Vào tháng 12/2002, nhằm chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới, cuộc
khai quật khảo cổ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã được tiến hành
tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, hà Nội
4 thg 1, 2020
Bí mật bên trong khu khảo cổ khổng lồ giữa Hà Nội
Những lớp đất ở khu di tích khảo cổ học 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long...
Bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất Việt Nam
Không gian có “một không hai” trong Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Vinahouse Space từ kiến trúc, nội thất đến nghệ thuật điêu khắc, tạo hình đều gợi nhớ đến một Việt Nam xưa trong ký ức xa xăm.
“Không gian nhà Việt Nam” (gọi tắt là Vinahouse Space)
nằm giữa con đường nối hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Hội An,
cách Hội An 5km về phía Tây và cách Đà Nẵng 25 km về phía Nam, thuộc xã
Điện Minh (Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích hơn 11.000 m2.
Ga Long Biên: Ga tàu nằm ở vị trí lạ lùng nhất Việt Nam
Khi đoàn tàu dừng ở sân ga này, những người đi đường ở tuyến phố cạnh ga có thể nhìn thấy các toa tàu "lơ lửng" ngay trên đầu mình.
Nằm ở đầu phía Tây của cầu Long Biên, ga Long Biên là một ga tàu hỏa có lịch sử lâu đời, đồng thời là nhà ga mang những đặc điểm "độc nhất vô nhị" của ngành đường sắt Việt Nam
Khu di tích Nguyễn Du lên phim
Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du có không gian văn hóa nhà vườn, là bối cảnh của phim tài liệu về đại thi hào Nguyễn Du.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du có diện tích hơn 4 ha, nằm bên quốc lộ 8B, thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, cách thành phố Hà Tĩnh 50 km.
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền, Tiên Điền vốn là vùng bãi bồi của sông Cả (sông Lam ngày nay), dân cư thưa thớt. Ông tổ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền là Nguyễn Nhiệm di cư từ Hà Tây vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 16. Hàng trăm năm sau, khi những hậu duệ của Nguyễn Nhiệm là Nguyễn Nghiễm (thân sinh Nguyễn Du) làm đến chức tể tướng trong triều đình, khu bãi bồi xưa kia trở thành một vùng trù phú, nơi đặt cội nguồn của gia tộc.
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền, Tiên Điền vốn là vùng bãi bồi của sông Cả (sông Lam ngày nay), dân cư thưa thớt. Ông tổ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền là Nguyễn Nhiệm di cư từ Hà Tây vào khai phá vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ 16. Hàng trăm năm sau, khi những hậu duệ của Nguyễn Nhiệm là Nguyễn Nghiễm (thân sinh Nguyễn Du) làm đến chức tể tướng trong triều đình, khu bãi bồi xưa kia trở thành một vùng trù phú, nơi đặt cội nguồn của gia tộc.
Thị xã Bình Minh và đặc sản du lịch Vĩnh Long
Chúng ta khá buồn trước câu hỏi: Đặc sản Vĩnh Long là gì? Tất cả đều lắc đầu. Sao vùng đất tiềm tàng nền văn hóa độc đáo cùng lịch sử đáng tự hào, với hàng trăm làng nghề, bạt ngàn vườn cây trĩu quả… lại không tìm ra một sản vật đặc biệt để mà khoe với du khách.
Thị xã Bình Minh sẽ trả lời cho câu hỏi này. Vấn đề là chúng ta sẽ làm gì để “đẩy” những đặc sản này lên thành “niềm thương nỗi nhớ” cho bao du khách phải tìm về đây và ở lại đây với một tình cảm thật tràn đầy.
Thị xã Bình Minh sẽ trả lời cho câu hỏi này. Vấn đề là chúng ta sẽ làm gì để “đẩy” những đặc sản này lên thành “niềm thương nỗi nhớ” cho bao du khách phải tìm về đây và ở lại đây với một tình cảm thật tràn đầy.
Thanh trà có hương vị thơm ngon mà trái cũng rất đẹp.
30 thg 12, 2019
Mộ của vua voi
Buôn Đôn và Bản Đôn
Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.
Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy.
Ở cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 km về phía Tây là một vùng đất từ lâu nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, gọi là Buôn Đôn. Nơi này xưa kia là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, nhưng sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.
Buôn Ðôn là tên gọi theo tiếng M'Nông và Ê đê, nghĩa là làng Ðảo, vì được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk có nhiều đảo nhỏ nổi giữa dòng nước ngày đêm cuồn cuộn chảy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)