quảng Bình”, hầu như ai cũng nghĩ đến hệ thống hang động kỳ vĩ Sơn Đoòng, song, ít ai biết được rằng, dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy cũng có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ.

Hệ thống hang động Chà Lòi tại Lệ Thủy nằm bên cạnh Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách trung tâm Đồng Hới tầm 40km theo hướng Tây Nam. Nơi đây đã từng in dấu chân của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy cho tới tận bây giờ người dân huyện Lệ Thủy nơi có hệ thống hang động này nằm trên địa bàn luôn luôn tự hào khi nhắc đến.

Từ bên ngoài nhìn vào, Chà Lòi vẫn chưa thực sự hấp dẫn bởi cửa hang khá nhỏ, chỉ rộng khoảng 4
m2. Thế nhưng bạn đừng vội thất vọng, vì sâu trong hang mới là một “mê cung thạch nhũ” đang chào đón bạn. Len lỏi qua cửa hang nhỏ hẹp là một thế giới hang động rộng thênh thang, cao lớn và hùng vĩ, như một lời chào đón bạn với vùng đất của vẻ đẹp huyền ảo, diệu kỳ. 

Dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi. Ảnh: Lý Hoàng Long

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. 

Một bãi tắm nằm trong hệ thống suối Tiên. Dòng nước ở đây xanh mát chảy từ trên cao xuống. Vì mới được khai thác nên suối Tiên trở thành điểm đến của nhiều người thích khám phá 

Từ TP. Huế chạy xe máy theo quốc lộ 1A, mất chừng hơn 1 giờ di chuyển khoảng 50km, theo hướng vào Đà Nẵng. Khi vừa qua khỏi hầm Phước Tượng, rẽ phải băng qua những cánh rừng tràm vi vút, hồ Thủy Yên hiện ra trước mắt.

Độc đáo với team building ở A Nôr

Lúc xe đang vượt đèo A Co (A Lưới), người tổ chức tour giới thiệu, team building (các trò chơi tập thể) lần này sẽ rất khác biệt, không chỉ giúp du khách gắn kết với nhau, mà còn là sự trải nghiệm và khám phá văn hóa độc đáo của A Lưới, hòa mình vào cảnh sắc, thiên nhiên ở làng du lịch cộng đồng A Nôr... 

Hướng dẫn làm bánh A Quát 

Nơi đây chỉ cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía Đông Bắc, có thác A Nôr với diện tích trên 10ha, mây mù bao phủ quanh năm.

Ngắm hoàng hôn từ tháp cao Điều Ngự

Huế có 4 ngôi chùa là quốc tự, 3 ngôi chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng ở kinh thành, riêng Túy Vân mãi tận Tư Hiền. Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần qua vùng đầm Cầu Hai, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho lập một cái am nhỏ làm nơi cầu phúc. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó nâng cấp thành chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dựng lại chùa và hơn 10 năm sau hoàn chỉnh, gồm một chùa (Thánh Duyên), một gác (Đại Từ) và một tháp (Điều Ngự). 

Vọng cảnh Tư Hiền, Cầu Hai từ tháp Điều Ngự là trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng

Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”. 

Bánh lọc, nước mắm mặn và ớt cao sản. Ảnh minh họa 

Thịt heo và tôm chua là sự kết hợp “cổ điển” của ẩm thực Huế, nếu là thịt ba chỉ thì lại càng ngon. Mỗi khi nhà tôi được tặng một thẩu tôm chua, mẹ lại cất công ra chợ mua vài lạng thịt heo về chế biến. Món ăn tuy đơn giản nhưng hao cơm vô cùng, dùng thêm với cơm nóng thì cay “tới nóc”. Thịt heo luộc ăn kèm với nước mắm chanh ớt cũng ngon nhưng đi cùng con tôm mặn mà, rực rỡ mới thật sự tôn vinh được cái béo ngọt và quyến rũ của thịt heo.