9 thg 6, 2020

Sao sáng sông Trà

Chí sĩ yêu nước Lê Ngung là một trong những ngôi sao sáng ở vùng đất sông Trà. Tài liệu lịch sử đã viết: Lê Ngung là một trong 284 Anh hùng của Việt Nam. Bảo tàng Tổng hợp tỉnh hiện đang làm hồ sơ đề nghị công nhận mộ và đền thờ Lê Ngung là di tích lịch sử cấp tỉnh, như là cách để nhắc nhớ thế hệ hôm nay và mai sau về một con người có tấm lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất. 

Chuyện ông Tú Ngung 


Chúng tôi tìm về xã Bình Thanh (Bình Sơn), nơi tọa lạc mộ và nhà thờ Lê Ngung. Qua lời kể của ông Lê Thanh Hùng, cháu đời thứ 3 của cụ Lê Ngung, mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng yêu nước thương dân, sự hy sinh cao cả của cụ Lê Ngung. 

Nhà thờ chí sĩ yêu nước Lê Ngung. 

8 thg 6, 2020

Cá lăng om chuối đậu

Cá lăng là loại cá nước ngọt sinh sống chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy” (5 loại thủy sản quý nhất gồm cá Anh vũ, cá Dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng). Thịt cá lăng có thể chế biến được nhiều món ăn mà trong đó không thể không nhắc đến đó là món cá lăng om chuối đậu vô cùng hấp dẫn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá lăng có nhiều tác dụng tốt đến cơ thể con người với lượng protein lớn.Tuy nhiên lượng chất béo trong cá lại rất ít nên tốt cho sức khỏe, cùng với lượng omega 3 cao trong thịt cá sẽ giúp cho tim mạch.

Món cá lăng om chuối đậu thường ăn kèm với bún. 

Độc đáo gùi 'Tà lắt 3 ngăn' của người Cơ tu

Các loại dụng cụ như gùi (dòng), tà lắt, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông lâm sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ tu miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 

Một du khách Nga thích thú mang thử chiếc gùi của phụ nữ Cơ tu. Ảnh: T.S 

Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.

Rừng Tràm Vị Thủy – Khu du lịch sinh thái Việt Úc Hậu Giang

Rừng tràm Vị Thủy là một trong những điểm đến nổi bật nhất ở Hậu Giang nói riêng và của vùng miền Tây nói chung. Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Vị Thủy thuộc xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Vị Thanh khoảng 9 km về hướng Đông Nam, có diện tích khoảng 145ha.
Rừng tràm Vị Thủy được đánh giá là nơi có hệ sinh thái đất ngập nước ngọt độc đáo nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng với khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Nơi đây từng được quản lý bởi Nông trường Cờ Đỏ. Đến năm 2007 đã được bàn giao cho Công Ty TNHH Việt – Úc đầu tư xây dựng thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn nên cái tên là khu du lịch sinh thái Việt Úc có từ đó.

Toàn cảnh khu du lịch

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu

Kênh xáng Xà No là công trình lớn đầu tiên của Nam kỳ về đường thủy, có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho về đường bộ. Kênh xáng Xà No từ lâu được xem là con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu.

Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu Ảnh: Lý Anh Lam

Khu di tích Chiến Thắng Chương Thiện ở Vị Thanh – Hậu Giang

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện nơi ghi lại những bước thăng trầm của lịch sử tỉnh Hậu Giang trong cuộc chiến tranh với sự mất mát, hy sinh vì bình yên, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Di tích Chiến thắng Chương Thiện đã được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt và trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hậu Giang.

Toàn cảnh khu di tích Chiến Thắng Chương Thiện – Ảnh: Lý Anh Lam

Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9. Hiện tại, di tích phân bố tại 2 điểm: Phường V (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9.